Đề nghị làm rõ vụ cưỡng chế trái pháp luật ở huyện Cẩm Giàng
Sinh sống trên thửa đất tại đội 4, thôn Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương từ năm 1991, đến tháng 6/2012, gia đình ông Vũ Thế Quang bất ngờ bị UBND xã Cẩm Điền đưa người đến phá dỡ mà không đưa ra lý do, không có quyết định.
Trong đơn kiến nghị gửi đến báo Dân trí ngày 3/5/2013, ông Vũ Thế Quang, trú tại đội 4, thôn Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương phản ánh, UBND xã Cẩm Điền đã thực hiện việc cưỡng chế sai quy định pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích công dân. Từ tháng 6/2012 đến nay, ông Quang nhiều lần làm đơn khiếu nại gửi UBND huyện Cẩm Giàng nhưng chưa nhận được câu trả lời thấu đáo từ UBND huyện Cẩm Giàng dù đã chờ đợi gần 1 năm.
Đơn kiến nghị ông Vũ Thế Quang gửi đến báo Dân trí
Đơn của ông Vũ Thế Quang trình bày, năm 1991, ông Quang mua lại thửa đất của ông trưởng thôn Mậu Tài trước đây. Sau khi mua đất, gia đình ông Quang tiến hành xây nhà và sinh sống ổn định từ đó đến tháng 6/2012. Trong những năm sử dụng gia đình ông Vũ Thế Quang không xảy ra tranh chấp với các hộ liền kề, không bị xử lý vi phạm đất đai hoặc trật tự xây dựng.
Tuy nhiên, đến ngày 29/6/2012, UBND xã Cẩm Điền bất ngờ đưa người đến phá dỡ tường rào và nhà mà không đưa ra quyết định cưỡng chế, không thông báo đến người có tài sản bị cưỡng chế là ông Vũ Thế Quang. Lý do UBND xã Cẩm Điền đưa người đến phá dỡ tường rào và nhà là công trình của ông Quang nằm trên diện tích lấn chiếm hai bên kênh tiêu Cống Đình (đoạn từ Cống đền đến trạm bơm thôn Mậu Tài).
Video đang HOT
Nhưng điều trớ trêu là tại Quyết định cưỡng chế số 38/QĐ – UBND đề ngày 27/6/2012, do ông Lê Huy Kiên – Chủ tịch UBND xã Cẩm Điền ký về việc cưỡng chế 13 hộ gia đình thuộc diện phải giải tỏa cung tiêu nước ở thôn Mậu Tài không có tên hộ gia đình ông Vũ Thế Quang.
Ông Vũ Thế Quang đề nghị UBND tỉnh Hải Dương, UBND huyện Cẩm Giàng làm rõ dấu hiệu vi phạm pháp luật của xã Cẩm Điền
Để bảo vệ quyền và lợi ích trên phần đất sử dụng hợp pháp hàng chục năm, trong ngày 29/6/2012, ông Vũ Thế Quang làm đơn khiếu nại gửi HĐND xã Cẩm Điền phản ánh việc Chủ tịch xã Lê Huy Kiên đưa người đến tháo dỡ tường rào và nhà mà không có biên bản, không thông báo trước.
Nhận được đơn khiếu nại, ông Nguyễn Công Thụ – Chủ tịch HĐND xã Cẩm Điền đã đề nghị ông Lê Huy Kiên – Chủ tịch UBND xã trả lời vấn đề này. Tuy nhiên, đến ngày 14/8/2012 (52 ngày sau vụ phá dỡ trái pháp luật), ông Chủ tịch xã Cẩm Điền mới mời ông Quang xuống làm việc, lúc này UBND xã mới đưa cho ông Quang xem thông báo. Theo ý kiến của ông Vũ Thế Quang, những giấy tờ UBND xã đưa ra đều được lập sau lúc phá dỡ nhằm hợp pháp hóa vi phạm. Ông Vũ Thế Quang đặt ra dấu hỏi, có phải người đứng đầu xã là có quyền thích phá nhà ai thì phá rồi sau đó mới lập biên bản thông báo?.
Theo phản ánh của ông Vũ Thế Quang, cùng thời điểm đó, UBND xã Cẩm Điền lại hợp pháp hóa đất lấn chiếm cho ông Lương Đức Bùi xây nhà kiên cố xong mà không bị tháo dỡ. Để hợp pháp hóa việc này, UBND xã phát hành phiếu truy thu thuế sử dụng đất do ông Lương Đức Bùi nộp từ ngày 28/7/2003. Tuy nhiên, trên biên lai phiếu thu lại ghi dựa theo mẫu số 01-TT, QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính khiến dư luận bức xúc.
Phiếu thu mà UBND xã Cẩm Điền phát hành gây bức xúc dư luận
Không chấp nhận cách trả lời vòng vo, đùn đẩy trách nhiệm của UBND xã Cẩm Điền về vụ phá dỡ nhà trái pháp luật, ngày 28/8/2012, ông Vũ Thế Quang tiếp tục làm đơn tố cáo gửi UBND huyện Cẩm Giàng. Ngày 10/10/2012, ông Vũ Văn Thiệp, Chánh Văn phòng UBND huyện Cẩm Giàng gửi thông báo việc UBND huyện chuyển đơn tố cáo của ông Quang đến Chánh Thanh tra huyện Cẩm Giàng để xem xét giải quyết.
Tuy nhiên, từ tháng 10/2012 đến nay, gia đình ông Vũ Thế Quang chưa nhận được bất kỳ kết luận hoặc văn bản hồi âm nào từ cơ quan chức năng, đồng nghĩa quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình ông Quang vẫn tiếp tục bị xâm hại.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, ông Vũ Thế Quang khẩn thiết đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương, UBND huyện Cẩm Giàng tiến hành kiểm tra, làm rõ những sai phạm trong vụ cưỡng chế đối với gia đình ông ngày 29/6/2012, đồng thời xử lý nghiêm minh các cá nhân liên quan.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Còn khó khăn trong áp dụng các biện pháp cưỡng chế
Trong quá trình thực hiện các biện pháp cưỡng chế để thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan, Cục Hải quan Đồng Nai cho biết đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc.
Công chức Cục Hải quan Đồng Nai Kiểm tra thực tế hàng hoá XNK
Về biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi Ngân hàng, Cục Hải quan Đồng Nai cho rằng, theo quy định của pháp luật, cơ quan Hải quan có quyền áp dụng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp để cưỡng chế thi hành quyết định hành chính.
Tuy nhiên, hiện nay việc xác minh để nắm bắt doanh nghiệp mở tài khoản tại ngân hàng nào là hết sức khó khăn (vì doanh nghiệp có thể mở tài khoản tại nhiều ngân hàng, ở nhiều địa bàn khác nhau). Do đó, cơ quan Hải quan không có thông tin đầy đủ về nơi mở tài khoản của doanh nghiệp để thực hiện biện pháp cưỡng chế này dù đây là biện pháp khá hiệu quả và cần thiết.
Cũng theo Cục Hải quan Đồng Nai, biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập khó thực hiện vì doanh nghiệp là một tổ chức không phải cá nhân nên không có phần tiền lương hoặc thu nhập do cơ quan quản lý Nhà nước chi trả nên không thể khấu trừ.
Về biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên, việc xác minh tài sản gặp nhiều khó khăn vì nhiều trường hợp doanh nghiệp đã tẩu tán hết tài sản hoặc di dời địa chỉ sang nơi khác hoặc tạm ngưng hoạt động, chủ doanh nghiệp bỏ trốn về nước nên không còn tài sản.
Mặt khác khi xác minh tài sản của đối tượng bị kê biên, cơ quan Hải quan phải thu thập bằng chứng chứng minh được đầy đủ chủ sở hữu tài sản thuộc đối tượng bị kê biên thì mới được phép kê biên, điều đó dẫn đến việc kéo dài thời gian, hơn nữa tài sản sẽ bị mất giá theo thời gian. Do đó thực tế có nhiều khó khăn khi áp dụng biện pháp này.
Về biện pháp dừng thủ tục nhập khẩu, Cục Hải quan Đồng Nai cho biết, việc áp dụng biện pháp này chỉ có hiệu quả đối với doanh nghiệp đang hoạt động, còn đối với doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng ngưng hoạt động, giải thể, phá sản, bỏ trốn... thì không có tác dụng.
Từ những vướng mắc trên, Cục Hải quan Đồng Nai kiến nghị Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT/BTC-NHNN ngày 14-7-2010 hướng dẫn trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan quản lý thuế và các tổ chức tín dụng theo hướng quy định cơ quan Hải quan có thể đề nghị Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn cung cấp thông tin về nơi mở tài khoản của doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước sẽ thông báo cho cơ quan Hải quan, các ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản (trên cơ sở báo cáo của các ngân hàng, tổ chức tín dụng).
Cục Hải quan Đồng Nai cũng kiến nghị Tổng cục Hải quan kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế hướng dẫn cho cơ quan Thuế địa phương xử lý đối với các doanh nghiệp có tiền thuế giá trị gia tăng được hoàn khi cơ quan Hải quan có yêu cầu thì cắt chuyển ngay cho cơ quan Hải quan để xử lý số tiền nợ phạt, nợ thuế mà doanh nghiệp còn nợ cơ quan Hải quan.
Theo vietbao
"Động" đến đất lúa, 1 m2 cũng phải xin ý kiến Thủ tướng? Quy định chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, đặc dụng phải xin ý kiến Thủ tướng nhận nhiều ý kiến phản biện trong trong hội nghị trực tuyến lấy ý kiến các đoàn đại biêu Quôc hôi tổ chức ngày 24/4... Thứ trưởng Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển cho biết, bản dự thảo mới "bảo...