Đề nghị giảm án cho ông “trùm” buôn lậu xăng dầu Phan Thanh Hữu
Trong vụ án này, Phan Thanh Hữu và Đào Ngọc Viễn được xác định có vai trò cầm đầu.
Cả hai có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt vì cho rằng, mức án 16-17 năm tù mà TAND tỉnh Đồng Nai tuyên là quá nặng.
Chiều 11/4, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử bị cáo Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty TNHH thương mại Phan Lê Hoàng Anh) và đồng phạm trong vụ án buôn lậu gần 200 triệu lít xăng từ Singapore về Việt Nam.
Trước đó, đại diện VKSND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã đề nghị bác kháng cáo của bị cáo Đào Ngọc Viễn và đề nghị giảm án cho Phan Thanh Hữu.
Đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh cho rằng, số lượng xăng mà các bị cáo buôn lậu cũng như số tiền các bị cáo thu lợi bất chính là đặc biệt lớn.
“Bị cáo Đào Ngọc Viễn có vai trò cầm đầu, thu lợi số tiền bất chính theo tỷ lệ vốn góp”, đại diện VKS đánh giá và cho rằng tòa cấp sơ thẩm đã xem xét đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo Viễn.
Đại diện VKSND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đề nghị HĐXX bác kháng cáo của Đào Ngọc Viễn và giảm án cho ông “trùm” Phan Thanh Hữu (Ảnh: MC)
Trong những buổi xét xử trước, bị cáo Đào Ngọc Viễn (Giám đốc Công ty TNHH Đại Dương Hải Phòng) thừa nhận hành vi phạm tội buôn lậu nhưng cho rằng mức án 17 năm tù mà cấp sơ thẩm đã tuyên là quá nặng. Bị cáo này cũng không thừa nhận vai trò cầm đầu.
Bị cáo Viễn còn cho rằng mình có nhiều tình tiết giảm nhẹ, trong đó có tình tiết đầu thú nhưng chưa được cấp sơ thẩm xem xét.
Đại diện VKS lý giải, bị cáo Viễn đã chỉ đạo các đồng phạm sử dụng 2 tàu biển sang Singapore chở xăng về Việt Nam tiêu thụ, thu lợi bất chính hơn 46 tỷ đồng. Tuy nhiên, bị cáo mới nộp 5 tỷ đồng từ phiên tòa sơ thẩm và nộp tiền phạt bổ sung 100 triệu tại phiên phúc thẩm, không phát sinh tình tiết mới. Từ đó, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đề nghị tòa cấp phúc thẩm bác kháng cáo của bị cáo Viễn.
Video đang HOT
Về việc đề nghị giảm án cho “ông trùm” Phan Thanh Hữu, VKS cho rằng bị cáo có các tình tiết giảm nhẹ mới như nộp phạt bổ sung 100 triệu đồng, xin nộp thêm 2 tỷ đồng tiền thu lợi bất chính. Bị cáo Hữu cũng đồng ý chuyển toàn bộ tiền bị thu giữ vào tiền thu lợi bất chính chưa nộp.
Ngoài ra, bị cáo Phan Lê Hoàng Anh (con trai của Phan Thanh Hữu) đã rút kháng cáo về việc đề nghị nhận lại số tiền 19,5 tỷ đồng trong 3 tài khoản ngân hàng đang bị phong tỏa và đồng ý nộp số tiền trên nhằm khắc phục hậu quả cho ông Hữu. Từ đó, đại diện VKS cấp phúc thẩm đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo Hữu, từ 1-2 năm tù.
Bị cáo Ngô Văn Thụy, nguyên Đội trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu Khu vực miền Nam (thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan) bị tòa cấp sơ thẩm phạt 15 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Cho rằng mình đã nộp lại gần hết số tiền phạm pháp, có nhiều đóng góp cho xã hội, gia đình có công với cách mạng…, bị cáo Thụy kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, song VKS cho rằng những tình tiết này đã được cấp sơ thẩm xem xét nên đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo.
Phiên tòa này được mở do có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của một số bị cáo cùng kháng nghị của VKSND TP Hồ Chí Minh về việc tăng mức án đối với 28 bị cáo. Tuy nhiên, sau đó, VKSND TP Hồ Chí Minh đã rút kháng nghị đối với 15/28 bị cáo. Lý do là vì thời gian gấp rút, việc nghiên cứu, ban hành kháng nghị phúc thẩm chỉ trên cơ sở nội dung của bản án sơ thẩm, không có hồ sơ, tài liệu chứng cứ nào khác.
Hồi tháng 12/2022, TAND tỉnh Đồng Nai đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Phan Thanh Hữu Hữu 16 năm tù; Đào Ngọc Viễn 17 năm tù cùng về tội “Buôn lậu”. Các bị cáo còn lại bị phạt tiền, phạt bằng thời gian tạm giam, từ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 15 năm tù. Riêng bị cáo Thụy bị phạt 15 năm tù về tội “Nhận hối lộ”.
74 bị cáo hầu tòa trong vụ buôn lậu xăng 'khủng' ở Đồng Nai
74 bị cáo bị tạm giam và tại ngoại được TAND tỉnh Đồng Nai triệu tập để xét xử trong vụ án buôn lậu 200 lít xăng do Công an tỉnh Đồng Nai triệt phá.
Sáng nay (25/10), TAND tỉnh Đồng Nai mở phiên tòa xét xử vụ án buôn lậu đối với bị cáo Phan Thanh Hữu (65 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) cùng 73 bị cáo khác với tội danh buôn lậu.
Phiên tòa xét xử đối với 74 bị cáo - Ảnh chụp màn hình
Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Nguyễn Văn Thành cùng các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, đại diện Viện KSND tỉnh Đồng Nai giữ quyền công tố tại tòa, luật sư bào chữa cho các bị cáo.
Vụ án này có tổng cộng 74 bị cáo, 53 cá nhân, tổ chức là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, 43 người làm chứng tham gia.
Do số lượng người tham gia tố tụng lớn, TAND tỉnh Đồng Nai phải tổ chức phiên xét xử tại Trung tâm tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai trên đường Nguyễn Ái Quốc, TP Biên Hòa.
Các bị cáo được dẫn giải tới phiên tòa - Ảnh: Đình Tuyến
Từ 7h sáng, các bị cáo đã được lực lượng công an dẫn giải đến khu vực xử án, một số bị can khác được cho tại ngoại trước đó cũng đến phiên tòa theo quyết định triệu tập.
Khoảng 100 cán bộ, chiến sĩ thuộc các đơn vị của Công an tỉnh Đồng Nai đã được huy động để làm nhiệm vụ tại phiên tòa này. An ninh được thắt chặt trong suốt quá trình xử án, những người tham gia phiên tòa không được sử dụng điện thoại di động. Lực lượng chức năng cũng bố trí thiết bị kiểm tra an ninh, soi chiếu đối với tất cả những người vào phòng xử án, phía ngoài CSCĐ được trang bị vũ trang làm nhiệm vụ kiểm soát người ra vào.
Các bị cáo được dẫn giải tới phiên tòa - Ảnh: Đình Tuyến
HĐXX cũng bố trí một hội trường cách phòng xử án khoảng 200 mét với màn hình để truyền hình ảnh trực tuyến để cơ quan báo chí tác nghiệp.
Do thành phần tham gia phiên tòa khá lớn nên bộ phận thư ký tòa phải mất hơn 30 phút để kiểm tra sự có mặt của những người tham gia.
Sau phần kiểm tra này, HĐXX bắt đầu xét xử vụ án.
Lực lượng công an làm nhiệm vụ kiểm tra an ninh tại phiên tòa - Ảnh: Huy Hoàng
Trong vụ án này, Phan Thanh Hữu (65 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh), Đào Ngọc Viễn (54 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Đại Dương Hải Phòng) cùng nhiều bị can khác bị xét xử về tội Buôn lậu. Ngô Văn Thụy (cựu Đội trưởng Đội 3, Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan) bị xét xử về tội nhận hối lộ.
Theo cáo trạng, từ năm 2019, Phan Thanh Hữu cùng Đào Ngọc Viễn là các đại gia xăng dầu có tiếng nhiều năm nay, và 3 đối tượng khác góp 53,4 tỷ đồng để buôn xăng lậu. Theo thỏa thuận, Hữu nhận 40% lợi nhuận thu được, Viễn và những người khác nhận 60%.
Hữu làm việc với chủ hàng từ Singapore, sau đó giao cho Viễn chốt đơn và nhận hàng về Việt Nam.
Từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, Phan Thanh Hữu và Đào Ngọc Viễn đã vận chuyển hơn 198 triệu lít xăng lậu, trị giá gần 2.800 tỷ đồng. Trong đó, hơn 196 triệu lít xăng đã được đem đi tiêu thụ, riêng Hữu hưởng hơn 105 tỷ đồng lợi nhuận.
Ngoài buôn lậu với Hữu, từ tháng 2/2021 đến tháng 4/2021, Viễn còn hợp tác với hai đối tượng khác (một người đang bỏ trốn) để buôn lậu 3 chuyến tàu chở 5,7 triệu lít xăng, trị giá gần 98 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ việc, cựu Đội trưởng Đội 3, Cục điều tra chống buôn lậu (Tổng Cục Hải quan) Ngô Văn Thụy được xác định nhận từ các đối tượng trong đường dây buôn lậu 10.000 USD, 500 triệu đồng, 1 thẻ ATM với số dư 100 triệu đồng.
Ngoài ra còn một số cá nhân trong lực lượng Cảnh sát biển và Bộ đội biên phòng cũng được xác định có hành vi nhận hối lộ.
Trần tình về thành tích chiến đấu, cựu đại tá biên phòng xin giảm án trước tòa Tại phiên tòa phúc thẩm sáng nay 28-12, các bị cáo trình bày, làm rõ những tình tiết giảm nhẹ. Bị cáo Nguyễn Thế Anh, cựu đại tá biên phòng, kể ra nhiều thành tích trong chiến đấu, trong đó có thương tật 49% vẫn đau lúc 'trái gió trở trời'. Bị cáo Nguyễn Thế Anh, cựu đại tá biên phòng, tại phiên...