Đề nghị hỗ trợ ngay cho miền Trung 175 tỉ đồng
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu không để người dân vùng lũ miền Trung thiếu ăn thiếu mặc, màn trời chiếu đất, không để hậu quả lũ lụt phát sinh dịch bệnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khắc phục hậu quả lũ lụt miền Trung – Ảnh: TTXVN
Chiều 5-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến Chính phủ với Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai và 8 tỉnh miền Trung – Tây Nguyên (Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai và Đắk Lắk) để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ.
175 tỉ đồng để cứu đói, sửa nhà, vệ sinh môi trường…
Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Hiệp – thứ trưởng Bộ NN&PTNT, phó trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai – cho biết từ đầu năm 2021 đến nay, có 5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, 166 trận mưa lớn, gây lũ.
“Đặc biệt là đợt từ 27-11 đến 1-12 trên các sông Bình Định, Phú Yên lũ lớn tương đương các năm 2013, 2016, 2017 và gần ở mức lịch sử, gây ngập lụt trên diện rộng, sạt lở ở nhiều nơi” – ông Hiệp báo cáo. Đợt mưa lũ này làm 19 người chết, mất tích; 26 nhà bị sập, 25 nhà bị thiệt hại; gây thiệt hại nặng nề về nông nghiệp, giao thông…
Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đề nghị Chính phủ hỗ trợ gạo cứu đói, sửa chữa nhà ở, khôi phục sản xuất, hóa chất khử trùng tương đương tổng kinh phí 175 tỉ đồng cho các địa phương.
Video đang HOT
“Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, cập nhật thực tiễn để điều chỉnh phương án, kịch bản phòng chống lũ, nhất là phương án di dời dân, công tác chỉ đạo vận hành liên hồ chứa, nhất là trên lưu vực sông Ba” – báo cáo nêu.
Nhà dân ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) bị ngập nặng trong trận lũ ngày 30-11 – Ảnh: DUY THANH
Tập trung lo cho dân vùng lũ
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương miền Trung và các bộ ngành liên quan tập trung lo cho dân sau lũ với tinh thần không để dân đói ăn thiếu mặc, màn trời chiếu đất, không để hậu quả lũ lụt phát sinh dịch bệnh gây ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Các địa phương khẩn trương khắc phục nhanh hậu quả lũ lụt, các công trình thiết yếu như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, đảm bảo vệ sinh môi trường… khôi phục sản xuất kinh doanh, nhanh chóng đưa các hoạt động về trạng thái bình thường.
Thủ tướng thống nhất trước mắt cấp ngay 11.000 tấn gạo hỗ trợ cho người dân 3 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Về nguồn tài chính để khắc phục hậu quả, lo an sinh xã hội, Thủ tướng yêu cầu các địa phương chủ động, nếu nguồn địa phương không đảm bảo thì báo cáo để Chính phủ xem xét hỗ trợ.
Thủ tướng cũng yêu cầu cần tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong phòng chống lũ lụt vừa qua. Thủ tướng lưu ý việc phối hợp chống lũ giữa các địa phương, bộ ngành cần chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả.
“Đặc biệt là xả lũ. Tỉnh đầu nguồn xả lũ vì lo vỡ đập tác động ngay tới hạ du. Do vậy các tỉnh phải phối hợp, thông tin cho nhau để nắm chắc tình hình và phải có thông báo, phải thực hiện đúng quy trình, quy phạm” – người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Thủ tướng nhận định rằng trong trận lũ vừa qua có sự phối hợp chưa tốt nên để xảy ra hậu quả 19 người chết, hầu hết là chết đuối. “Phải phân tích đánh giá thêm là chúng ta có chủ quan, mất cảnh giác không, nhất là giai đoạn cuối mùa, thiên tai hiện nay lại xảy ra không đúng quy luật, không đúng chu kỳ, không có tiền lệ” – ông đề nghị.
Thủ tướng yêu cầu cần xây dựng kịch bản chung cho tất cả hồ đập khi có tình huống thiên tai, nhưng cũng phải xây dựng kịch bản theo đặc thù cho mỗi hồ đập; đồng thời tăng cường năng lực phòng chống, ứng phó của các địa phương khi có sự cố.
Về lâu dài, Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT xây dựng đề án chống lũ lụt thiên tai miền Trung, sạt lở và sụt lún Nam Bộ, sạt lở và thời tiết cực đoan ở miền Bắc. Trên cơ sở đề án này sẽ hình thành các dự án cụ thể, huy động nguồn lực thực hiện.
Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện thể chế phòng chống thiên tai, dịch bệnh; tham mưu xây dựng lại quy trình vận hành các hồ đập, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo; hỗ trợ dân xây nhà kết hợp phòng chống bão lũ; nâng cao năng lực dự trữ các hồ đập và năng lực chỉ đạo điều hành các cấp cũng như ý thức người dân trong phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu…
Tính đến ngày 4-12, thiên tai năm 2021 đã làm 107 người chết, mất tích và 95 người bị thương, 302 nhà sập, gần 9.000 nhà hư hỏng và nhiều thiệt hại khác với tổng giá trị hơn 4.800 tỉ đồng.
Loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động của Chính phủ nổi bật tuần qua
Giảm lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội; tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 22-26/11/2021.
Phòng giao dịch huyện Bác Ái (tỉnh Ninh Thuận) giải ngân vốn chính sách đến với đồng bào trong mùa dịch. Ảnh tư liệu: Dư Minh Uyên
Tuần qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1990/QĐ-TTg ngày 26/11/2021 về việc giảm lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Theo đó, giảm 10% so với lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quy định về lãi suất. Thời gian thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với các chương trình tín dụng chính sách nêu trên áp dụng đối với các khoản vay còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 31/12/2021. Sau ngày 31/12/2021, lãi suất cho vay của các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ.
Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 103/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trước bối cảnh dịch COVID-19.
Nhà máy sản xuất ô tô VinFast tại Khu công nghiệp Đình Vũ, huyện Cát Hải, Hải Phòng có quy mô và hiện đại hàng đầu thế giới được xây dựng đáp ứng xu thế công nghệ 4.0. Ảnh: TTXVN
Theo đó, kể từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022, mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu quy định hiện hành. Kể từ ngày 1/6/2022 trở đi, mức thu lệ phí trước bạ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21/2/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ; các Nghị quyết hiện hành của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 từ 1/1/2022 đến 30/6/2022. Dự thảo thông tư nêu rõ có 35 khoản phí, lệ phí được đề xuất giảm từ 10 - 50%. Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất mức thu phí khai thác và sử dụng dữ liệu về môi trường là bằng 70% mức thu phí quy định tại Biểu mức thu phí khai thác và sử dụng dữ liệu về môi trường, ban hành kèm theo Thông tư số 22/2020/TT-BTC ngày 10/4/2020 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng dữ liệu về môi trường.
Trong tuần qua, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc hồi hương, cách ly thuyền viên Việt Nam; trong đó có đề nghị Bộ Y tế gỡ quy định cách ly y tế 2 lần đối với thuyền viên.
Cục Hàng không Việt Nam cũng có văn bản đề xuất Bộ Giao thông Vận tải kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện hoạt động vận chuyển hành khách nội địa thường lệ giai đoạn tới. Đáng chú ý, Cục Hàng không Việt Nam đã đề xuất khai thác bay nội địa bình thường từ đầu năm 2022. Cùng với đó, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất chỉnh quy định về chuyển giao thông tin hành khách từ ứng dụng PC-COVID trực tiếp giữa Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Tin học hóa) và các địa phương (thông qua đầu mối được chỉ định).
Đồng thời, bãi bỏ các quy định liên quan đến tổng hợp, chuyển giao thông tin hành khách trong nội bộ các đơn vị ngành hàng không để đảm bảo tính thống nhất, nhanh chóng, kịp thời của thông tin (các địa phương sẽ tự động tiếp nhận toàn bộ thông tin hành khách mỗi 30 phút từ ứng dụng PC-COVID như đang triển khai tới hãng hàng không, cảng vụ hàng không thời gian qua).
Tại các địa phương, một số tỉnh, thành phố đã đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng dịch. Chẳng hạn, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định về việc hỗ trợ chi phí nhiên liệu cho tàu cá hoạt động khai thác và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa. Theo đó, UBND tỉnh duyệt xuất chi ngân sách tỉnh với số tiền hơn 8,8 tỷ đồng để chi đợt 1 năm 2021 hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác và dịch vụ khai thác trên các vùng biển xa theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Giảm 35 loại phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng COVID-19 Ngoài việc giảm phí, lệ phí năm 2021, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất giảm 35 loại phí, lệ phí, thực hiện từ ngày 1/1/2022 đến 30/6/2022. Ngành đường sắt lao đao mùa dịch bệnh. Ảnh: TTXVN. Theo nội dung dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho đối tượng...