Đề nghị xử phạt 4 công ty du lịch liên quan tới vụ 100 khách ‘mất liên lạc’ ở Hàn Quốc
Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản kiến nghị UBND TP Hồ Chí Minh xử phạt nghiêm đối với 4 công ty du lịch liên quan tới vụ 100 khách du lịch “mất liên lạc” tại Hàn Quốc.
Sân bay Yangyang, Hàn Quốc – nơi 100 khách du lịch Việt Nam “mất liên lạc” khi đi du lịch hồi tháng 10/2021 (Ảnh: KTO)
Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản báo cáo UBND TP Hồ Chí Minh về kết quả kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc liên quan đến hơn 100 du khách “mất liên lạc” khi đi du lịch tại Hàn Quốc. Dựa trên các thông tin có được, Sở cũng đã chỉ đạo Thanh tra Sở kiểm tra, xác minh vụ việc và được biết 100 khách du lịch Việt Nam này đến từ nhiều công ty du lịch khác nhau. Các công ty lữ hành này đều ký hợp đồng vận chuyển với Hãng hàng không Công ty cổ phần Kovic Việt Nam – đơn vị duy nhất tổ chức chuyến bay đưa khách đến đảo Yangyang, tỉnh Gangwon.
Theo đó, trong số 100 khách du lịch “mất liên lạc”, Sở xác định có 32 khách của 4 công ty lữ hành trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Thanh tra Sở đã mời người đại diện pháp luật của các doanh nghiệp lữ hành này lên làm việc, thu giữ các hồ sơ liên quan. Sau đó, Thanh tra Sở Du lịch đã xác định hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính, hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND TP Hồ Chí Minh ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với 4 đơn vị này.
Video đang HOT
Theo quy định, tất cả 4 công ty lữ hành nói trên đều bị đề nghị xử phạt về hành vi “Để khách du lịch trốn ở lại nước ngoài hoặc trốn ở lại Việt Nam trái pháp luật” theo Nghị định 45 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Khung hình phạt cho hành vi này từ 80 triệu đồng đến 90 triệu đồng. Ngoài ra, cơ quan thanh tra của Sở cũng đề nghị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 tháng đến 18 tháng. Trong số 4 công ty lữ hành vi phạm này, có 2 công ty bị đề nghị xử phạt thêm hành vi “Không có hợp đồng lữ hành với doanh nghiệp, khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch theo quy định”. Theo Nghị định 45, hành vi này bị xử phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Đại diện Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết, để tránh hậu quả phát sinh, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh, Bộ Công an để xử lý các doanh nghiệp lữ hành vi phạm; tiếp tục phối hợp điều tra, triệt phá đường dây có dấu hiệu vi phạm nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng khách đi du lịch nước ngoài trốn ở lại, làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia và ảnh hưởng mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước.
Được biết, vừa qua, có khoảng 100 công dân Việt Nam “mất liên lạc” sau khi nhập cảnh Hàn Quốc với mục đích du lịch qua sân bay quốc tế Yangyang, tỉnh Gangwon. Theo đó, những hãng bay và các công ty du lịch có liên quan phải tạm dừng đưa khách du lịch đến đảo Yangyang, tỉnh Gangwon đến hết ngày 31/10/2022.
Theo Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO), Gangwon là một tỉnh miền núi phía Bắc của Hàn Quốc, cách thủ đô Seoul 110 km. Đây là điểm đến mùa đông nổi tiếng ở Hàn Quốc nhưng chưa được nhiều du khách Việt biết tới. Chính quyền Gangwon gần đây thực hiện nhiều chương trình xúc tiến du lịch tại Việt Nam, kết hợp với các địa phương như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh cùng nhiều địa phương khác. Trước đó, từ ngày 1/6/2022, khách du lịch Việt Nam theo đoàn từ 5 khách trở lên nhập cảnh tại sân bay quốc tế Yangyang theo công ty du lịch được chỉ định sẽ được hưởng chính sách miễn visa của tỉnh Gangwon, Hàn Quốc, với thời gian lưu trú tối đa 15 ngày.
Khách nội địa ngày càng chủ động đi du lịch tự túc
Tại Việt Nam, du khách nội địa đang chủ động tìm kiếm thông tin du lịch từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu tham vấn từ kinh nghiệm bạn bè và mạng xã hội.
Đáng chú ý, chỉ 1% số người được hỏi cho biết đã tìm kiếm thông tin qua các công ty du lịch.
Du khách tham quan chùa Vàm Ray, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (ITDR) về "Thúc đẩy thị trường khách du lịch nội địa trong bối cảnh mới" cùng một số kết quả khảo sát du khách Việt Nam năm 2022 (trong thời gian từ tháng 7 - 9/2022) có nhiều kết quả đáng quan tâm. Theo đó phần lớn người tham gia khảo sát chọn đi hình thức đi du lịch độc lập, tự tổ chức (79,12%) và 32,93% lựa chọn phương thức mua tour du lịch trọn gói.
Có 21% người được khảo sát muốn chọn mua các combo du lịch (chỉ gồm lưu trú và vé phương tiện), có thể qua công ty lữ hành hoặc qua các nền tảng trực tuyến. "Nhiều du khách Việt quan tâm đến các combo và có xu hướng tự liên hệ với đơn vị, cá nhân cung cấp combo. Điều này có thể là ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp lữ hành", đại diện Viện Nghiên cứu phát triển du lịch nhận xét.
Đáng chú ý, về việc sử dụng các phương tiện trong quá trình đi du lịch, tỷ lệ lựa chọn ô tô riêng là 56,2%, còn máy bay là 57,43%. Xu hướng này cho thấy việc du khách Việt Nam ngày càng chủ động đi theo nhóm nhỏ, với các điểm đến xa hơn và thời gian dài hơn.
Khách nội địa cũng đang chủ động tìm kiếm thông tin du lịch từ nhiều nguồn khác nhau, thay vì chỉ qua sự tư vấn trực tiếp của công ty lữ hành. Kết quả khảo sát của ITDR cho thấy, quảng cáo truyền miệng và kinh nghiệm cá nhân đang đóng vai trò lớn trong quyết định du lịch của khách nội địa. Cụ thể, 79,3% người được hỏi cho biết đã thông qua tham vấn bạn bè, người thân; 58,3% đã qua mạng xã hội; 40,9% qua các báo điện tử và website; 25,2% qua công cụ tìm kiếm trực tuyến... Theo khảo sát này, chỉ 1% tìm kiếm thông tin qua các công ty du lịch.
"Những sự thay đổi về hành vi tiêu dùng du lịch của người dân do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và là một vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp lữ hành, công ty du lịch phải cân nhắc nhiều trong thời gian tới... Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ trong việc tìm kiếm thông tin và ảnh hưởng tới quyết định du lịch là khá lớn. Vì vậy thời gian tới các công ty du lịch và các đơn vị quản lý điểm đến cần đầu tư và quan tâm nhiều hơn nữa trong lĩnh vực chuyển đổi số" - nghiên cứu của ITDR cho biết.
Để ứng phó với thách thức này, ITDR cho rằng các doanh nghiệp du lịch phải tận dụng tốt hơn những nền tảng trực tuyến, vốn là nơi có mức độ lan truyền thông tin rất nhanh, thay vì sử dụng các kênh truyền thống qua đối tác hay các đại lý. Thay vì các chương trình du lịch truyền thống mà khách du lịch có thể tự tổ chức dễ dàng, các doanh nghiệp lữ hành nên có đổi mới, sáng tạo trong cách tiếp cận điểm đến, di chuyển và sử dụng dịch vụ; Có các nhóm sản phẩm với nhiều điểm nhấn về trải nghiệm, phù hợp cho từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.
Bên cạnh các tour du lịch có tính đại chúng, các sản phẩm nghỉ dưỡng cao cấp; chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh; du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; du lịch thể thao cũng được nhiều du khách quan tâm.
Bộ Ngoại giao lên tiếng vụ 100 người Việt mất liên lạc ở Hàn Quốc Có khoảng 100 công dân Việt Nam mất liên lạc sau khi nhập cảnh Hàn Quốc với mục đích du lịch qua sân bay quốc tế Yangyang tỉnh Gangwon Ngày 25-10, trả lời câu hỏi của phóng viên về vụ việc một số khách du lịch Việt Nam mất liên lạc khi nhập cảnh vào Hàn Quốc qua sân bay Yangyang, tỉnh Gangwon,...