Đề nghị xác định rõ quyền và trách nhiệm của Thủ tướng
Nhiều đại biểu đề nghị cần ghi rõ chức năng và quyền hạn của Thủ tướng để tăng tính trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ trước Quốc hội, trước dân, nhất là trong trường hợp phải xử lý các sự cố quan trọng.
Chiều 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Đại biểu Trịnh Ngọc Thạch cho rằng, hiện nay chức năng của Thủ tướng quá nhiều. “Tại sao lại giao nhiều việc cho Thủ tướng như thế, chẳng hạn quyết định thành lập trường đại học, lẽ ra nên giao cho Bộ trưởng GD&ĐT. Thủ tướng là lãnh đạo, nếu việc nhỏ nào cũng đẩy lên sẽ biến Thủ tướng thành người quản lý”, ông Thạch nói.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh.
Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh ví von, chức năng của Thủ tướng nhiều đến mức có thể có luật riêng về quyền của Thủ tướng. Nữ đại biểu đề xuất, trong dự án luật cần nêu rõ chức năng của Thủ tướng trong bổ nhiệm, cách chức cán bộ cấp dưới. “Việc bổ nhiệm, cách chức mà vẫn cứ phải xem xét qua bao nhiêu khâu thì còn làm được gì”, bà Khánh nhận định.
Đại biểu Nguyễn Doãn Khánh cùng chung quan điểm đề nghị phải làm rõ thực quyền của Thủ tướng, nhất là thẩm quyền về nhân sự, từ đó nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong cơ quan Nhà nước. Còn đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề xuất, khi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ban hành văn bản, chính sách hoặc có hành vi làm xâm phạm đến lợi ích của đất nước thì Thủ tướng có quyền đình chỉ mà không chờ phải xem xét có trái với Hiến pháp hay không.
“Đề nghị luật ghi rõ chức năng, quyền hạn của Thủ tướng để tăng tính trách nhiệm trước Quốc hội, trước dân, nhất là trong trường hợp phải xử lý các sự cố quan trọng”, đại biểu Bùi Thị An góp ý.
Với mục tiêu xây dựng Chính phủ gọn nhẹ, không bị phình to hay “đẻ thêm ghế”, nhiều đại biểu cũng đề xuất quy định cứng số lượng thành viên Chính phủ, số lượng cấp phó… Theo đại biểu An, những gì có thể quy định được ngay trong luật như số Bộ, số lượng, tên gọi các cơ quan ngang bộ…cần quy định cụ thể để tránh “co giãn” sau này.
“Cần cân nhắc khi đưa các dịch vụ công trực thuộc Chính phủ vì sẽ làm tăng thêm bộ máy và dễ chồng chéo với các bộ ngành, đây là đơn vị sự nghiệp, không phải cơ quan hành chính”, đại biểu Đỗ Doãn Khánh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Hoàng Thuỳ
Theo VNE
"Xã trường thọ" với gần 600 cụ già trên 80 tuổi
Nằm cách thành phố Phủ Lý gần 30km về phía Bắc, xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên, Hà Nam không chỉ nổi tiếng với làng ươm tơ Từ Đài mà còn được biết đến là "xã trường thọ" nhất vùng đồng bằng chiêm trũng Hà Nam.
Trong một lần về xã Chuyên Ngoại, chúng tôi được ông Phạm Văn Đình, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã "tiết lộ", xã Chuyên Ngoại vốn được mệnh danh là xã "trường thọ".
Những cụ già Chuyên Ngoại minh mẫn, khỏe mạnh.
Xã Chuyên Ngoại nằm cách thành phố Phủ Lý 30km về phía Bắc, dọc theo đê sông Hồng. Được sông Hồng ban tặng những dải phù sa màu mỡ, nơi đây được nhiều người biết đến với nghề ươm tơ tằm lâu đời. Nơi đây cũng chính là vựa cung cấp tơ tằm cho làng dệt lụa nổi tiếng Nha Xá. Nhưng từ nhiều năm nay, xã Chuyên Ngoại còn nổi tiếng "trường thọ", trong xã nhiều cụ đã ở cái tuổi "xưa nay hiếm" nhưng vẫn đốn tre, đan rổ. Có cụ đã hơn 100 tuổi nhưng vẫn đọc truyện Kiều bằng chữ nôm vanh vách...
Chúng tôi tìm đến nhà cụ Nguyễn Thị Quyền (sinh năm 1914). Năm nay cụ đã 101 tuổi nhưng vẫn còn rất minh mẫn và khỏe mạnh. Cụ Quyền thuộc hết mặt chữ Hán và chữ Nôm nên vẫn đọc Truyện Kiều bằng chữ Nôm vanh vách khiến mọi người ai cũng nể phục.
Cụ Quyền sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà Nho trí thức, cụ thân sinh ra cụ Quyền là ông đồ Thụy nổi tiếng hay chữ trong vùng. Nhưng thời ấy thân phận nữ nhi như cụ Quyền làm gì dám mơ đến "con chữ"! Mỗi khi cha dạy học, ở nhà bế em, cụ Quyền lén đứng bên ngoài học mót cha dạy, nhớ được chữ nào thì cụ lấy que làm bút, nền đất làm vở rồi nắn nón viết từng chữ. Thế nên cụ mới học thuộc làu làu mặt chữ Hán và Nôm trong khi không biết chữ Quốc ngữ.
Cụ Nguyễn Thị Quyền (101 tuổi) vẫn đọc truyện Kiều vanh vách mà không cần kính.
Đã sống tròn một thế kỷ nhưng trông cụ vẫn còn minh mẫn và rất khỏe mạnh. Thậm chí đọc truyện Kiều cụ cũng không cần phải mang kính. Cụ Quyền tâm sự: "Cũng nhờ trời phú cho tôi sức khỏe, con cái trong gia đình cũng hết mực chăm sóc cho tôi. Quan trọng nhất là cái tâm phải được thanh thản, sống phải lạc quan chứ đừng quá bi quan. Thường thì trước khi đi ngủ tôi cũng đọc cuốn Kinh viết bằng chữ Nôm, để lòng thanh thản hơn".
Hàng ngày cụ Quyền vẫn tự mình vệ sinh cá nhân, giặt giũ quần áo, cụ xem đó là một cách để rèn luyện sức khỏe.
Ngoài cụ Quyền, trong xã Chuyên Ngoại còn có 3 cụ khác trên 100 tuổi là các cụ Nguyễn Thị Nga (104 tuổi) ở xóm 8, thôn Yên Lệnh; cụ Lương Thị Mỵ (103 tuổi) và cụ Ngô Thị Hòa (100 tuổi).
Ở thôn Từ Đàm còn có đôi vợ chồng cao tuổi là cụ Nguyễn Văn Đàm (93 tuổi) và cụ Nguyễn Thị May (95 tuổi). Năm 2013, thôn Từ Đàm tổ chức "đám cưới vàng" cho 11 cặp vợ chồng trong thôn sống với nhau trên 60 năm, trong đó có vợ chồng cụ Đàm. Hai cụ lấy nhau năm 1948, đến nay vẫn khỏe mạnh và hạnh phúc.
Vợ chồng cụ Nguyễn Văn Đàm đã sống với nhau 66 năm.
So với các cụ cao tuổi khác, cụ Đàm vẫn được người trong xã mệnh danh là "ông thanh niên". Đã sống gần 1 thế kỷ nhưng cụ vẫn khiến đám thanh niên làng "trố mắt" khi thường xuyên chặt tre tự vác về, rồi chẻ ra tự đan rổ rá; tự tay đẩy xe rùa đầy đá mỗi ngày...
Chị Lê Thị Phương - con dâu cụ Đàm - cho biết: "Hôm vừa rồi có đưa cụ đi thăm lăng Bác Hồ, tôi còn trẻ khỏe mà đi theo cụ thấy đến mệt! Cụ không hề kêu than gì, ở nhà cụ còn tự tay đi chặt tre về đan rổ rá, thằng cháu lớn nhà tôi nó ra vác cây tre không xuể, thế mà cụ nhấc cứ như không".
Sống gần 1 thể kỷ, nhưng cụ Đàm vẫn minh mẫn và khỏe mạnh.
Theo thống kê của Hội Người cao tuổi xã Chuyên Ngoại, hiện xã có 1.381 cụ thuộc Hội, trong đó có đến 577 cụ ở độ tuổi 80 - 99 và có 4 cụ trên 100 tuổi; còn lại là các cụ dưới tuổi 79.
Khi được hỏi "bí quyết sống lâu trăm tuổi" của người dân nơi đây, ông Phạm Văn Đình - Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Chuyên Ngoại - dí dỏm: "Chắc đó là trời ban phúc thôi, chẳng có bí quyết gì gọi là bí mật cả. Người dân quê chúng tôi vốn thuần nông, quanh năm nghèo đói, trước đây chỉ biết "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", họ quen lao động mà chỉ có lao động thì mới có sức khỏe dẻo dai. Nói các anh không tin chứ bây giờ nhiều cụ còn khỏe hơn đám thanh niên trong làng ấy chứ".
Nếu ai đó đến Chuyên Ngoại một lần không quá khó để thấy cảnh các cụ già đi bộ hàng cây số quanh sườn đê sông Hồng vào mỗi buổi sáng sớm tinh mơ hay buổi chiều tà. Nhiều người đến với Chuyên Ngoại thấy cuộc sống của người dân nơi đây còn khó khăn, nhưng lại có nhiều cặp vợ chồng sống với nhau đến "bách niên giai lão", thì đều nhận xét rằng nơi đây quả là một vùng đất đáng sống!
Đức Văn
Theo Dantri
Không để oan sai, không bỏ lọt tội phạm mới đúng là cán cân công lý Chủ tịch nước ghi nhận: Quá trình dân chủ hóa trong hoạt động tư pháp đã mang lại kết quả tốt trong thời gian qua, được nhân dân đánh giá cao kể cả khâu điều tra, truy tố, xét xử. Không để oan sai, không bỏ lọt tội phạm mới đúng là cán cân công lý. Ngày 25/8, Đoàn công tác của Ban...