Để không bị bệnh tim tấn công
Trong nhiều năm qua, bệnh nhân đau tim thường được khuyên kiểm soát huyết áp, trọng lượng và cholesterol. Thế nhưng, ngày càng có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, xét nghiệm CRP có thể hữu ích trong việc đánh giá nguy cơ phát triển bệnh tim hoặc các bệnh liên quan đến viêm.
Dầu ô liu chứa chất béo không bão hòa, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch – Ảnh: Shutterstock
CRP (C-reactive protein) là một trong số ít những protein được mệnh danh là chất phản ứng giai đoạn cấp tính, được sử dụng để theo dõi những thay đổi trong viêm có liên hệ tới các bệnh lây nhiễm và bệnh tự miễn.
CRP được tạo ra bởi gan và được tiết vào máu. CRP tăng cùng với nguy cơ nhồi máu cơ tim ngay cả khi các chỉ số khác vẫn ở mức bình thường. Tiến sĩ Paul Ridker, Giáo sư y khoa tại Trường đại học Harvard (Mỹ) cho biết, một nửa các cơn đau tim và đột quỵ xảy ra ở Mỹ mỗi năm là ở những người có mức cholesterol bình thường.
Ngoài các vấn đề về cholesterol, viêm cũng đóng vai trò chính trong chứng xơ vữa động mạch (hiện tượng thu hẹp mạch máu gây nên bởi những khối cholesterol và các loại mỡ khác), thường liên quan tới những bệnh tim mạch.
Vì thế, những người có hàm lượng cholesterol thấp nhưng CRP cao vẫn có thể đối mặt với nguy cơ tử vong cao.
Tuy nhiên, giống như hàm lượng cholesterol và mỡ, mức CRP cũng có thể được kiểm soát nếu áp dụng một số lời khuyên sau của các chuyên gia.
Bổ sung Multi Vitamin
Một ly cà phê chưa hẳn là lựa chọn lý tưởng vào mỗi buổi sáng. Một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Mỹ cho thấy rằng những người có thói quen uống viên đa sinh tố mỗi buổi sáng liên tục trong vòng 6 tháng có thể làm giảm CRP xuống còn 0,7 mg/mỗi lít (mg/l).
Arch Mainous, tiến sĩ, Giáo sư y học tại Đại học Y khoa Nam Carolina (Mỹ) cho biết nồng độ CRP được kết nối với mức độ căng thẳng được gây ra bởi các gốc tự do trong cơ thể; và vitamin C và E có tác dụng làm giảm căng thẳng nhờ khả năng chống lại quá trình oxy hóa.
Video đang HOT
Trong một nghiên cứu nhỏ được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng, những người có thói quen ăn quả anh đào mỗi ngày có thể giúp làm giảm CRP xuống đến 16%. Multi Vitamin hay còn gọi là viên đa sinh tố có tác dụng cung cấp bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, thúc đẩy trao đổi chất, chống viêm và ngăn ngừa mệt mỏi.
Chế độ ăn Địa Trung Hải
Một nghiên cứu gần đây tại Đại học Athens ở Hy Lạp cho thấy những người thực hiện chế độ ăn uống Địa Trung Hải (nhiều rau, trái cây, cá và ít các sản phẩm thịt) có thể ngăn chặn các bệnh về tim mạch.
Một khảo sát do Đại học Monash (Úc) thực hiện sau khi theo dõi tình trạng sức khỏe của ít nhất 40.000 người từ 40 – 69 tuổi, trong đó có 24% số người là dân nhập cư từ khu vực Địa Trung Hải. Sau 10 năm, nhóm khoa học phát hiện những người theo sát thực đơn vùng Địa Trung Hải giảm 30% nguy cơ chết vì bệnh tim mạch so với những người ăn uống không kiêng khem.
Michael Roizen, tiến sĩ, Giáo sư y khoa tại Đại học Y khoa SUNY Upstate, Mỹ còn cho biết chế độ ăn Địa Trung Hải, tập trung vào dầu ô liu chứa chất béo không bão hòa, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu và giúp giảm huyết áp. Khoảng 50 gram dầu oliu trong chế độ ăn uống hằng ngày sẽ giúp ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm có thể xảy.
Hạn chế xỉa răng
Một nghiên cứu trên tạp chí Periodontology cho thấy những ảnh hưởng của bệnh viêm nha chu cũng gây ra tình trạng viêm của động mạch. Viêm nhiễm từ răng miệng sẽ làm cho vi khuẩn xâm nhập vào mạch máu gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác làm suy giảm hệ thống miễn dịch, gián tiếp gây ra và có thể làm trầm trọng thêm các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiểu đường, tiến sĩ Roizen nói.
Dùng chỉ nha khoa hằng ngày và đến bác sĩ nha khoa lấy cao răng định kỳ để loại bỏ các mảng bám. Nếu không thể dùng chỉ nha khoa, ít nhất tập thói quen súc miệng bằng nước listerine sau mỗi bữa ăn.
Cá hồi
Đây là một trong những thực phẩm có công dụng tuyệt vời trong việc làm giảm mức độ CRP. Trong một nghiên cứu thực hiện tại Đại học Harvard, Mỹ những người thường xuyên tiêu thụ axit béo omega-3 (1,6 gram mỗi ngày) có chỉ số CRP thấp hơn 29% so với những người hiếm khi ăn.
“Các axit béo omega-3 đóng vai trò quan trọng trong việc giúp giảm viêm một cách hiệu quả”, tác giả nghiên cứu – tiến sĩ Esther Lopez-Garcia cho hay. Ngoài cá hồi, nguồn cung cấp omega-3 còn có hạt lanh, quả óc chó cá mòi, cá ngừ.
Cá hồi có công dụng tuyệt vời trong việc ngừa bệnh tim mạch – Ảnh: Shutterstock
Cắt giảm calo
Giảm chất béo bằng cách cắt giảm calo là điều vô cùng quan trọng để hạ thấp CRP. Trong một nghiên cứu tại Đại học Wake Forest (Mỹ), những người thực hiện việc cắt giảm lượng calo và giảm cân, mức CRP có xu hướng giảm được 6% trong thời gian 18 tháng. Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Barbara Nicklas tin rằng cơ thể sẽ khống chế được tình trạng viêm nhiễm khi không có lượng calo dư thừa.
Ăn chất xơ
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng, những người có thói quen đưa nhiều chất xơ vào thực đơn mỗi ngày có thể giúp CRP giảm xuống đến 40%. Chất xơ có khả năng bình thường hóa đường trong máu, tăng công hiệu của insulin cũng như làm giảm cholesterol và huyết áp.
Bác sĩ James Anderson của Đại học Y khoa Kentucky, Mỹ đã dành nhiều năm nghiên cứu công dụng chất xơ với bệnh tim mạch và tiểu đường. Theo ông, chất xơ nhất là từ lúa mạch có tác dụng giảm cholesterol bằng cách làm gan bớt chế tạo mỡ béo LDL và tăng HDL.
Tránh trầm cảm
Tương tác xã hội có thể giúp hạ thấp mức độ CRP, theo Menshealth. Một nghiên cứu thực hiện tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho thấy đàn ông bị trầm cảm có nguy cơ khiến CRP tăng lên đến 64%.
Nghiên cứu cũng nói thêm rằng những người có các triệu chứng của bệnh trầm cảm thường đối mặt với nguy cơ CRP tăng gấp đôi so với những người có cuộc sống nhẹ nhàng, thoải mái. Nguyên nhân có thể trầm cảm làm tăng norepinephrine, một hormone căng thẳng gây nên tình trạng viêm mãn tính.
Ngọc Khuê
Theo TNO
Chiêm ngưỡng viên kim cương xanh lớn nhất thế giới giá 530 tỷ đồng
Viên kim cương xanh lớn nhất thế giới mang tên "The Blue" vừa được bán thành công ở nhà đấu giá Christie's nổi tiếng với mức giá gần 24 triệu USD, tương đương hơn xấp xỉ 505 tỷ đồng.
Viên kim cương xanh "The Blue".
Theo tin từ AFP, cuộc bán đấu giá viên kim cương trên diễn ra vào ngày hôm qua (14/5) tại Geneva, Thụy Sỹ. Viên cương có trọng lượng 13,22 carat, được miêu tả là "không tì vết", mang màu xanh nước biển đậm đã về tay chủ nhân mới với mức giá 23,79 triệu USD.
Trước đó, vào ngày 13/5, nhà đấu giá Christie's tại thụy Sỹ đã bán thành công viên kim cương vàng trọng lượng 100 carat với mức giá 16,3 triệu USD.
Sưu tập những viên kim cương màu đang trở thành sở thích mới của giới nhà giàu trên thế giới. Vào tháng 11 năm ngoái, nhà đấu giá Christie's ở Geneva bán một viên kim cương màu cam với giá 35,5 triệu USD.
Theo các chuyên gia trong ngành kim cương, những viên kim cương màu quý hiếm đang có mức giá cao hơn rất nhiều so với những viên kim cương trắng, cho dù đó là những viên kim cương trắng không tì vết và có độ trong suốt hoàn hảo. Đặc biệt, những viên kim cương có màu càng đậm thì mức giá càng cao.
Christie's đánh giá, "The Blue" là viên kim cương xanh nước biển đậm lớn nhất thế giới. Người bán viên kim cương này được Christie's giấu kín danh tính.
Chủ nhân mới của viên kim cương xanh hình trái lê này là công ty chế tác nữ trang lừng danh của Mỹ Harry Winston. Công ty dự kiến sẽ đặt lại tên cho viên kim cương này là "Winston Blue".
Cũng trong năm 2013, nhà đấu giá Sotheby's ở Geneva đã bán viên kim cương hồng mang tên "Pink Star" với mức giá kỷ lục 83 triệu USD, cao hơn 23 triệu USD so với giá khởi điểm. Tuy nhiên, sau đó, Sotheby's đã buộc phải mua lại viên kim cương này vì vị khách trả mức giá trên lâm cảnh vỡ nợ.
Theo Dantri
14 lý do bạn nên đưa dưa chuột vào thực đơn hàng ngày Dưa chuột được xem là một trong những siêu thực phẩm phổ biến và có lợi nhất cho sức khỏe. Nó đã trở thành món ăn quen thuộc trong mỗi bữa cơm của gia đình Việt. Dưới đây là 14 lý do bạn nên thường xuyên thêm dưa chuột vào thực đơn mỗi ngày: 1. Bổ sung nước cho cơ thể Nếu bạn...