Đề nghị xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm
Bộ LĐ-TB&XH đang đề nghị xây dựng Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm để góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Xây dựng sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm để góp phần thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội
Thiếu đồng bộ hạn chế việc chia sẻ dữ liệu
Tại báo cáo đánh giá tác động của chính sách, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm, chia sẻ thông tin, giám sát việc thanh toán, chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ của Ngành đã tạo sự minh bạch, rõ ràng trong quản lý điều hành và đặc biệt giúp nâng cao năng lực hiệu quả trong công tác phục vụ người dân và đơn vị sử dụng lao động.
Hiện tại, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xây dựng được một số các cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ quản lý nghiệp vụ chuyên ngành của các cơ quan bảo hiểm từ Trung ương tới địa phương, được cài đặt tập trung tại Trung tâm dữ liệu của Ngành, cơ bản đáp ứng yêu cầu của hệ thống và người sử dụng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ngành Bảo hiểm xã hội chưa có cơ sở dữ liệu dùng chung cho tất cả các ứng dụng trong toàn Ngành, các phần mềm sử dụng một hoặc nhiều cơ sở dữ liệu để phục vụ nghiệp vụ của người dùng gây ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Nếu giữ nguyên hiện trạng hiện nay, thời gian tới, các nghiệp vụ tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm càng ngày càng nhiều. Khi không có các quy định về việc xây dựng, thu thập dữ liệu sẽ có sự chồng lấn và cát cứ.
Nguồn lực xây dựng Chính phủ điện tử sẽ bị ảnh hưởng lớn. Với đặc thù dữ liệu của ngành bảo hiểm xã hội rất lớn nên thu thập dữ liệu theo quy trình, mục đích khác nhau sẽ dẫn tới những sai lệch nhất định, dữ liệu sẽ phụ thuộc lớn vào đặc thù của quy trình nghiệp vụ sẽ không thể được tích hợp sử dụng được.
Điều này sẽ dẫn tới các “ốc đảo” dữ liệu và việc chia sẻ dữ liệu sẽ rất hạn chế. Việc triển khai các biện pháp để xử lý, tái cấu trúc sau này sẽ khó khăn và tốn kém chi phí hơn rất nhiều.
Số hóa dữ liệu góp phần cải cách thủ tục hành chính
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến 2025 với mục tiêu hoàn thiện nền tảng Chính phủ điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng.
Như vậy, để góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; cải cách hành chính tiến đến Chính phủ số, Chính phủ điện tử thì việc việc xây dựng Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm là thực sự cần thiết.
Cũng theo cơ quan soạn thảo, nội dung của chính sách gồm: Quy định việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; quy định việc khai thác, sử dụng, chia sẻ và kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; quy định việc quản lý nhà nước cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.
Về giải pháp thực hiện, đối với việc xây dựng cơ sở dữ liệu, dự thảo Nghị định quy định các nội dung liên quan đến thu thập các thông tin trong cơ sở dữ liệu; việc cập nhật thông tin cũng như duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.
Đối với việc khai thác, sử dụng, chia sẻ và kết nối, dự thảo Nghị định quy định cụ thể về các đối tượng, phạm vi được khai thác và sử dụng; quy định việc kết nối chia sẻ phải đảm bảo theo quy định của pháp luật về kết nối và chia sẻ dữ liệu số.
Hiện nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xây dựng được một số các cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ quản lý nghiệp vụ chuyên ngành. Đây là những cơ sở dữ liệu có tính chất nền tảng cho việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.
Theo An Ninh Thủ Đô
Pháp: Lộ dữ liệu cá nhân của 130.000 hiến binh
Bộ Nội vụ Pháp ngày 3/9 đã mô tả việc rò rỉ dữ liệu cá nhân của 130.000 hiến binh trên trang web Vetigend của một nhà cung cấp quần áo cho quân đội là 'cực kỳ đáng tiếc'.
Lực lượng hiến binh Pháp
Một nhà cung cấp quần áo cho lực lượng hiến binh Pháp đã vô tình để mở cổng truy cập trực tuyến cơ sở dữ liệu cá nhân của khoảng 130.000 hiến binh.
Các tập tin được lập từ năm 2018 bao gồm tên, ngày sinh và nơi cư trú của những người này, theo báo Le Dauphiné.
Sai lầm được phát hiện vào ngày 23/8/2019. Ngay sau đó, lực lượng hiến binh quốc gia Pháp đã yêu cầu nhà cung cấp trang phục cho quân đội rút khẩn cấp danh sách trên xuống và đóng cửa ngay lập tức trang web Vetigend.
Để phòng ngừa, trang web Vetipol, chuyên cung cấp quần áo cho lực lượng cảnh sát Pháp dù không bị ảnh hưởng bởi vụ rò rỉ trên, cũng đã được đặt trong tình trạng ngoại tuyến, tức cắt kết nối Internet.
Bộ Nội vụ Pháp đã đánh giá sự cố này "vô cùng đáng tiếc".
"Vụ rò rỉ này ban đầu được xác định là do lỗi của một kỹ thuật viên tin học làm việc cho nhà cung cấp trang phục quân đội", Le Dauphiné dẫn nguồn tin riêng cho biết.
Ủy ban hiến pháp quốc gia Pháp đã mở cuộc điều tra để truy cứu danh sách những người đã truy cập vào danh sách bị rò rỉ này. Một cuộc kiểm toán nội bộ cũng được triển khai trong lực lượng hiến binh Pháp nhằm cải thiện tính bảo mật của các nhà cung cấp.
Theo PetroTimes
Xây dựng trục liên thông văn bản điện tử với doanh nghiệp Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các doanh nghiệp trực thuộc sẽ cùng nhau xây dựng trục liên thông văn bản điện tử. Qua đó, tích hợp dữ liệu và số hóa các hoạt động quản lý điều hành của ủy ban với doanh nghiệp, theo đúng yêu cầu, chỉ đạo và định hướng của Chính phủ. Ông...