Đề nghị truy tố kiều nữ “xách tay” 2kg vàng qua đường hàng không
Hạnh phải chịu trách nhiệm về số đồ trang sức và hành vi của Hạnh là không khai báo hải quan , phạm vào tội “vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới”.
Theo tin tức trên báo Công an Nhân dân, ngày 20/1, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tối cao cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã kết luận điều tra vụ án Trần Thị Mỹ Hạnh vận chuyển trái phép hơn 2kg vàng trang sức bị phát hiện tại cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài; đồng thời, đề nghị Viện KSND tối cao truy tố bị can Trần Thị Mỹ Hạnh, SN 1979, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, về tội “vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới”.
Theo cơ quan điều tra, ngày 2/12/2013, khi Hạnh nhập cảnh vào Việt Nam trên chuyến bay VN593 từ Hồng Kông đến Nội Bài, Trần Thị Mỹ Hạnh và Vũ Thị Hoàng Anh mang theo hành lý xách tay bên trong có đồ trang sức bằng vàng nhưng không làm thủ tục khai báo hải quan đã bị Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và Cục Cảnh sát Kinh tế Bộ Công an phát hiện, lập biên bản tạm giữ số đồ trang sức bằng vàng gồm 198 dây chuyền và 17 lắc tay.
Ảnh minh họa.
Cơ quan Công an đã trưng cầu giám định, số vàng nói trên, qua đó xác đinh đồ trang sức trên đều là hợp kim của vàng, bạc, đồng có hàm lượng vàng từ 54,82% đến 74,95%, tổng trọng lượng hơn 2kg trị giá hơn 1,1 tỷ đồng.
Tại cơ quan điều tra, Trần Thị Mỹ Hạnh đã thừa nhận toàn bộ số đồ trang sức trên là của mình xách từ Hồng Kông về Việt Nam, có nhờ Hoàng Anh cầm hộ một bọc. Hạnh cũng khai chỉ xách hộ cho một người là Nguyễn Thị Hải tại Hồng Kông nhưng không đủ cơ sở để chứng minh. Do đó, Hạnh phải chịu trách nhiệm về số đồ trang sức bằng vàng và hành vi của Hạnh là không khai báo hải quan , phạm vào tội “vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới”.
Video đang HOT
VKSND Tối cao xác định, đây là vụ án thuộc thẩm quyền truy tố xét xử ở cấp huyện. Do vậy, Viện KSND tối cao quyết định chuyển vụ án hình sự, đối với bị can Trần Thị Mỹ Hạnh theo tội danh nêu trên đến cơ quan tố tụng huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội để truy tố theo thẩm quyền.
Điều 154. Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới 1. Người nào vận chuyển trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm: a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này; b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm; c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm: a) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Hàng cấm có số lượng rất lớn; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Phạm tội nhiều lần; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo NTD
Sẽ kháng nghị giám đốc thẩm một nam sinh được tuyên vô tội
Theo cơ quan công tố, thanh niên 23 tuổi này vung dao chém các nạn nhân nhưng HĐXX bác kháng nghị của VKSND tỉnh là không phù hợp.
Theo tin tức trên báo Tri Thức trực tuyến, ngày 14/1, lãnh đạo VKSND tỉnh Sóc Trăng ký văn bản gửi VKSND Tối cao báo cáo toàn bộ quá trình điều tra, xét xử vụ án Cố ý gây thương tích mà TAND tỉnh Sóc Trăng vừa tuyên bị cáo Trần Hữu Đức (ngụ huyện Long Phú, Sóc Trăng) không phạm tội. Theo cơ quan công tố, thanh niên 23 tuổi này vung dao chém các nạn nhân nhưng HĐXX bác kháng nghị của VKSND tỉnh là không phù hợp.
"Hai nhân chứng khai nhìn thấy Đức chém vào đầu, vào lưng 2 nạn nhân. Chúng tôi báo cáo cấp trên để kiến nghị giám đốc thẩm", một cán bộ có trách nhiệm nói.
Ngày 12/3/2013, TAND huyện Long Phú đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt Đức 2 năm 6 tháng tù và Nh 2 năm tù. Bản án sơ thẩm lần đầu này bị Đức kháng cáo.
Cấp phúc thẩm xử tháng 9/2013 tuyên huỷ toàn bộ án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại vì vi phạm tố tụng. Sau đó, Công an huyện Long Phú kết luận điều tra bổ sung, cho rằng không đủ chứng cứ chứng minh vai trò đồng phạm và hành vi trực tiếp gây thương tích của ông Nh.
Ngày 12/5, ông Nh được đình chỉ điều tra và ngày 31/7, Đức được TAND huyện Long Phú tuyên không phạm tội "Cố ý gây thương tích".
Ngày 27/11/2014, vụ án được đưa ra xét xử nhưng vắng nhân chứng nên dời lại ngày 30 và 31/12/2014 như đã nói ở trên. Giữ quyền công tố tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Viện KSND tỉnh Sóc Trăng đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa, trả hồ sơ cho cơ quan điều tra tiếp tục làm sáng tỏ bản chất vụ việc.
Tuy nhiên, HĐXX nhận định, không đủ cơ sở kết luận Đức phạm tội và kháng nghị của phía bị hại là không có cơ sở. Vì vậy, HĐXX-TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên Đức không phạm tội, trả tự do tại tòa.
Điều đáng nói, sau khi Chủ tọa phiên tòa tuyên án, gia đình bị hại không đồng ý với kết luận của tòa bằng hành động to tiếng, khiến cho khuôn viên phòng xử cũng như sân tòa án trở nên náo loạn. Riêng bị cáo và người nhà phải nhờ tới lực lượng làm nhiệm vụ hộ tống mới có thể rời khỏi phòng xét xử....
Vụ án liên quan đến Đức có thể bị VKSND tỉnh kháng nghị giám đốc thẩm.
Theo Bản án sơ thẩm lần đầu ngày 12/3/2013 của TAND huyện Long Phú, vào 12h ngày 12/2/2011, Đức va chạm xe máy với anh Lý Thanh T (22 tuổi, ngụ cùng địa phương) dẫn đến cãi nhau.
Lúc này, mẹ của Đức là bà Đặng Kim Nh cùng anh là Trần Hữu N (25 tuổi) chạy ra xô xát với T nhưng thương tích không đáng kể. Vài phút sau, anh của T là Lý Hoài A (26 tuổi) mang theo thắt lưng đến nhà Đức cự cãi với bà Nh và N.
Lúc đó, ông Trần Thanh Nh (51 tuổi, cha của Đức) cầm roi điện dài khoảng 45cm chạy ra. Thấy vậy, A bỏ chạy thì bị ông Nh đuổi theo lấy roi điện chích vào lưng khiến A ngã xuống đường.
Sau đó Đức, N nhào vào dùng chân đá vào người A, khi A đứng dậy thì Lý Tấn Ph và Lê Thanh D (họ hàng của A) xuất hiện. Cả ba tiếp tục cự cãi và xô xát với bà Nh.
Khoảng 10 phút sau, N từ trong nhà chạy ra đánh nhau với nhóm của A. Riêng ông Nh được cho là cầm một khúc cây dài 50cm đánh trúng một người nhưng không biết trúng ai khiến cho khúc cây bị gãy đôi. Tiếp đó, Đức cầm dao dài khoảng 80cm chạy ra chém trúng đầu của A và lưng của Ph.
Sau đó, Đức cầm dao chạy vào trong nhà. Theo bản kết luận giám định pháp y ngày 25/3/2011 và bản kết luận giám định pháp y bổ sung về thương tích ngày 27/5/2011 của Trung tâm Y khoa tỉnh Sóc Trăng, A bị tổn hại sức khỏe 19%, Ph 6% và D 8%.
Sau khi bị đánh, ngày 20/2/2011, phía bị hại có đơn yêu cầu xử lý hình sự đối với các bị cáo. Cơ quan CSĐT Công an huyện Long Phú khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Hữu Đức và Trần Thanh Nh về tội " Cố ý gây thương tích" và được Viện KSND huyện Long Phú phê chuẩn.
Theo NTD
Trả tiền bồi thường cho các thanh niên bị oan ở Sóc Trăng Sáng nay, 14-1, tại VKSND tỉnh Sóc Trăng, hai trong bảy người bị bắt giam oan là Khâu Sóc và Trần Văn Đở đã nhận đủ số tiền được bồi thường oan sai cho khoảng bảy tháng bị bắt giam oan của mình. Trong đó, Khâu Sóc nhận thêm hơn 52 triệu đồng (trước đó cả bảy người bị oan đã nhận tạm...