Để lãi suất vượt trần, sếp ngân hàng sẽ bị cách chức
Mức phạt cao nhất là 100 triệu đồng và cách chức quản trị, điều hành, kiểm soát của sếp ngân hàng nếu vi phạm quy định về lãi suất huy động vốn…
Đây là một trong những quy định tại Nghị định 88 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng vừa được ban hành, có hiệu lực từ 31-12-2019.
Tại quy định về huy động vốn và phí cung ứng dịch vụ, tổ chức tín dụng sẽ bị phạt tiền từ 20 – 150 triệu đồng với các hành vi vi phạm quy định về nhận tiền gửi như không công bố hoặc không niêm yết công khai nội dung về nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá theo quy định; nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá không đúng quy định…
Tổ chức tín dụng sẽ bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng khi vi phạm quy định về lãi suất huy động vốn, phí cung ứng dịch vụ, kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh. Các hành vi vi phạm cụ thể như không niêm yết công khai lãi suất huy động vốn, phí dịch vụ hoặc niêm yết lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng; thu các loại phí dịch vụ không đúng quy định…
Ngân hàng vượt trần lãi suất sẽ bị phạt nặng. Ảnh minh hoạ: Linh Anh
Đáng lưu ý, biện pháp khắc phục hậu quả được đưa ra trong Nghị định 88 là buộc nộp vào ngân sách số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm mức phí dịch vụ. Đồng thời, cơ quan quản lý sẽ đề nghị hoặc yêu cầu cấp thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 1-3 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm hoặc chịu trách nhiệm với hành vi vi phạm.
Riêng với các cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cơ quan quản lý sẽ yêu cầu đơn vị này cách chức và thực hiện biện pháp xử lý khác theo quy định.
Hiện Ngân hàng Nhà nước đang áp trần lãi suất huy động đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng 0,8%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng 5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô 5,5%/năm.
Video đang HOT
Riêng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do các tổ chức tín dụng tự quyết định dựa trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường.
Hồi tháng 8 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn cảnh báo về việc lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng. Theo cơ quan này, thời gian qua đã xuất hiện hiện tượng các tổ chức tín dụng, chi ngánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh lãi suất tiền gửi bằng VNĐ nhanh và khá lớn ở một số kỳ hạn; triển khai các sản phẩm chứng chỉ tiền gửi với mức lãi suất cao.
Động thái tăng lãi suất này, theo Ngân hàng Nhà nước làm tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển lành mạnh của hệ thống ngân hàng, tạo ra diễn biến tâm lý tiêu cực trên thị trường, có nguy cơ dẫn đến cuộc đua về lãi suất huy động giữa các tổ chức tín dụng…
T.Phương
Theo Nld.com.vn
Sau khi giảm lãi suất huy động, thêm loạt ngân hàng công bố giảm lãi suất cho vay
Sau khi lãi suất huy động có tín hiệu giảm gần đây, thị trường tiếp tục đón loạt tin giảm lãi suất cho vay từ các nhà băng.
Ảnh minh họa.
Từ đầu tuần này, hàng loạt ngân hàng đã có quyết định điều chỉnh giảm lãi suất huy động tiền gửi ở nhiều kỳ hạn, với mức giảm từ 0,1 đến 0,3 điểm phần trăm.
Ngay sau đó, động thái giảm lãi suất cho vay cũng đã diễn ra tại nhiều ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa phát đi thông báo điều chỉnh lãi huy động và lại suất cho vay tại một số lĩnh vực.
Cụ thể, BIDV cho biết, thực hiện quy định của Ngân hàng Nhà nước về giảm trần lãi suất huy động vốn và cho vay đối tượng ưu tiên, sáng 19/11/2019, BIDV đã chỉ đạo toàn hệ thống triển khai; đồng thời cài đặt chương trình đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước (trần lãi suất tiền gửi VND: không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng tối đa 0,8%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tối đa 5,0%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối tượng ưu tiên tối đa 6,0%/năm).
Ngoài ra, BIDV cũng tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động vốn thêm 0,2%/năm đối với tất cả các kỳ hạn (thấp so với trần lãi suất quy định của Ngân hàng Nhà nước).
Việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động vốn là cơ sở để BIDV tiếp tục giảm lãi suất cho vay thêm 0,2%- 0,5%/năm so với lãi suất hiện hành và duy trì chính sách cho vay đối tượng ưu tiên tối đa 5,5%/năm (thấp so với quy định mới điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước 0,5%/năm) đối với các lĩnh vực ưu tiên thỏa mãn điều kiện cho vay của BIDV.
Các điều kiện này bao gồm thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.
Cũng trong ngày 19/11, một ngân hàng thương mại có vốn nhà nước khác là VietinBank cũng đã thông báo điều chỉnh giảm lãi suất cho vay VND ngắn hạn tối đa từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Trước đó một ngày, Vietcombank cũng quyết định giảm lãi suất cho vay VND đối với các khách hàng doanh nghiệp.
Mức giảm lãi suất 0,5%/năm được Vietcombank áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp vay vốn, với dư nợ VND hiện hữu.
Như vậy, đây là lần đầu tiên chính sách giảm lãi suất cho vay của ngân hàng này mở rộng và áp dụng cho tất cả doanh nghiệp, thay vì chỉ áp dụng với 5 nhóm khách hàng thuộc các lĩnh vực ưu tiên trong hai lần giảm trước trong năm 2019.
Ngoài ra, điểm đáng chú ý, lần giảm lãi suất này Vietcombank "hồi cố" cho cả các khoản dư nợ đã có từ ngày 01/11/2019. Mức giảm 0,5%/năm áp dụng cho đến ngày 31/12/2019.
Không chỉ nhóm ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân cũng đã bắt đầu tham gia vào "làn sóng" giảm lãi suất cho vay.
Trong đó, đi tiên phong là Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam (MSB) khi ngân hàng này quyết định giảm tới 2% lãi suất cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp và chủ hộ kinh doanh; giảm tới 3,6% lãi suất phục vụ mục đích sản xuất, chăn nuôi... nông nghiệp.
Trong một diễn biến liên quan, nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phấn đấu giảm lãi suất cho vay, trên cơ sở diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngoại hối, tối ngày 18/11, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo cho biết đã ban hành quyết định giảm lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực ưu tiên.
Cụ thể, từ ngày 19/11, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm từ 6,5%/năm xuống 6%/năm.
Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 7,5%/năm xuống 7%/năm.
Tại diễn đàn Quốc hội mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nêu định hướng, hệ thống ngân hàng phấn đấu tiếp tục giảm thêm 0,5%/năm lãi suất cho vay trong năm 2020.
TRẦN THÚY
Theo Bizlive.vn
Cạnh tranh cho vay, ngân hàng chủ động giảm lãi suất Mặt bằng lãi suất huy động chưa giảm, song gần đây, nhiều ngân hàng thương mại đã chủ động giảm lãi suất cho vay với các lĩnh vực ưu tiên. Lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại cho hay, việc giảm lãi suất không chỉ đơn thuần là thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, mà còn vì cạnh tranh cho vay trong...