Để những ngày cách ly toàn xã hội trở nên tuyệt vời nhất, hãy ăn những thực phẩm này thường xuyên
Tăng mức độ dopamine trong cơ thể của chúng ta hay tăng cường cảm giác hạnh phúc thông qua chế độ ăn uống là cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh do virus và SARS-CoV-2 cũng không loại trừ.
Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh được tìm thấy trong não phục vụ nhiều mục đích. Nó có liên quan đến trí nhớ, sự chú ý, năng suất và giảm cân cùng với vai trò quan trọng trong việc hạn chế hành vi bốc đồng và ngăn ngừa bệnh Parkinson.
Tăng mức độ dopamine trong cơ thể của chúng ta hay tăng cường cảm giác hạnh phúc thông qua chế độ ăn uống là cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh do virus và SARS-CoV-2 cũng không loại trừ.
Nhất là trong thời gian 15 ngày cách ly toàn xã hội, điều này lại càng cần thiết. Bởi lẽ, chúng ta không thể không bí bách khi xung quanh chỉ là 4 bức tường. Lâu ngày như vậy, bạn sẽ cảm thấy phát điên, thậm chí phát sinh nhiều suy nghĩ tiêu cực. Lúc này, tăng cường cảm giác hạnh phúc với các biện pháp ngay tại nhà, dễ dàng nhất là qua ăn uống, đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Khi mức độ dopamine cao, nó ảnh hưởng đến trung tâm khoái cảm trong não gây ra tâm trạng và động lực được cải thiện. Thiếu dopamine trong cơ thể chúng ta có thể dẫn đến thiếu nhiệt tình, trầm cảm, chân lạnh, giảm ham muốn tình dục, tinh thần mệt mỏi, thiếu tập trung… Chính vì thế, trong thời gian cách ly toàn xã hội, đừng quên bổ sung những thực phẩm tăng cường cảm giác hạnh phúc sau vào chế độ ăn uống của bạn:
Protein rất cần thiết để tăng mức độ dopamine trong cơ thể chúng ta. Tyrosine là một axit amin giúp xây dựng protein, do đó, giúp sản xuất dopamine.
Hạnh nhân lại là thực phẩm chứa nhiều tyrosine, đó là lý do tại sao nó được coi là món ăn nhẹ tốt nhất để sản xuất hormone hạnh phúc, giúp tăng cường cảm giác hạnh phúc trong cơ thể con người.
Chuối
Trái cây như chuối có chứa tyrosine cùng với một flavonoid được gọi là quercetin. Cả hai đều giúp sản xuất hormone hạnh phúc dopamine. Ngoài ra, chuối còn chứa nhiều vitamin giúp duy trì sức khỏe tốt cho não từ lâu đã được giới khoa học công nhận.
Các sản phẩm sữa như sữa tươi, sữa chua có chứa các axit amin quan trọng như phenylalanine, tyrosine và mergenolone. Chúng là các khối xây dựng của dopamine cũng như các hormone thiết yếu trong cơ thể. Điều tốt nhất là những sản phẩm này luôn dễ dàng có sẵn nên hãy tăng cường uống sữa trong thời gian này nhé!
Video đang HOT
Cá
DHA hoặc Docosahexaenoic là loại axit béo omega-3 chủ yếu được tìm thấy trong cá như cá hồi, cá thu, cá mòi và cá trích. DHA giúp cải thiện mức độ dopamine trong cơ thể cùng với điều trị các tình trạng y tế như ADHD và chứng mất trí. Do đó, tăng cường ăn cá trong thời gian này cũng giúp bạn hạnh phúc hơn.
Cà phê
Cà phê có chứa caffeine được biết là hoạt động như một chất kích thích của hệ thống thần kinh trung ương. Điều này là do caffeine giúp giải phóng dopamine trong não gây ra sự tỉnh táo và tập trung. Trà, trà xanh (có caffeine) và sô cô la đen cũng là những nguồn caffeine tốt nhất giúp tinh thần minh mẫn, gia tăng cảm giác hạnh phúc.
Nho
Nho có chứa một chất chống oxy hóa quan trọng được gọi là resveratrol giúp tăng mức độ dopamine trong não. Chất chống oxy hóa cũng giúp ngăn ngừa sự chết của tế bào bằng cách giảm căng thẳng oxy hóa trong cơ thể.
Quả việt quất
Chúng rất giàu flavonoid, anthocyanin và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ sức khỏe của não và điều chỉnh việc sản xuất dopamine. Quả việt quất cũng giúp ngăn ngừa bệnh Parkinson bằng cách giảm căng thẳng oxy hóa ở vùng chất đen (substantia nigra) thuộc khu vực não giữa và thể vân (striatum).
Rau bina
Rau bina hoặc các loại rau lá xanh khác chủ yếu được biết đến để sản xuất serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh tương tự như dopamine. Chúng cũng được đóng gói với tyrosine đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích mức độ dopamine trong não.
Nấm
Uridine trong nấm giúp khôi phục mức độ dopamine trong não. Nó đóng một vai trò tích cực trong việc tổng hợp các thụ thể dopamine mới cùng với việc cải thiện trí nhớ và sự tỉnh táo. Nấm cũng giúp điều trị các tình trạng liên quan đến sức khỏe tâm thần như trầm cảm và thay đổi tâm trạng.
Yến mạch
Yến mạch rất giàu carbohydrate phức tạp điều chỉnh việc sản xuất tryptophan, một loại axit amin giúp sản xuất serotonin. Chất dẫn truyền thần kinh serotonin còn được gọi là hormone hạnh phúc giúp điều chỉnh tâm trạng, kết nối cảm xúc, sự thèm ăn…
Ngoài danh sách 10 thực phẩm hàng đầu giúp tăng cường cảm giác hạnh phúc, các loại thực phẩm khác cũng có công dụng tương tự mà bạn nên bổ sung thường xuyên trong những ngày cách ly toàn xã hội chỉ được ở trong nhà là chính. Danh sách bao gồm: Trứng, dưa hấu, các loại hạt như quả hồ trăn, hạt bí ngô, các sản phẩm từ đậu nành, rượu vang, dầu ôliu, bông cải xanh…
Bổ sung thêm một số cách giúp cải thiện mức độ dopamine
Thời gian này, khi cả thế giới đang chủ trương với biện pháp ở trong nhà là chính là quyết tâm dập dịch Covid-19, việc ăn uống chắc chắn cũng bị nới lỏng những quy tắc nhất định. Điều này có thể khiến bạn đánh mất hết mục tiêu của mình trong việc xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh, nhất là giữ cho bản thân luôn phấn khởi, sống tích cực. Bên cạnh việc ăn thực phẩm tăng cường cảm giác hạnh phúc, bạn cần chú ý một số điều sau trong lối sống, sinh hoạt hàng ngày của mình.
- Giảm chất béo bão hòa như bơ và dầu dừa.
- Tăng men vi sinh.
- Ăn chế độ ăn giàu protein,
- Tập thể dục mỗi ngày đều đặn, đặc biệt là thể dục nhịp điệu với những bài tập có thể thực hiện ngay trong nhà.
- Ngủ đủ giấc.
- Nghe nhạc thường xuyên.
- Nhận đủ vitamin D qua ánh sáng mặt trời buổi sáng.
- Thực hiện các bài tập yoga hoặc thiền.
- Thực hiện các bài massage tại nhà cho nhau.
HH
Khiêu vũ tốt cho sức khỏe tinh thần
Trị liệu tinh thần dựa trên khiêu vũ, sự di chuyển của cơ thể (dance/movement therapy) có tác dụng thúc đẩy tinh thần, cảm giác hạnh phúc cũng như cải thiện sức khỏe thể chất nói chung - theo nghiên cứu gần đây.
Liệu pháp này xem việc di chuyển của cơ thể là hoạt động trọng tâm của con người và khẳng định mối liên hệ tương hỗ liên tục giữa thân thể và tinh thần của chúng ta.
Liệu pháp này có thể được kết hợp với âm nhạc hoặc không cần đến âm nhạc, thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm, cặp đôi. Các chuyên gia trị liệu đôi khi cũng khiêu vũ với khách hàng của mình để quan sát diễn biến của họ.
Các cụ ở Hà Nội tập khiêu vũ ngoài công viên - Ảnh minh họa
1 - Khiêu vũ mang lại tác dụng tích cực với suy nhược tinh thần
Khiêu vũ làm dịu trạng thái cảm xúc và mang lại cảm giác vui vẻ, giúp giảm stress và lo lắng.
Khiêu vũ can thiệp vào sự tương tác thân - tâm, khả năng điều chỉnh cảm xúc thông qua các tư thế và cử động của thân người.
Các cử động này đánh thức cảm nhận và cảm xúc, giúp chúng ta nhìn thấy nhiều khả năng trong một tình huống nhất định. Các cấu trúc trong cử động mới và cũ trong bài tập giúp thân thể vững vàng hơn, thấu hiểu hơn về bản thân mình cũng như môi trường xung quanh.
Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy khiêu vũ mang lại tác dụng tích cực trong điều trị suy nhược tinh thần, trầm cảm ở người trưởng thành.
2 - Tốt cho người bị bệnh Parkinson
Về cơ bản, khiêu vũ có liên quan đến việc học một chuỗi các bước chân và cử động trong không gian, kết hợp với âm nhạc. Nói cách khác, môn vận động này đòi hỏi sự tham gia của thể chất và sự tư duy nên giúp cải thiện cơ, sức mạnh và sự cân bằng, sự phối hợp cũng như trí nhớ, khả năng chú ý và xử lý hình ảnh - không gian.
Khi so sánh tác dụng lâu dài của khiêu vũ (trong thời gian từ 6 - 18 tháng) với rèn luyện thể chất truyền thống, các chuyên gia thấy có nhiều sự cải thiện trong khả năng chú ý, trí nhớ ngôn ngữ và tính dẻo dai của não bộ (neuroplasticity) ở người trưởng thành khỏe mạnh.
Các nghiên cứu cũng phát hiện những cải thiện về trí nhớ, khả năng tư duy ở người cao tuổi bị suy giảm khả năng nhận thức nhẹ sau khi tham gia chương trình khiêu vũ trong 40 tuần.
Ở bệnh nhân Parkinson, can thiệp bằng khiêu vũ đặc biệt có lợi cho chức năng xử lý của não bộ - các quá trình giúp chúng ta lên kế hoạch, tổ chức và điều chỉnh hành động của mình.
3 - Làm thay đổi cấu trúc não bộ
Một phân tích mô tả từ 8 nghiên cứu khác nhau cho thấy sự thay đổi trong cấu trúc não bộ khi can thiệp bằng khiêu vũ như: dung tích khu vực hồi hải mã và hồi thái dương (liên quan đến trí nhớ), tăng lượng chất xám trong khu vực hồi trán (liên quan đến kiểm soát chuyển động) và sự nguyên vẹn của chất trắng trong khu vực thể chai (liên quan đến sự giao tiếp giữa hai bán cầu não).
Nhìn chung, các nghiên cứu đều gợi ý sử dụng khiêu vũ và liệu pháp khiêu vũ/di chuyển trong điều trị các rối loạn về thần kinh và tâm lý như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer và các rối loạn cảm xúc, tinh thần khác.
Đức Hòa
Theo World Economic Forum/Báo Giác ngộ
5 lưu ý giúp tập thể thao tại nhà hiệu quả để phòng dịch Covid-19 Những ngày cách ly toàn xã hội, phòng dịch Covid-19 bạn sẽ làm gì? Nhiều chị em chọn tập luyện các môn thể thao để nâng cao sức khỏe, giữ dáng, đẹp da. Cần lưu ý gì để tập luyện tại nhà cũng mang lại hiệu quả như khi đến phòng tập? Tập luyện thể thao thường xuyên, đúng cách sẽ giúp bạn...