Dễ như treo cổ trong đồn công an
Chỉ cần một sợi thắt lưng, một đoạn dây điện thoại hay một cái áo là bất kì ai cũng có thể treo cổ chết tại đồn công an…
Có một điều kỳ lạ là người dân rất dễ tự tử ở trụ sở công an. Điểm qua một số vụ việc đã xảy ra, có thể nhận thấy cách người dân chọn cái chết như sau: dùng áo, dùng thắt lưng hoặc dùng dây điện thoại bàn treo cổ.
Những cái chết của người dân ở cơ quan công an tạo ra dư luận rất xấu: Họ bị công an đánh chết rồi tạo dựng hiện trường giả. Và, cả việc chết ở nhà sợ con cháu không làm ăn được, dân tìm tới trụ sở công an chết cho tránh những quan niệm mê tín. Hoặc, trong quá trình bị giam, người dân quá ăn năn, hối cải nên tìm đến cái chết bằng treo cổ…
Dân chết kiểu gì, nguyên nhân chết ra sao đều có đầy đủ báo cáo, giám định pháp y, xử lí cán bộ. Nhưng…
Ngày 20.12, anh H. có dấu hiệu sử dụng ma túy bị công an phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An bắt về trụ sở.
Sáng hôm sau, cán bộ phát hiện anh H. treo cổ bằng thắt lưng của mình.
Ngày 15.2.2012, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương cũng ra kết luận về cái chết của anh Nguyễn Công Nhựt, một thủ kho tại công ty Kumho đóng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, cái chết của anh Nhựt là do treo cổ tự tử chết trong trụ sở công an.
Ngày 14.9.2012, tại trụ sở công an thị xã Long Khánh, người ta phát hiện anh Hồ Long Giang, 27 tuổi, chết ở tư thế treo cổ. Trước đó, lúc 16 giờ 30 cùng ngày anh Giang còn ăn cơm bình thường, nhưng đến hai giờ đồng hồ sau thì treo cổ tự tử…
Video đang HOT
Đó là những vụ việc được lượt qua trên các báo. Điểm chung của các thông tin kiểu này là, cơ quan công an đang điều tra, chờ kết luận và xử lí nghiêm cán bộ nếu có dấu hiệu hành hung, làm người dân chết.
Nhưng, câu hỏi đặt ra là tại sao người dân tự tử quá dễ ở trụ sở công an? Làm thế nào chỉ với cái áo, dây nịt và đoạn dây điện thoại là có thể chết dễ dàng đến thế.
Chưa kể, tư thế treo cổ cũng chưa được người có chức trách làm rõ: có không ít vụ việc chết tự tử mà tư thế treo cổ chỉ cao hơn một mét. Sợi dây cột lên cửa sổ mà người dân vẫn có thể tự tử được, trong khi chỉ cần nhún đầu gối thì cổ của họ đã cao hơn cửa sổ nhiều lần.
Những cái chết ở trụ sở công an luôn để lại những dấu hiệu bất thường và gây dư luận không tốt. Đã có rất nhiều lần, người dân kéo quan tài đến các cơ quan chức năng để mong mỏi tìm ra nguyên nhân cái chết của người thân họ tại trụ sở công an.
Có vụ việc bị phát giác, các đối tượng từng là công an, cảnh sát đánh chết người chỉ bị mức án không tương xứng với hành vi dã man của mình.
Có quá nhiều thắc khi người dân bị chết ở trụ sở công an như: tại sao ở nhà không chết mà tới công an thì chết? Tại sao trong nhà tạm giam, mọi thứ đều được nghiêm ngặt bảo vệ mà điều kiện để dân chết lại quá dễ?
Cách đây chưa lâu, một nghi can nữ chết trong nhà tạm giam, một đơn vị thuộc công an tỉnh Phú Yên thay vì báo cáo gia đình, đơn vị này đã cấp tập đem xác nghi can đi an táng.
Trở lại vụ việc anh H. treo cổ tự tử ở công an phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, một nguồn tin cho PV biết, anh H cao khoảng 1m65. Chiều cao của khoảng cách anh treo cổ ở tụ sở công an là 3 mét.
Ảnh: Nơi phát hiện anh H treo cổ
Theo các tài liệu pháp y, người chết do treo cổ sẽ có máu bầm tụ ở cổ và lưỡi thè ra. Còn người chết trước khi được treo cổ thì không có các biểu hiện này. Như vậy, để sáng tỏ nguyên nhân cái chết của anh H ngoài việc chờ kết quả giám định, người nhà vẫn có thể đánh giá qua cái nhìn bên ngoài thi thể anh H.
Những cái chết ở đồn công an xã phường, nếu không được chấn chỉnh và xử lí nghiêm thì sẽ càng khoét sâu khoảng trống vào niềm tin nhân dân đang còn rất ít đối với lực lượng này.
Theo Một thế giới
Lên tầng 72 tòa nhà Keangnam ăn trộm camera giám sát
Trên khu vui chơi ở tầng 72 của tòa nhà cao nhất nhì Việt Nam, một nhóm thanh niên đã lấy trộm thiết bị, camera rồi tự mang đến trả, đưa tiền hối lộ bảo vệ không trình báo công an.
Khoảng 8h ngày 15/10, anh Nguyễn Xuân Nam (nhân viên bảo vệ tòa nhà Keangnam) đến Đồn Công an số 1 trình báo tại tầng 72 xảy ra vụ trộm cắp tài sản. Theo anh Nam, khoảng 1h45 ngày 15/10, anh nhận được tin báo có 4 người khách đi lạc xuống tầng 62. Khi anh Nam đến thì chỉ còn 3 người là Thái Vân Nhã, Phạm Thị Thanh Tâm và Nguyễn Thị Huyền Trang. Anh được họ cho biết còn một người nước ngoài nữa là Thomas Burton đang đi loanh quanh, không thể liên lạc điện thoại được. Anh Nam cho phong tỏa 3 lối cầu thang bộ và tìm kiếm Thomas Burton nhưng không thấy nên đưa 3 người xuống tầng 1 viết tường trình lý do mục đích đi vào tòa nhà theo quy định.
Theo tường trình của Nhã, Trang và Tâm, cả nhóm lên tầng 72 và 73 của tòa nhà chơi từ 22h ngày 14/10. Khi đi lên do thang máy vẫn hoạt động mà không có người soát vé nên nghĩ là miễn phí. Sau khi xác định nhóm thanh niên này lậu vé lên tầng 72, anh Nam đã lập biên bản, yêu cầu trả 880.000 đồng tiền vé. Song cả nhóm không đủ tiền, anh Nam đã giữ chứng minh nhân dân và cho họ về lấy tiền.
Sau khi nhóm thanh niên trên ra về, bảo vệ phát hiện tại khu vực tầng 72 mất 2 đầu đọc đĩa chơi game hiệu Xbox 360; 1 camera hiệu Xbox 360 Kinnect; 1 đĩa chơi điện tử. Khoảng một giờ sau, nhóm thanh niên trên quay lại trong đó có cả Thomas Burton mang theo một ba lô có toàn bộ số tài sản bị mất tại tầng 72.
Nhã đưa lại chiếc ba lô trên cho anh Nam và xin lỗi vì Thomas đã lấy cắp tại tầng 72, đồng thời Nhã còn đưa cho anh Nam 2 triệu đồng đề nghị không đưa sự việc ra cơ quan công an. Anh Nam không chấp nhận nên đã đưa cả 4 người đến Đồn Công an số 1.
Tang vật vụ trộm.
Tại cơ quan công an, ban đầu Nhã khẳng định không dính líu gì đến vụ trộm, không biết Thomas lấy từ lúc nào, chỉ khi đến nhà Thomas thuê tại đường Trung Kính vay để trả tiền vé thì mới phát hiện chiếc ba lô đựng những tài sản này và yêu cầu Thomas mang đến trả lại. Từ lời khai của các nhân chứng đi cùng và lời khai của Thomas, sự việc đã được làm sáng tỏ.
Theo đó, rạng sáng 15/10, sau khi ngồi chơi trên tầng 73 của tòa nhà Keangnam, cả nhóm đi xuống tầng 72. Đi xung quanh thấy không còn ai do lúc này khu vui chơi đã ngừng hoạt động, Thomas nói đùa với Nhã, chiếc máy này chơi rất thích, nếu mang về nhà chơi còn thích hơn. Nhã không những không ngăn cản mà còn nói là có thể lấy được. Thomas không tin nên đã hỏi lại là có thật không và Nhã đã bảo Thomas "lấy đi". Thomas lấy một chiếc cho vào trong ba lô đeo trên vai đi vào chơi cùng Trang và Tâm.
Khi biết Thomas mới chỉ lấy một chiếc, Nhã đã bảo lấy thêm, nhưng Thomas nói ba lô đã đầy. Lúc này, Nhã đang cầm trên tay một chiếc camera và nói ba lô của Thomas vẫn còn rộng nên cho Nhã gửi chiếc camera này. Đây chính là chiếc camera Nhã đã lấy tại tầng 72.
Sau đó cả nhóm đi bộ xuống tầng 62, khi Thomas vào nhà vệ sinh thì thấy cả nhóm bị bảo vệ phát hiện nên đã trốn xuống tầng một và đi bộ về nhà. Khi được những người bạn Việt Nam gọi điện vay tiền để chuộc chứng minh nhân dân, Thomas nghĩ hành vi lấy máy chơi game đã bị lộ và sợ các bạn bị liên lụy nên đã mang trả lại số tài sản trộm cắp trên.
Theo tường trình của Trang, Tâm, Nhã đã lợi dụng việc bất đồng ngôn ngữ, bàn với Trang, Tâm đổ hết tội cho Thomas, kể cả việc lấy chiếc camera. Tuy nhiên qua đấu tranh với Nhã, trước chứng cứ và lời khai của các nhân chứng, Nhã đã phải thú nhận hành vi trộm cắp.
Theo An ninh thủ đô
Bán phụ nữ sang Trung Quốc làm nô lệ với giá 10 triệu đồng/người Với thủ đoạn hứa hẹn sang Trung Quốc làm việc lương cao, các đối tượng trong đường dây này đã lừa nhiều phụ nữ sang Trung Quốc bán làm nô lệ dưới danh nghĩa là cưới làm vợ. Cả nhà cùng tham gia đường dây mua bán người Ngày 19/9, Công an Tây Ninh cho biết đã khởi tố đối tượng Nguyễn Thị...