Để hội nhập không ‘dập’ chăn nuôi
Nông nghiệp được xem là lĩnh vực chịu nhiều áp lực nhất trước tiến trình hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là với các hiệp định như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hay Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã cận kề.
Câu chuyện đối với nhiều khu vực trong ngành nông nghiệp sẽ không chỉ xoay quanh việc lo có tăng được xuất khẩu hay không mà là làm sao trụ vững được trên chính sân nhà.
Trường hợp ngành chăn nuôi là một ví dụ. Theo báo cáo đánh giá về tác động của TPP và AEC đến ngành chăn nuôi của Việt Nam, do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP) công bố mới đây, TPP có những tác động tiêu cực khá mạnh. Đáng chú ý, báo cáo nhận định sản lượng của các ngành chăn nuôi đều giảm, ngoại trừ nhóm động vật sống. Trong đó, sản lượng ngành thịt (lợn, gia cầm…) bị thiệt hại mạnh nhất.
Với TPP, các loại thịt gia súc, gia cầm, sữa… từ các đối thủ rất mạnh trong TPP như Mỹ, Úc, New Zealand, Canada sẽ “tràn ngập” thị trường với giá rẻ và chất lượng đảm bảo hơn. Trong khi các DN nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm này và người tiêu dùng được lợi thì các hộ gia đình chăn nuôi, các DN đang hoạt động trong lĩnh vực này sẽ phải đối chọi với một cuộc cạnh tranh thực sự, mang tính một mất một còn.
Lúc đó, có thể nhiều hộ sẽ phải từ bỏ nghề chăn nuôi vốn là sinh kế của họ bấy lâu, hoặc nếu có thì cũng chỉ còn mang tính chất “nuôi cho vui”, chứ không thể nói đến yếu tố thương mại. Luật chơi của hội nhập, của cạnh tranh công bằng buộc chúng ta phải chấp nhận thực tế này. Nhưng khoảng 8 triệu hộ nông dân Việt Nam đang “sinh tử” nhờ chăn nuôi liệu có dễ chấp nhận?
Theo các chuyên gia, yếu thế lớn nhất trong cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay chính là vấn đề giá cả và chất lượng. Tất cả các yếu tố khác từ chính sách, quy mô (nhỏ lẻ), giá nguyên liệu đầu vào cao (giống, thức ăn, thuốc thú y…), an toàn toàn vệ sinh thực phẩm ( ATVSTP) chưa được chú trọng…
Video đang HOT
Vì vậy, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi sẽ càng hạn chế hơn khi chúng ta tham gia vào cuộc chơi hội nhập.
Bàn về “cửa lách” cho chăn nuôi, TS. Nguyễn Thị Thu Hằng, Trưởng nhóm nghiên cứu của VERP cho biết, tâm lý và thói quen tiêu dùng của đa số người Việt vẫn thích dùng đồ thịt tươi, hay các đồ đặc sản như lợn mán, gà đồi mà chỉ Việt Nam mới có.
Đây chính là một trong những rào cản phi thuế quan rất hữu ích để mà chúng ta có thể tận dụng trong quá trình cải cách, tổ chức lại sản xuất và nâng cao chất lượng của ngành chăn nuôi. Cùng với thị trường trong nước, xuất khẩu dù không phải là thế mạnh của ngành chăn nuôi nhưng chúng ta không phải không có cách để vươn ra thị trường thế giới.
TS. Trần Duy Khanh, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam chia sẻ câu chuyện: Trong cuộc gặp với đại diện hiệp hội thức ăn Mỹ gần đây, họ có đề nghị tại sao với các sản phẩm gia cầm đạt tiêu chuẩn ATVSTP, Việt Nam không nghiên cứu để xuất khẩu vào Mỹ. Như với thịt gà, người Mỹ chỉ ăn phần ức. Vậy tại sao Việt Nam không cắt phần ức xuất sang Mỹ, phần còn lại cung ứng tại thị trường nội địa. Đấy chính là thế mạnh mà chúng ta có thể khai thác.
Tuy nhiên theo ông Khanh, để tận dụng được những thế mạnh như vậy, vấn đề quan trọng nhất là cần tháo gỡ là chính sách. Bởi cho đến khi nào tình trạng kiểu như một quả trứng phải “cõng” tới 14 loại phí thì rõ ràng khi đó, ít nhất về mặt giá cả, hàng hóa của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với các nước.
Cố nhiên, chính sách chỉ là một vấn đề. Các chuyên gia cho rằng, để cải thiện năng suất, nâng chất lượng và hạ giá thành trong ngành chăn nuôi cần nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, có nhiều giải pháp có thể làm ngay như tìm mọi cách giảm giá nguyên liệu đầu vào chăn nuôi (thực phẩm, thuốc thú y…), tiến hành các biện pháp để thực hiện nghiêm vấn đề ATVSTP.
Về trung và dài hạn, việc tổ chức lại sản xuất, chăn nuôi là rất cần thiết. Ở đây, không phải một chốc một lát chúng ta có thể tiến lên chăn nuôi quy mô lớn mà theo TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, hãy lưu ý tới các giải pháp để kết nối, liên kết các hộ chăn nuôi.
Đồng quan điểm, TS. Đoàn Xuân Trúc, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, liên kết chuỗi sản phẩm là giải pháp quan trọng để bỏ các khâu trung gian, hạ giá thành, tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng và ATVSTP, có thể truy xuất nguồn gốc, hạn chế nguy cơ dịch bệnh.
Trên thực tế, khảo sát của Hội Chăn nuôi Việt Nam năm 2014 cho thấy, việc liên kết giữa người chăn nuôi và nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đã góp phần hạ giá thành từ 5-8% do bỏ các đại lý cấp 1, 2, 3; liên kết khép kín từ chăn nuôi sản xuất thức ăn chăn nuôi, giết mổ, tiêu thụ có thể hạ giá thành từ 12-15%…
Theo Thời báo Ngân hàng
Phát hiện chất cấm trong sản xuất thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi
Ba tháng đầu năm 2015, qua kiểm tra đột xuất tại tỉnh Hậu Giang, cơ quan chức năng của Bộ NN-PTNT đã phát hiện việc sản xuất thuốc thú y có sử dụng kháng sinh cấm, thức ăn bổ sung không có trong danh mục, ngoài ra còn phát hiện một số công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất cấm.
Đó là nội dung được thông Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết tại cuộc họp giao ban ngày 25/3.
Cụ thể, trong quý I/2015, qua thanh tra đột xuất tại Hậu Giang, Thanh tra Bộ và Cục Thú y đã phát hiện việc sản xuất thuốc thú y có sử dụng kháng sinh cấm, thức ăn bổ sung không có trong danh mục. Các cơ quan chức năng đã tổ chức tiêu hủy sản phẩm thuốc thú y có kháng sinh cấm và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 66 triệu đồng. Thanh tra Bộ cũng đã phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường thanh tra đột xuất một số công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất cấm, hiện đang xử lý kết quả.
Lãnh đạo Thanh tra Bộ cho biết, hiện đã có một công ty thừa nhận hành vi trộn chất cấm Salbutamol vào thức ăn chăn nuôi. Phía Thanh tra Bộ đã tịch thu hơn 4 tấn thức ăn chăn nuôi và tiến hành xử phạt vi phạm với số tiền 170 triệu đồng. Liên quan đến những vì phạm này, Thứ trưởng Vũ Văn Tám giao Thanh tra Bộ tiếp tục phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường làm rõ sai phạm của các công ty và công bố công khai trong thời gian tới.
Phát hiện doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất tạo nạc
Trước đó, ông Nguyễn Xuân Dương, Phú Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, Salbutamol thuộc nhóm beta agonist, thường sử dụng để kích thích tăng trọng hay còn gọi là chất tạo nạc. Hiện chất này bị cấm dùng trong chăn nuôi do có thể gây biến chứng ung thư, nguy hiểm với người tiêu dùng.
Cũng theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, 3 tháng đầu năm 2015 có 25 tỉnh triển khai kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản theo Thông tư 45. Kết quả cho thấy, tỷ lệ các cơ sở loại C được kiểm tra rất ít và lượng cơ sở tiếp tục xếp loại C ở mức cao.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chỉ đạo, trong năm 2015, ngành nông nghiệp phải tổ chức, kiểm tra phân loại 100% cơ cở mà ngành thống kê được và các cơ sở xếp loại C (không đáp ứng những tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm) phải được tái kiểm và xử lý nghiêm.
Không chỉ có vậy, các cơ quan chức năng cần phải hướng dẫn người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt sử dụng vật tư nông nghiệp để họ biết cách sử dụng đúng và hiệu quả. "Chúng ta phải nhắm vào người sản xuất từ nơi ao nuôi, chuồng trại, các ruộng vườn và trực tiếp hướng dẫn họ sử dụng vật tư nông nghiệp trong sản xuất cũng như thu hoạch ở thời điểm nào để có được thực phẩm an toàn" - Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhấn mạnh.
Cũng tại cuộc họp về quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và an toàn thực phẩm ngày 25/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT đã yêu cầu các đơn vị chức năng thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ được giao để tạo chuyển biến trong năm an toàn vệ sinh thực phẩm 2015.
Theo Vietnamnet
Mang gà đồi, lợn cắp nách... hội nhập TPP? TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng biện pháp để khắc phục những tồn tại của ngành chăn nuôi cần ưu tiên vào các sản phẩm mang tính đặc sản như gà thả đồi, lợn mán, lợn cắp nách... Ngành chăn nuôi Việt Nam đầu vào đã không tự chủ được và ngày càng bị lấn át bởi các doanh nghiệp từ Trung Quốc,...