Đề nghị cho phép mở lại một số cửa khẩu phụ ở Lạng Sơn, Quảng Ninh
Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh biên giới cho phép mở lại các cửa khẩu phụ, lối mở Bình Nghi, Na Hình, Nà Nưa, Pò Nhùng (tỉnh Lạng Sơn); Bắc Phong Sinh và lối mở Ka Long (tỉnh Quảng Ninh).
Các phương tiện được khử trùng tiêu độc trước khi làm thủ tục thông quan. (Ảnh: Việt-Đức/TTXVN)
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản của Văn phòng Chính phủ số 177/TB-VPCP ngày 8/5/2020 về phòng, chống dịch COVID-19 tại cuộc họp Thường trực Chính phủ và số 3701/VPCP-KTTH ngày 11/5/2020 về hoạt động xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới, Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc số 3461/BCT-XNK về triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa hàng hóa, nông sản lên cửa khẩu biên giới và đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc cho phép mở lại các cửa khẩu phụ, lối mở Bình Nghi, Na Hình, Nà Nưa, Pò Nhùng (tỉnh Lạng Sơn); Bắc Phong Sinh và lối mở Ka Long (tỉnh Quảng Ninh).
Theo văn bản này, với các cửa khẩu phụ, lối mở khác, Ủy ban Nhân dân các tỉnh biên giới căn cứ tình hình thực tế của địa phương, cân nhắc cẩn trọng, kỹ lưỡng, đảm bảo tối đa phòng chống dịch bệnh COVID-19 để chủ động mở lại các cửa khẩu phụ, lối mở trên địa bàn.
Bộ Công Thương cũng lưu ý chỉ khôi phục lại các cửa khẩu phụ, lối mở có lưu lượng hàng hóa lớn, đặc biệt là hàng nông sản, thủy hải sản xuất khẩu và hàng nguyên liệu cấp thiết nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước. Chỉ mở để giao thương hàng hóa, không cho phép xuất nhập cảnh đối với người.
Riêng các cửa khẩu phụ, lối mở đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép mở lại tại văn bản số 177/TB-VPCP và văn bản số 3701/VPCP-KTTH nêu trên, Bộ Công Thương đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh sớm trao đổi, thống nhất với các địa phương biên giới phía Trung Quốc để tổ chức thực hiện.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các địa phương cần đặt ưu tiên cao nhất cho phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho nhân dân và người lao động, không để lợi dụng việc mở các cửa khẩu phụ, lối mở này để buôn lậu, gian lận thương mại.
Bộ Công Thương cũng chỉ đạo các cơ quan, lực lượng chức năng trên địa bàn tiếp tục cập nhật, đưa tin thường xuyên về diễn biến giao nhận hàng hóa và các vấn đề liên quan khác tại khu vực cửa khẩu, đặc biệt, khi Chính quyền phía bạn có chính sách phát sinh đột xuất tác động đến hoạt động giao nhận, thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa; kịp thời trao đổi, phản ảnh với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan để cùng phối hợp xử lý những vấn đề phát sinh.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các hiệp hội, doanh nghiệp tiếp tục phối hợp thực hiện các khuyến cáo trước đây của Bộ Công Thương (như tại văn bản số 2532/BCT-XNK ngày 9/4/2020); chủ động cân nhắc, điều chỉnh tiến độ đưa hàng lên biên giới phù hợp với năng lực thông quan của các cửa khẩu; đa dạng hóa hình thức vận chuyển – giao nhận hàng hóa, khai thác tối đa tuyến vận tải đường sắt liên vận để giảm áp lực cho các cửa khẩu đường bộ.
Đồng thời, các đôn vị, địa phương tiếp tục theo dõi sát sao, cập nhật tình hình xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới để kịp thời trao đổi với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan cùng phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh./.
Lượng hàng hóa thông quan tại cửa khẩu với Trung Quốc tiếp tục tăng
Số xe hàng hóa được thông quan tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc có chiều hướng tăng lên, ngược lại, xe hàng tồn đã giảm đáng kể.
Ảnh minh họa. Nguồn: VGP.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, tổng số xe xuất nhập khẩu thống kê trong ngày 26/4/2020 gồm: 744 xe xuất khẩu, và 652 xe nhập khẩu; 1.286 xe tồn.
Tại tỉnh Lạng Sơn, tổng số xe xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh (bao gồm các loại hình xuất kinh doanh biên giới, xuất kinh doanh, xuất gia công, quá cảnh) là 798 xe và toa hàng, trong đó 472 xe xuất khẩu; 326 xe và toa hàng nhập khẩu; tồn 1.179 xe và toa hàng.
Tại cửa khẩu Hữu Nghị, ngày 26/4, xuất 212 xe (nông sản, hoa quả, linh kiện điện tử, máy móc: bao gồm các loại hình xuất kinh doanh biên giới, xuất kinh doanh, xuất gia công, quá cảnh); nhập 286 xe ( máy móc, hàng may mặc, nông sản, giấy, sơ mi rơ móc, phụ tùng ô tô...bao gồm các loại hình: nhập kinh doanh, nhập gia công sản xuất...); tồn 368 xe xuất khẩu gồm nông sản, linh kiện điện tử.
Cùng ngày, tại cửa khẩu Tân Thanh xuất 85 xe (thanh long, dưa hấu, xoài, chuối...); nhập 30 xe (nông sản, tạp hóa); tồn 526 xe nông sản, hoa quả chờ xuất khẩu. Tại cửa khẩu Cốc Nam, xuất khẩu 117 xe (mít, xoài); tồn 4 xe (thức ăn vật nuôi tạm nhập tái xuất).
Còn tại cửa khẩu Ga Đồng Đăng ngày 26/4 xuất khẩu 16 toa hàng (1 mít, 15 thanh long); nhập 5 toa (hàng tiêu dùng, linh kiện điện tử);
Trong khi đó, tại tỉnh Lào Cai, lượng xe hàng thông quen cũng tăng đáng kể. Theo đó, tại Cửa khẩu quốc tế đường bộ ngày 26/4, xuất khẩu 120 xe chủ yếu là nông sản (thanh long, dưa hấu, chuối, mít, xoài gỗ ván lạng, các mặt hàng khác).
Tổng khối lượng 947 tấn, trị giá 443 nghìn USD; Nhập khẩu 138 xe (rau củ quả, phân bón, các mặt hàng khác); Tổng khối lượng là 2.940 tấn, trị giá 844 nghìn USD.
Tại Cửa khẩu quốc tế đường sắt cùng ngày xuất khẩu 557 tấn hàng trị giá 41 nghìn USD; Nhập khẩu: 420 tấn hàng (phân DAP) trị giá 126 nghìn USD
Tại tỉnh Quảng Ninh, tổng số xe xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh là 227 xe, trong đó: 59 xe xuất, 168 xe nhập và 107 xe tồn (không tính hàng đông lạnh tạm nhập tái xuất).
Duy Phương
Đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu phía Bắc Tại các cửa khẩu quốc tế ở Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh vẫn còn xe hàng tồn trong khi cửa khẩu tại Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu không có tình trạng tồn, thậm chí còn xuất khẩu xe hàng của tỉnh khác. Cán bộ biên phòng Tân Thanh, Lạng Sơn điều tiết xe nông sản xuất khẩu. (Ảnh: Quang Duy/TTXVN) Liên...