Đề nghị truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra kết luận, đồng thời đề nghị Viện KSND tối cao truy tố bị can Nguyễn Linh Ngọc (cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) cùng 27 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Thái Dương và các đơn vị liên quan đến vụ khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái, buôn lậu sang Trung Quốc.
Trong vụ án này, bị can Đoàn Văn Huấn (SN 1958, Chủ tịch HĐQT Công ty Thái Dương) bị đề nghị truy tố về ba tội danh: “Vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên”, “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” và “Gây ô nhiễm môi trường”.
Nhóm 7 bị can là cựu lãnh đạo, nhân viên Bộ Tài nguyên Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Ngoài cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc, những bị can khác gồm: Nguyễn Văn Thuấn (cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản); Hoàng Văn Khoa (cựu Vụ trưởng Vụ Khoáng sản) và Hồ Đức Hợp (cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái)…
Bị can Nguyễn Linh Ngọc (cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Các bị can còn lại bị đề nghị truy tố về các tội danh khác gồm: “Buôn lậu”, “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”, “Gây ô nhiễm môi trường”, “Vi phạm quy định kế toán”…
Kết luận điều tra xác định, năm 2013, một số lãnh đạo, cán bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường có vi phạm trong việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản số cho Công ty Thái Dương.
Theo đó, Công ty Thái Dương được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép thăm dò đất hiếm tại mỏ Yên Phú (Yên Bái) từ năm 2009. Đến tháng 5/2011, Công ty Thái Dương nộp hồ sơ xin khai thác quặng đất hiếm nhưng chưa được thông qua.
Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị, yêu cầu khai thác khoáng sản nhất thiết phải gắn với chế biến sâu. Công ty Thái Dương phải lập bổ sung Dự án “Đầu tư xây dựng tổ hợp chế biến sâu đất hiếm” (viết tắt là Dự án chế biến sâu) trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm định và xin ý kiến Chính phủ.
Sau khi Bộ Công thương thẩm định Dự án chế biến sâu đã báo cáo Thủ tướng kết quả là khả thi. Do vậy, Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định cấp phép cho Công ty Thái Dương.
Video đang HOT
Tại thời điểm tháng 6/2013, việc cấp phép được thực hiện theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 nên Dự án Khai thác, chế biến đất hiếm của Công ty Thái Dương đã thay đổi cả về quy mô và tính chất, không chỉ có dự án khai thác, tuyển quặng như khi xin cấp phép năm 2011.
Dự án này phải gồm ba thành phần không thể tách rời là “Khai thác, tuyển quặng”; “Nhà máy thủy luyện Yên Bái” và “Nhà máy chiết tách Hải Phòng”. Tuy nhiên, trong hồ sơ xin cấp phép của Công ty Thái Dương mới có Giấy chứng nhận đầu tư Dự án Khai thác, tuyển quặng do UBND tỉnh Yên Bái cấp năm 2011, hết hạn năm 2012.
Theo kết luận điều tra, vốn chủ sở hữu của Công ty Thái Dương chỉ có 200 tỷ đồng, không đảm bảo tỷ lệ vốn ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án (1.953 tỷ đồng) theo quy định tại Luật Khoáng sản năm 2010.
Nhóm cựu cán cán bộ Tổng cục Địa chất và Khoáng sản được giao nhiệm vụ thẩm định hồ sơ, đứng đầu là bị can Nguyễn Văn Thuấn (khi đó là Tổng cục trưởng) dù biết Công ty Thái Dương không đủ điều kiện nhưng vẫn đề xuất lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép. Bị can Nguyễn Linh Ngọc (khi đó là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) ký giấy phép này.
Bị can Nguyễn Linh Ngọc khai đã nghiên cứu tờ trình của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, biết Công ty Thái Dương chưa đủ điều kiện nhưng vẫn ký giấy phép cho doanh nghiệp.
Bị can Ngọc thừa nhận hành vi của mình là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Công ty Thái Dương khai thác trái phép đất hiếm, gây thất thoát hơn 864 tỷ đồng.
Bị can Nguyễn Văn Thuấn khai, quá trình giúp Công ty Thái Dương xin giấy phép, được Đoàn Văn Huấn đến phòng làm việc, “cảm ơn” 500 triệu đồng. Thuấn đã nộp lại số tiề.n này cho cơ quan điều tra.
Tại tỉnh Yên Bái, kết quả điều tra cho thấy, sau khi được cấp phép, Công ty Thái Dương không thực hiện đúng các nội dung theo quy định, đặc biệt là không tinh luyện quặng đất hiếm trước khi bán mà tiêu thụ quặng thô.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái biết những sai phạm của Công ty Thái Dương nhưng không tổ chức thanh tra, kiểm tra; không có biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý để ngăn chặn, chấn chỉnh.
Năm 2021, khi Công ty Thái Dương làm thủ tục xin gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản số, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái khi đó là Hồ Đức Hợp còn báo cáo không trung thực tới UBND tỉnh Yên Bái, che giấu sai phạm của doanh nghiệp. Do vậy, Công ty Thái Dương tiếp tục khai thác trái phép đất hiếm.
Trong vụ án này, ông Nguyễn Thế Phước (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái) có lờ.i kha.i thể hiện, ông là người ký văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị gia hạn giấy phép cho Công ty Thái Dương.
Tuy nhiên, việc theo dõi, quản lý hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Thái Dương do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái trực tiếp thực hiện theo chức năng được phân công nhưng cơ quan này không phản ánh các sai phạm của doanh nghiệp. Ngoài ra, ông Nguyễn Thế Phước không nhận được các kiến nghị hoặc tố giác của nhân dân liên quan đến sai phạm tại mỏ Yên Phú
Vụ cháy chung cư mini làm 56 người chế.t: Truy tố chủ chung cư và 6 cán bộ
Ông chủ chung cư mini tại phố Khương Hạ (Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội), nơi xảy ra cháy làm 56 người chế.t, vừa bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy".
VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nghiêm Quang Minh (SN 1979, trú tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội), chủ của chung cư mini bị cháy làm 56 người t.ử von.g về tội "Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy".
Liên quan đến vụ án, các cựu cán bộ phường Khương Đình và cựu Đội trưởng Đội Thanh tra Xây dựng quận Thanh Xuân bị truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Các bị can này gồm: Phạm Tần Anh (cựu Phó Chủ tịch UBND phường), Chu Xuân Sơn (cựu Phó Chủ tịch UBND phường giai đoạn 2015-2020; thời điểm bị khởi tố là Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Nam); Nguyễn Thị Kim Trang (cựu cán bộ địa chính - xây dựng phường, giai đoạn 2010-2018; thời điểm bị khởi tố là cán bộ địa chính xây dựng phường Thanh Xuân Bắc);
Nguyễn Tuấn Anh (cựu Phó trưởng Công an phường); Nguyễn Đình Quân (cựu Tổ trưởng Tổ Thanh tra Xây dựng phường, giai đoạn 2014-2016; thời điểm bị khởi tố là Tổ trưởng Tổ Thanh tra xây dựng phường Nhân Chính); Trần Trọng Khang (nguyên Đội trưởng Đội Thanh tra Xây dựng quận Thanh Xuân, giai đoạn 2013-2016).
Nạ.n nhâ.n được đưa ra khỏi hiện trường vụ cháy. Ảnh: Đình Hiếu
Theo cáo buộc, ông Nghiêm Quang Minh là chủ sở hữu thửa đất có diện tích 240m2 ở số 37, ngách 29/70, phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Ngày 11/3/2015, ông Minh được UBND quận Thanh Xuân cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ trên thửa đất trên, diện tích xây dựng tầng 1 là 167,4m2; mật độ xây dựng 70%; tổng diện tích sàn xây dựng 1.165,9m2; tổng chiều cao công trình 20,2m, gồm 6 tầng, tầng lửng và tum thang.
Cụ thể, tầng 1 có 2 phòng, tầng lửng có 3 phòng, tầng 2 đến tầng 6 mỗi tầng có 5 phòng, tầng tum có 3 phòng, tổng số là 33 phòng).
Từ ngày 14/5/2015 đến cuối tháng 12/2015, ông Minh xây dựng và tự ý thay đổi thiết kế công trình, xây dựng thành 9 tầng và 1 tum; vượt 3 tầng so với giấy phép xây dựng; diện tích sàn tầng 1 là 240m2, vượt 132,6m2; tổng số 45 phòng (căn hộ khép kín), vượt 12 phòng, nhưng không lập hồ sơ thiết kế, thẩm duyệt, nghiệm thu, quản lý về phòng cháy chữa cháy theo quy định.
Cáo trạng chỉ ra rằng, từ tháng 10/2015 đến tháng 4/2016, ông Minh đã bán xong 45 căn hộ và đến cuối năm 2016, toàn bộ 45 căn hộ đều có người ở. Thời điểm trước khi xảy ra hỏa hoạn (12/9/2023), có 147 cư dân sinh sống trong 45 căn hộ nêu trên.
Sau khi bán toàn bộ 45 căn hộ cho các hộ dân sử dụng, ông Minh không cư trú tại tòa nhà và xác định quyền quản lý, sử dụng là của toàn bộ cư dân.
Ông Minh không có trách nhiệm đối với việc cư dân sinh sống và sự vận hành của tòa nhà. Toàn bộ xe máy, xe máy điện, xe đạp điện của cư dân đều để ở dưới tầng 1 tòa nhà, trung bình có khoảng từ 70 - 80 xe máy, xe điện các loại.
Từ ngày 31/8/2018 đến ngày 12/6/2020, Công an quận Thanh Xuân đã phát hiện nhiều vi phạm về PCCC tại nhà số 37, ngách 29/70, phố Khương Hạ, phường Khương Đình và xác định đây là cơ sở vi phạm quy định về PCCC, nếu không được ngăn chặn kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy nổ, có thể gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Đến khoảng 23h20 ngày 12/9/2023, đường dây dẫn điện bị chập mạch tại khu vực bình ắc quy đặt ở giáp tường phía nam tầng 1 tòa nhà gây cháy.
Sau đó, ngọn lửa cháy lan vào dây cáp điện, các hộp công tơ điện gắn trên tường phía nam tầng 1 và lan ra xung quanh. Dù được phát hiện nhưng với bình bọt chữa cháy tại tầng 1 tòa nhà không dập được đám cháy, dẫn đến ngọn lửa bùng phát lớn.
Ngay khi nhận được tin báo về vụ cháy, Trung tâm chỉ huy Công an TP Hà Nội đã điều động các lực lượng chữa cháy đến dập lửa, cứu nạn, cứu hộ. Đến khoảng 0h15 ngày 13/9/2023, đám cháy cơ bản được dập tắt.
Hậu quả, vụ cháy đã làm 56 người t.ử von.g, 44 người bị thương, thiệt hại về tài sản hơn 3,2 tỷ đồng. Ngay trong ngày 13/9/2023, ông Minh bị cơ quan điều tra bắt tạm giam.
Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố trong vụ án xảy ra tại VNCERT Ngày 20/11, Viện KSND tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế - AIC) và 12 bị can khác về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Theo cáo trạng, Trung tâm Ứng...