Đề nghị xử lý hành vi tham nhũng trong “chạy” chức, “chạy” quyền
Ông Vũ Thanh Bình, Cục Thi hành án Dân sự TPHCM, đề nghị luật cần bổ sung hành vi tham nhũng qua việc “chạy” chức, “chạy” quyền và các loại “chạy” án, “chạy” tội, “chạy” tuổi, “chạy” quy hoạch..
Ngày 20-9, Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM tổ chức hội thảo góp ý Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) gồm XI chương, 96 điều, đã mở rộng phạm vi áp dụng một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng đối với công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội do Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động đóng góp của nhân dân để hoạt động từ thiện.
Góp ý cho dự thảo luật, các đại biểu ở TPHCM cho rằng, việc mở rộng phạm vi áp dụng một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước và chỉ áp dụng với phạm vi như trên trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, vì thực tế, tình hình tham nhũng ở khu vực ngoài nhà nước đã và đang xuất hiện.
Ông Vũ Thanh Bình, Cục Thi hành án Dân sự TPHCM, đề nghị, luật cần bổ sung hành vi tham nhũng qua việc “chạy” chức, “chạy” quyền và các loại “chạy” án, “chạy” tội, “chạy” tuổi, “chạy” quy hoạch…
Theo ông Vũ Thanh Bình, các loại “chạy” này phải được xử lý, không thể chỉ trông chờ vào ý thức, văn hóa từ chức, bởi “đã đổ tiền vào “chạy” chức rồi, thì làm sao lại từ chức, làm gì có văn hóa từ chức.
Chuyển tải mong muốn của cử tri, ông Lê Minh Đức, Phó Trưởng Ban Pháp chế HĐND TPHCM cho biết, cử tri TP rất quan tâm đến tính công bằng trong công khai tài sản của cán bộ, công chức. Hiện nay, người dân thấy, việc công khai tài sản của một số lãnh đạo cấp cao, cấp tỉnh, thành phố, sở, ngành chỉ mang tính chất nội bộ, còn quần chúng nhân dân không biết. Vì thế, vấn đề là cần công khai như thế nào để người dân dễ dàng giám sát, công khai qua mạng có được hay không?
Phó Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM Đỗ Văn Đạo góp ý, nên công khai tài sản cán bộ, công chức lên trên website của các cơ quan, đơn vị để ai quan tâm thì đọc.
Ông Vũ Thanh Bình đề nghị, cần quy định theo hướng mở rộng đối với mọi cán bộ, công chức đều phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lần đầu.
Ông Đỗ Văn Đạo đồng tình với điều này, bởi hiện nay, nhiều người làm cán bộ phường mà tài sản đã mênh mông, tiêu xài thoải mái.
Video đang HOT
Các đại biểu ở TPHCM đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng chưa hiệu quả, chưa tạo được niềm tin trong nhân dân
Ông Lê Quang Hào, Sở Tư pháp TPHCM góp ý, quy định “xung đột lợi ích” chỉ giới hạn với lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn và người thân thích. Tuy nhiên, theo Luật Hôn nhân và Gia đình, người thân thích lại không bao gồm cha, mẹ, anh, chị, em của người bên vợ/chồng. Song trong thực tế, nhiều vụ án tham nhũng xảy ra liên quan đến những người này trong các hợp đồng mua bán thiết bị, mua bán thuốc, các hợp đồng xây dựng, dự án. Ông Lê Quang Hào đề nghị bổ sung các đối tượng nêu trên.
Các đại biểu cũng đề nghị phải có biện pháp hiệu quả hơn trong thu hồi tài sản tham nhũng, không để tình trạng tẩu tán tài sản, không còn tài sản để khắc phục hậu quả của tham nhũng.
Về việc bảo vệ người phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng, quy định trong dự thảo luật còn giao trách nhiệm này cho Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng và thực hiện theo Luật Tố cáo…
Theo Phó Trưởng Ban Pháp chế HĐND TPHCM, như vậy là chưa đủ, chưa cụ thể, chưa thể hiện trách nhiệm bảo vệ người tố cáo cũng như chưa tạo sự yên tâm cho người dân khi tố cáo tham nhũng.
Ông Lê Minh Đức đề nghị, cần quy định rõ khi tố cáo thì được bảo vệ thế nào, được khen thưởng ra sao, tránh tình trạng 1-2 phút sau khi tố cáo thì thông tin đã lộ lọt ra ngoài, còn người tố cáo rơi vào cảnh mất an toàn, bị trù dập.
Một vấn đề cử tri TPHCM quan tâm và bức xúc là tình trạng tham nhũng vặt.
“Tại sao một người giữ xe lại có thể làm được Chứng minh nhân dân trong một ngày? Tại sao một người làm photocopy lại có thể ra vô lấy được hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, còn người dân cầm giấy hẹn tới cũng chưa lấy được?” – Phó Trưởng Ban Pháp chế HĐND TPHCM Lê Minh Đức dẫn chứng thực trạng.
Ông Lê Minh Đức đề nghị, cần chấn chỉnh, xử lý tình trạng này. Đồng thời với xử lý cán bộ tham nhũng, ông Lê Minh Đức góp ý, cần có các biện pháp nâng cao ý thức của người dân, xử lý người đã gợi ý đút lót, đưa tiền cho cán bộ.
MẠNH HÒA
Theo sggp
Vẫn còn doanh nghiệp sân sau đấu thầu dự án, thâu tóm đất công
Hơn 1,1 triệu bản kê khai, tài sản thu nhập năm 2018, nhưng chỉ có 44 trường hợp được xác minh và phát hiện chỉ 6 trường hợp vi phạm.
Ngày 14-9, thẩm tra báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) 2018 của Chính phủ, UB Tư pháp của Quốc hội đã nhận định: công tác PCTN đã đạt được kết quả tích cực.
Trước đây, từng có quan điểm "tham nhũng vẫn ổn định". Còn trong báo cáo thẩm tra, UB Tư pháp nhận định rằng: "Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm".
Chủ nhiệm UB Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trong báo cáo thẩm tra cho rằng: vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, đòi hối lộ trong quá trình giải quyết công việc đối với người dân, doanh nghiệp.
Lấy cơ sở xử lý nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, nhiều vụ vi phạm liên quan đến cán bộ cao cấp, sĩ quan cao cấp trong Công an, Quân đội, kể cả cán bộ đã nghỉ hưu... UB Tư pháp nhận định công tác PCTN "đã thể hiện nhất quán quan điểm "nói đi đôi với làm", "không có vùng cấm", "không có ngoại lệ".
Tuy vậy, UB Tư pháp cho rằng báo cáo mới chỉ nêu ra một số cơ quan, đơn vị, địa phương làm tốt mà chưa chỉ ra được cơ quan, đơn vị, địa phương nào chưa làm tốt công tác PCTN.
"Một số hạn chế tồn tại qua nhiều năm nhưng chưa có giải pháp khắc phục triệt để", UB Tư pháp cho hay.
Bên cạnh những vấn đề về xây dựng, hoàn thiện thể chế, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN có nhiều điểm đáng ghi nhận, UB Tư pháp còn chỉ ra nhiều hạn chế.
Chẳng hạn như việc một số bộ, ngành, địa phương chậm ban hành thủ tục hành chính, ban hành chưa đúng quy định, nhiều thủ tục hành chính chưa thực sự hợp lý nhưng mức độ cải thiện còn hạn chế.
"Vẫn còn tình trạng "giấy phép con", tình trạng nhũng nhiễu, đòi hối lộ trong quá trình giải quyết công việc đối với người dân, doanh nghiệp còn diễn ra nhưng việc xử lý trong một số trường hợp vi phạm chưa nghiêm, gây bức xúc trong dư luận", UB Tư pháp nêu.
Tình trạng dư thừa cấp phó; bổ nhiệm nhiều cán bộ trước khi nghỉ hưu, bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn theo quy định cũng được đề cập. Cạnh đó, việc không công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm giải trình cũng là vấn đề đáng quan tâm. "Một số văn bản quy định về danh mục bí mật Nhà nước chậm được sửa đổi, trong khi đó một số bộ, ngành vẫn sử dụng văn bản này để không công khai nhiều thông tin mà theo quy định của Luật phải công khai", UB Tư pháp nêu.
Đặc biệt, với hơn 1,1 triệu bản kê khai, tài sản thu nhập năm 2018, nhưng chỉ có 44 trường hợp được xác minh và phát hiện chỉ 6 trường hợp vi phạm. Trong khi đó, vẫn theo báo cáo thẩm tra, phản ánh của báo chí, cử tri cho thấy còn có nhiều trường hợp kê khai không trung thực, không kê khai, nhất là không kê khai khi được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định... nhưng chưa bị xử lý hoặc xử lý không nghiêm đã cho thấy việc tổ chức thực hiện còn hình thức, nhiều hạn chế.
Một vấn đề quan trọng khác là: Mặc dù Luật PCTN đã quy định người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu không được tham gia thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp, không được để người thân thích kinh doanh trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực mình trực tiếp phụ trách... nhưng qua giám sát, phản ánh của dư luận, cử tri và báo chí cho thấy, việc thực hiện các quy định này còn chưa nghiêm.
"Có biểu hiện "nhóm lợi ích", móc ngoặc giữa khu vực nhà nước và doanh nghiệp tạo "sân sau", "công ty gia đình", dùng ảnh hưởng của mình để đấu thầu cho các dự án, thâu tóm đất công, cho vay sai nguyên tắc, rút tiền của nhà nước...", UB Tư pháp nêu và đề cập cả vấn đề cán bộ, công chức đi nước ngoài nhiều lần, theo từng đoàn không đúng quy định.
Báo cáo của Chính phủ cho hay năm 2018 có 29người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng bị xử lý. Còn UBTP cho rằng, việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, chưa tương xứng với các vụ việc, vụ án tham nhũng bị phát hiện, xử lý, có dấu hiệu bỏ lọt việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu.
CHÂN LUẬN
Theo PLO
Xác minh 2 căn hộ của ông Đinh La Thăng ở Mỹ Đình Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội xác minh 2 căn hộ của ông Đinh La Thăng ở Mỹ Đình để phục vụ thi hành án. Ông Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN) sau khi nhận mức án 30 năm tù cho 2 bản án, còn phải khắc phục hậu quả số tiền hơn 600 tỷ...