Đề nghị Chính phủ, Quốc hội khóa XV tập trung nguồn lực để cải cách chính sách tiền lương
Nếu chúng ta cải cách được chính sách tiền lương thì xử lý vấn đề lương được cho cả những người đang làm việc và cả những người nghỉ hưu.
Kỳ họp 11, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: VIẾT CHUNG
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thành lập Hội đồng Tiền lương Quốc gia. Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội làm Chủ tịch Hội đồng.
3 Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu; Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Hoàng Quang Phòng; Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Văn Thịnh.
Video đang HOT
Các thành viên Hội đồng còn lại, gồm: 4 thành viên đại diện của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; 4 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 3 thành viên đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương (gồm 1 thành viên đại diện của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, 2 thành viên là đại diện của 2 hiệp hội ngành nghề ở trung ương có sử dụng nhiều lao động); 2 thành viên độc lập là chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực lao động, tiền lương, kinh tế – xã hội.
Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng.
Hội đồng Tiền lương Quốc gia thực hiện chức năng, nhiệm vụ và hoạt động theo quy định tại Điều 49, Điều 50, Điều 53 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, trong đó, Hội đồng Tiền lương Quốc gia có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát, thu thập thông tin, phân tích và đánh giá tình hình tiền lương, mức sống tối thiểu của người lao động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quan hệ cung cầu lao động, việc làm, thất nghiệp trong nền kinh tế và các yếu tố liên quan khác làm cơ sở xác định mức lương tối thiểu.
Bên cạnh đó, xây dựng báo cáo về mức lương tối thiểu của người lao động gắn với các yếu tố xác định mức lương tối thiểu; rà soát mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người lao động, phân vùng địa bàn áp dụng lương tối thiểu làm cơ sở xác định phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu theo từng thời kỳ; hàng năm, tổ chức thương lượng để khuyến nghị với Chính phủ phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu xác lập theo vùng (bao gồm mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ).
Đồng thời, tư vấn, khuyến nghị với Chính phủ về một số chính sách tiền lương áp dụng chung đối với người lao động trong các loại hình doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã theo quy định của Bộ luật Lao động.
Người lao động gặp khó khăn do Covid-19 được hỗ trợ tối đa 2 triệu đồng ăn Tết
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành quyết định về chi hỗ trợ cho Đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và thiên tai năm 2020 trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Theo Quyết định 1921/QĐ-TLĐ do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành, đoàn viên, người lao động gặp khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và thiên tai trong năm 2020 được hỗ trợ 1 triệu đồng/người.
Trường hợp đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, thiên tai thì được hỗ trợ tối đa không quá 2 triệu đồng/người. Tổng số trường hợp được hỗ trợ ở mức này không quá 20% tổng số đoàn viên, người lao động được hỗ trợ.
Để được nhận khoản hỗ trợ nêu trên, người lao động hoặc đoàn viên công đoàn phải có thời gian làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị từ 1 năm trở lên tính đến ngày 31/12/2020, thuộc một trong các trường hợp:
Người lao động bản thân hoặc có vợ, chồng, con, bố, mẹ (đang ở cùng và phải nuôi dưỡng) bị bệnh hiểm nghèo; bản thân là người khuyết tật hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 phải ngừng hoạt động, không có việc làm, nghỉ luân phiên hoặc giãn việc, có thu nhập không ổn định với mức bình quân chung trong năm 2020 không quá 3 triệu đồng/tháng.
Người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục phải nghỉ việc từ 1,5 tháng trở lên, ảnh hưởng nhiều đến đời sống, thu nhập của bản thân và gia đình do tác động bởi dịch Covid-19 và thiên tai năm 2020.
Người lao động có hoàn cảnh khó khăn, làm việc trong các cơ quan, đơn vị, địa bàn bị thiệt hại nặng nề bởi thiên tai năm 2020.
Người lao động có hoàn cảnh khó khăn, đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi, có thu nhập trung bình hàng tháng trong năm thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Ngoài ra, một đối tượng chỉ được một cấp công đoàn chi hỗ trợ. Riêng đoàn viên, người lao động đã được hỗ trợ theo Quyết định 643/QĐ-TLĐ ngày 22/5/2020 thì không được nhận hỗ trợ theo Quyết định này.
Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng: Nâng cao trình độ lao động nông nghiệp Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và xã hội Lê Tấn Dũng cho biết: Trong 10 năm qua, cả nước đã tổ chức đào tạo nghề cho khoảng 10 triệu lao động nông thôn, với 37% học nghề nông nghiệp, 63% học nghề phi nông nghiệp. Tỷ lệ nông dân sau học nghề có việc làm và thu nhập ổn định đạt...