‘Để mua túi Hermès Birkin, tôi tiêu nhiều tiền cho phụ kiện đắt đỏ’
Nếu không trở thành khách hàng thân thiết, bạn khó có cơ hội mua được túi Hermès Birkin hay Kelly.
“Chính nhân viên của cửa hàng Hermès cũng không rõ khi nào một chiếc túi Birkin hay Kelly được chuyển đến. Vì thế, việc ai đó vô tình ghé thăm và mua hai thiết kế này là không thể xảy ra, trừ khi họ có sự may mắn thần kỳ ngang với cơ hội trúng xổ số. Bạn cũng không bao giờ sở hữu chúng thông qua hình thức trực tuyến”, Bag Hunter viết.
Thật vậy, Hermès Birkin vốn là chiếc túi biểu tượng cho giới thượng lưu. Chúng hầu như chỉ xuất hiện bên cạnh những phu nhân, người thừa kế quyền lực, các fashionista giàu có hay người nổi tiếng.
Từ đó, Birkin hay Kelly trở thành những mẫu túi xách “có tiền cũng không mua được”. Cách để sở hữu chúng khiến không ít người tò mò.
Không thể mua theo cách ngẫu nhiên
Câu hỏi được đặt ra rằng liệu túi Hermès có khó mua như lời đồn?
Trang Daily Mail từng thực hiện một cuộc khảo sát để giải đáp thắc mắc này. Họ theo chân 3 người phụ nữ bình thường tới 3 cửa hàng Hermès ở các địa điểm khác nhau, cụ thể là Manchester và London (Anh).
Kết quả thu được khá thú vị. Nhân viên ở mỗi cửa hàng có những lời khuyên riêng.
Hermès Birkin là biểu tượng của sự giàu có và quyền lực. Ảnh: Designer Vintage .
Người phụ nữ đầu tiên bước vào cửa hàng Hermès trong trung tâm thương mại chuyên bán hàng xa xỉ Selfridge tại London (Anh) và bày tỏ mình rất mong muốn có được chiếc túi Birkin hay Kelly.
Dù vậy, nhân viên cho hay tại đây không có hàng sẵn, kể cả đồ trưng bày. Họ tiết lộ ở một số chi nhánh khác có thể còn hàng. Tuy nhiên, nhân viên không thể truy cập vào dữ liệu để kiểm tra chính xác ở đâu có Birkin và Kelly. Ngay cả một cuộc điện thoại hỏi thăm, họ cũng từ chối.
Để mua Birkin và Kelly, các khách hàng bắt buộc phải ghi tên vào danh sách chờ dài của Hermès. Chúng được bán theo cơ sở ai có tên trước được mua trước.
Người phụ nữ thứ 2 cũng tới Selfridge và ghé thăm thêm một cửa hàng nữa trên phố New Bond. Câu trả lời cô nhận được tương tự như trên. Ngoài ra, nhân viên khuyên cô nên đến chi nhánh của Hermès mỗi ngày để có cơ hội gặp được người vận chuyển Birkin và Kelly từ Paris, Pháp.
Video đang HOT
Người mua phải chờ đợi thời gian dài để mua được túi Birkin hay Kelly. Ảnh: Glam and Glitter .
Cuối cùng, người phụ nữ thứ 3 tới cửa hàng ở Manchester. Cô nói với nhân viên rằng mình vừa nhận được một khoản tiền thừa kế và muốn mua một chiếc túi Birkin. Họ ngay lập tức trả lời rằng hiện tại cửa hàng không có hàng, danh sách chờ đã đóng cách đây 2 năm do quá tải.
Nhân viên cũng tâm sự Birkin hay Kelly chưa bao giờ được gửi đến cửa hàng ở Manchester và khuyên cô thử vận may ở các chi nhánh khác tại London.
Phản hồi câu hỏi của Daily Mail , đại diện Hermès cho hay: “Quản lý cửa hàng Hermès trên toàn thế giới sẽ chịu trách nhiệm mua Birkin và Kelly cho chi nhánh của mình. Họ đặt hàng theo mùa (2 lần/năm). Túi được chuyển tới 6-12 tháng sau đó”.
Bên cạnh đó, một lý do nữa khiến Birkin và Kelly trở nên hiếm có là khâu sản xuất yêu cầu rất cao, diễn ra không thường xuyên. Mỗi nghệ nhân may túi đều được đào tạo trong 3-4 năm trước khi họ được phép chạm vào chất liệu da cao cấp.
Sau đó, chỉ 10% nguyên liệu da được chọn lọc ra để may túi. Mỗi nghệ nhân phụ trách một chiếc túi. Điều này khiến việc sản xuất Birkin và Kelly phụ thuộc vào số lượng thợ đã qua đào tạo bài bản.
Mua túi Hermès là một kiểu đầu tư
Blogger thời trang Jean Wang cho biết một số cửa hàng Hermès chỉ phục vụ khách địa phương, tức những người đã có mối quan hệ nhất định, thường xuyên mua sắm tại đây.
Cô chia sẻ việc đặt được lịch hẹn với Hermès là rất quan trọng và khả năng mua được túi tại các cửa hàng lớn ở Pháp cao hơn ở những nơi khác.
Tuy nhiên, sau khi có tên trong danh sách, Jean Wang cũng phải thường xuyên đến cửa hàng Hermès để hỏi thêm về tình hình hàng. “Xin lỗi, không có gì hôm nay” là câu trả lời phổ biến.
Ngoài ra, họ cũng có thể sẽ đem ra những chiếc túi có màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng không đúng như bạn yêu cầu.
Để mua được túi Birkin và Kelly, bạn phải đầu tư cả thời gian lẫn tiền bạc. Ảnh: Elle .
Bên cạnh đó, vài người chọn cách mua thật nhiều phụ kiện Hermès để trở nên đặc biệt hơn trong mắt quản lý cửa hàng. Dù vậy, có những người bạn của Jean Wang đã mua được túi dù chưa từng tích lũy trước đây.
Erika Adams viết trên Vox : “Mẹ tôi mua được túi Birkin ngay lần đầu tiên đến Hermès. Sau khi thanh toán 2 cái khăn và một cái ví, bà gặng hỏi về việc mua túi Birkin. Ngay sau đó, quản lý mang ra một chiếc màu cam nổi bật. Hôm đó, bà không ăn mặc sành điệu, thậm chí đi một đôi dép xỏ ngón cũ kỹ”.
Không thể mua trực tiếp từ hãng, vài người quyết định mua lại đồ cũ thông qua các buổi đấu giá. Theo Business Insider , giá của một mẫu túi Hermès Birkin vào khoảng 40.000-500.000 USD. Trong khi đó, Hermès Kelly trị giá từ 8.000 USD trở lên. Số tiền phải bỏ ra để mua túi tại các phiên đấu giá thường cao hơn bình thường.
Một số khác không lựa chọn phương pháp mua lại túi cũ vì còn tồn tại khá nhiều rủi ro. Hàng giả càng ngày càng được làm tinh vi khiến họ lo ngại. Chưa hết, chất lượng túi cũng không được như mong đợi.
Khó khăn là vậy, nhiều người vẫn mong muốn sở hữu túi Hermès Birkin và Kelly. Họ coi nó như khoản đầu tư mang lại lợi nhuận lớn. Tùy vào màu sắc, kích cỡ, chúng có thể được bán lại với giá mới chênh lệch giá cũ tới hàng nghìn USD.
“Hermès chỉ bán Birkin và Kelly cho những người thực sự đam mê”
Chia sẻ với Zing , Angel Phạm – một người sưu tập túi Hermès sống tại Georgia, Mỹ – cho hay: “Các dòng túi khác của Hermès đều dễ mua. Chỉ riêng Birkin và Kelly là hiếm bởi danh sách khách hàng chờ trên thế giới quá dài. Hermès muốn bán 2 dòng túi này cho những người thực sự yêu thích, đam mê thương hiệu”.
Sở hữu bộ sưu tập đồ Hermès lên tới 900.000 USD gồm nhiều chiếc Hermès Birkin và Kelly, Angel Phạm có kinh nghiệm trong việc “săn” túi.
Cô cho rằng để mua được túi trong cửa hàng Hermès chỉ có con đường duy nhất đó là mỗi năm mua thật nhiều phụ kiện như nữ trang, khăn choàng, giày dép. Từ đây, bạn có thể trở thành khách thân quen của Hermès. Mối quan hệ này giúp bạn được mời lên xem túi định kỳ, mỗi mùa một lần.
Bộ sưu tập túi xách Hermès của Angel Phạm. Ảnh: FB Angel Pham .
“Có nổi tiếng, xinh đẹp hay ăn mặc sành điệu đến đâu bước vào cửa hàng nhưng không có lịch sử mua đồ mỗi năm, bạn cũng không được giới thiệu mua Birkin và Kelly. Không có ngoại lệ nào cả, trừ khi may mắn hơn trúng số”, Angel Phạm tiết lộ.
Trong lần đầu vào cửa hàng hỏi mua Birkin, Angel Phạm cũng gặp khó khăn.
Cô kể: “Tôi nghe theo các anh chị trên mạng chia sẻ và ăn mặc thật sang, trang điểm lộng lẫy, mang theo túi Kelly màu vàng mình mua cũ từ một người bạn. Tôi thậm chí còn bỏ đầy tiền vào trong túi rồi cố tình để hở cho nhân viên thấy mình thật sự có tiền để mua”.
Dù vậy, câu trả lời cô nhận lại vẫn là “Hết hàng”. Mỗi tuần, cô đều đến cửa hàng mua phụ kiện và hy vọng “săn” được túi. Thói quen này duy trì trong nhiều tháng liên tiếp.
Hiện tại, cô trở thành một trong những khách hàng thân thiết của Hermès, được hãng tổ chức sinh nhật và tạo bất ngờ bằng một chiếc túi da đà điểu hiếm có.
Chiếc túi đắt nhất cô sở hữu là Hermès Kelly Black Shiny Niloticus Crocodile Sellier có giá 65.000 USD.
Hermès mở trang trại 50.000 con cá sấu để làm túi
Nhiều chuyên gia cho rằng nhà mốt Pháp đang đi ngược lại xu hướng chung của làng thời trang.
Hãng thời trang xa xỉ Hermès đang có kế hoạch mở trang trại nuôi cá sấu mới ở Australia. Da cá sấu sẽ được lấy làm nguyên liệu chính để làm túi xách và các phụ kiện khác. Thương hiệu túi nổi tiếng này được nhận xét là "chơi lớn" nhất từ trước đến nay, theo Hypebeast.
Theo kế hoạch được chính phủ Australia phê duyệt, trang trại sẽ thuê 30 nhân viên và bắt đầu với 4.000 con cá sấu. Mục tiêu lớn hơn là 50.000 con với mức sản xuất 15.000 bộ da/năm. Khu vực hãng chọn từng là nơi có nhiều trang trại cá sấu.
Hermès mở trang trại cá sấu để sản xuất túi. Ảnh: Edward Berthelot.
Động thái của nhà mốt Pháp vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ những người yêu động vật.
Nicola Beynon thuộc Hiệp hội Nhân đạo quốc tế cho biết: "Người tiêu dùng và các hãng thời trang đang tránh sự tàn nhẫn với động vật càng xa càng tốt. Chanel, Mulberry, Calvin Klein và Tommy Hilfiger đều áp dụng các chính sách bảo vệ động vật, chống lại việc sử dụng da. Do đó, Hermès có vẻ đã đầu tư vào một thứ không còn hợp thời nữa".
Đồng ý kiến, tiến sĩ Jed Goodfellow tại RSPCA (Hiệp hội Hoàng gia về Ngăn chặn sự tàn ác với động vật) cũng lên án việc giết bất kỳ loài động vật nào để làm hàng xa xỉ.
Trong khi đó, chuyên gia về cá sấu của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế - giáo sư Grahame Webb - cố trấn an dư luận: "Nếu thương hiệu kiểm soát chuỗi cung ứng đảm bảo các tiêu chuẩn cao nhất, việc này sẽ không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Hermès là công ty rất bảo thủ, họ đang cố gắng làm điều đúng đắn. Hơn nữa, Australia có tiếng về việc quản lý cá sấu trên toàn thế giới. Số lượng cá sấu nước mặn hoang dã hiện cũng khỏe mạnh và ổn định".
Túi xách da cá sấu là một trong những sản phẩm chủ lực của nhà mốt Pháp trên thị trường hàng xa xỉ, đặc biệt là dòng Birkin. Hầu hết hãng thời trang danh tiếng như Hermès, Louis Vuitton đều chọn da cá sấu nước mặn Australia làm nguyên liệu chính vì đặc tính của nó.
Trước mức độ căng thẳng của sự việc trên, đại diện của nhà mốt Pháp vẫn chưa có câu trả với giới truyền thông.
Da cá sấu nước mặn thường là thành phần chính của các món hàng xa xỉ. Ảnh: istock.
Giới trẻ thế giới rộ mốt mua túi xách hình con gà Thiết kế được làm bằng cao su, mô phỏng theo hình con gà mái và có giá 32,95 USD. "Hãy quên túi Birkin 10.000 USD, món phụ kiện nổi bật nhất mùa này chính là túi hình con gà với giá 32,95 USD", đó là lời nhận định của trang Nypost. Thiết kế được lấy hình tượng từ gà mái với phần lông...