Để hoa giấy nở rộ và tươi lâu từ nay đến Tết, hãy tưới thứ nước này thường xuyên
Để hoa giấy nở rộ và tươi lâu từ nay đến Tết, hãy áp dụng ngay bí quyết tưới dưỡng chất dưới đây.
Hoa giấy là loại cây cảnh được yêu thích bởi vẻ đẹp mộc mạc, rực rỡ và khả năng chịu hạn tốt. Đặc biệt vào dịp Tết, những chùm hoa giấy khoe sắc thắm góp phần mang lại không khí vui tươi, may mắn cho ngôi nhà. Để hoa giấy nở rộ và tươi lâu từ nay đến Tết, hãy áp dụng ngay bí quyết tưới dưỡng chất dưới đây.
Nguyên tắc chăm sóc hoa giấy để hoa nở đẹp
Hoa giấy là loại cây ưa nắng và đất khô ráo. Vì vậy, để cây ra nhiều hoa, việc điều chỉnh chế độ nước tưới, ánh sáng và dinh dưỡng là rất quan trọng. Trong giai đoạn kích thích ra hoa, bạn cần giảm tưới nước, đảm bảo cây được tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Tuy nhiên, chỉ ánh sáng và nước là chưa đủ. Để hoa giấy nở đều, bông to và màu sắc tươi sáng, cây cần được bổ sung thêm dưỡng chất. Bí quyết chính là sử dụng nước vo gạo kết hợp với một số nguyên liệu đơn giản khác.
Hoa giấy
Tưới nước vo gạo kết hợp phân bón hữu cơ
Lợi ích của nước vo gạo:
Nước vo gạo giàu dưỡng chất như tinh bột, vitamin nhóm B và khoáng chất, rất tốt cho sự phát triển của cây. Khi kết hợp với phân bón hữu cơ như phân chuồng hoai mục hoặc phân trùn quế, cây sẽ được cung cấp đủ dinh dưỡng để kích thích ra hoa.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị nước vo gạo (ưu tiên nước vo lần thứ hai để tránh lắng cặn).
Trộn nước vo gạo với một ít phân bón hữu cơ (tỷ lệ 3:1) và để hỗn hợp nghỉ 1-2 ngày để lên men nhẹ.
Tưới trực tiếp hỗn hợp này dưới gốc cây, cách tuần một lần.
Video đang HOT
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung một ít kali bằng cách hòa tan vỏ chuối xay nhuyễn với nước, sau đó tưới vào gốc để hoa có màu sắc tươi thắm hơn.
Lưu ýChỉ tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới lúc trời nắng gắt.Không tưới quá nhiều để tránh gây úng gốc.
Cắt tỉa lá và cành già để cây tập trung dinh dưỡng nuôi hoa.
Với cách chăm sóc này, hoa giấy của bạn sẽ nở bừng sắc, tươi tắn suốt mùa Tết, mang đến vẻ đẹp rực rỡ và không gian đầy sức sống cho ngôi nhà.
"Thần chú" để hoa giấy nở hoa: 3 sẵn sàng, 1 siêng năng, 1 kịp thời!
Trồng hoa giấy là cả một "nghệ thuật" đó!
Vào tầm thu đông khi thời tiết chuyển lạnh là lúc cây hoa giấy bước vào giai đoạn sinh trưởng mạnh mẽ. Dù được coi là loại cây dễ trồng nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, hoa giấy vẫn khó ra hoa, thậm chí còn sớm bị khô héo.
Vậy nên nếu bạn đang hoặc muốn trồng hoa giấy, chỉ cần nhớ nguyên tắc "3 sẵn sàng, 1 siêng năng, 1 kịp thời" dưới đây thì sẽ sớm có bụi hoa giấy trong mơ.
Cách chăm sóc hoa giấy cơ bản
Hoa giấy không đòi hỏi quá khắt khe về đất trồng, trồng ở vùng miền nào cũng được. Ngoài ra, hoa giấy cũng không quá nhạy cảm với môi trường xung quanh, dù được đặt ở ngoài trời hay ngay cả khi trồng trong ban công kín vẫn có thể sinh trưởng và ra hoa bình thường.
- Chậu và đất trồng: Khi trồng hoa giấy, nên chọn chậu và đất phù hợp. Chậu cần có kích thước vừa vặn và khả năng thoát nước, thoáng khí tốt. Bạn có thể lựa chọn loại chậu tùy theo đặc điểm, màu sắc của cây hoa giấy nhưng không nên dùng chậu quá màu , chỉ cần kiểu dáng đơn giản và tinh tế là đủ.
- Đất trồng: Chỉ cần sử dụng đất có nhiều mùn lá tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt. Bổ sung thêm một ít phân hữu cơ để rễ của cây ngày càng phát triển khỏe mạnh, cây sinh trưởng tốt hơn và hoa cũng nở ngày càng nhiều.
- Thay chậu, đổi đất: Sau khi trồng một thời gian, bạn cần thay mới đất trong chậu. Điều này giúp tránh tình trạng đất bị nén chặt, làm giảm khả năng thoát nước và thoáng khí cho bộ rễ. Ngoài ra, trồng cây 1 thời gian cũng khiến lượng dinh dưỡng trong đất giảm, gây bất lợi cho sự phát triển của cây.
Vì vậy, cần thay chậu 1-2 năm một lần. Thời điểm thay chậu tốt nhất là vào mùa xuân vì hoa giấy có thời gian nở kéo dài từ đầu xuân đến đầu mùa đông. Thế nên nếu thay chậu vào mùa đông khiến cây khó thích nghi với chậu mới.
- Tưới nước và bón phân: Việc bón phân cho hoa giấy chủ yếu tập trung vào giai đoạn cây đang phát triển và trước khi bước vào thời kỳ ra hoa. Trong giai đoạn sinh trưởng, chỉ cần sử dụng phân thúc tăng trưởng như phân đa năng hoặc phân có hàm lượng nitơ hơi cao để kích thích cây phát triển. Trước khi ra hoa thì nên bón phân giàu lân và kali để kích cây ra hoa.
Hoa giấy không cần tưới nước quá nhiều. Tuy nhiên cần lưu ý là trong giai đoạn cây đang ra hoa, nếu tưới quá ít sẽ khiến hoa nhanh chóng bị khô và rụng sớm, làm giảm thời gian nở hoa.
"3 sẵn sàng" khi chăm sóc hoa giấy
1. Sẵn sàng tưới nước
Nghĩa là hãy chấp nhận "khô hạn" để kích thích cây. Với những cây hoa giấy chưa ra nụ, tuyệt đối không tưới quá nhiều nước. Bạn cần để cây chịu khô hạn, tức là chỉ tưới nước khi đất đã khô hoàn toàn. Thời điểm tưới tốt nhất là vào buổi sáng khi lá cây có dấu hiệu rủ xuống.
Lý do là ban ngày, nếu ánh nắng chiếu trực tiếp thì cây cũng bị rũ lá cho dù không thiếu nước.
Nếu cây không bị thiếu nước thì dù ban ngày rũ lá, sau một đêm lá sẽ trở nên căng mọng, tươi tắn. Ngược lại, nếu lá vẫn rủ xuống vào sáng hôm sau mới là dấu hiệu thực sự của việc cây thiếu nước. Lúc này, hãy tưới đẫm một lần.
2. Sẵn sàng bón phân lân và kali
Khi hoa giấy đã bắt đầu có nụ, bạn cũng cần "mạnh tay" bón phân để nuôi cây. Đừng để cây phát triển quá nhanh, cành và lá xum xuê vì sẽ làm giảm hiệu quả nở hoa, khó có được một chậu hoa bừng nở rực rỡ.
Lúc này, nên tránh các loại phân giàu đạm, thay vào đó là các loại phân có hàm lượng lân và kali cao. Chỉ cần bón mỗi 7-10 ngày/ lần. Cách này không chỉ thúc đẩy cây ra hoa mà còn làm chậm sự phát triển của cành lá, giúp cây nhanh chóng nở hoa rực rỡ và đều đẹp.
3. Sẵn sàng để cây "phơi nắng"
Ba yếu tố quan trọng để kích thích hoa giấy ra hoa là: Tưới nước, bón phân và phơi nắng. Vì vậy, đừng sợ khi phải để cây tắm nắng và cũng không cần lo cây bị cháy nắng. Tuy nhiên, với những cây ít tiếp xúc với ánh sáng trước đó, không nên đặt cây dưới nắng gắt ngay lập tức vì lá có thể bị cháy hoặc khô. Hãy tăng dần cường độ ánh sáng để cây thích nghi
Khi trồng hoa giấy, tốt nhất nên đặt cây ngoài trời, tránh trồng trong nhà. Nếu có thể, hãy chọn ban công hướng Nam để cây nhận được ánh nắng nhiều nhất thay vì ban công hướng Đông hoặc Tây. Chỉ khi được hưởng ánh nắng dồi dào, hoa giấy mới có thể ra nhiều nụ và nở bung đẹp mắt.
"1 siêng năng" khi chăm sóc hoa giấy:
Đó là siêng năng cắt tỉa. Hoa giấy cần được cắt tỉa thường xuyên để loại bỏ các cành khô héo, yếu bệnh hoặc những cành giao nhau, cành dưới không nhận đủ sáng. Cắt tỉa giúp cây thông thoáng hơn, cải thiện khả năng đón ánh sáng và giảm hao hụt dinh dưỡng.
Ngoài ra, cũng cần cắt bớt những mầm non mọc quá nhiều. Mỗi lần cắt tỉa hoặc ngắt bỏ các lá to, cây hoa giấy sẽ đâ.m ra rất nhiều mầm mới. Lúc này, hãy chọn lọc và giữ lại những mầm khỏe mạnh, có hướng phát triển tốt.
Sau mỗi đợt hoa tàn cũng cần cắt tỉa ngay, rút ngắn những cành đã mọc dài. Việc này sẽ kích thích cây mọc cành mới, từ đó thúc đẩy cây nhanh chóng ra hoa lại.
"1 kịp thời" khi trồng hoa giấy
Đó là kịp xoay chậu đúng thời điểm. Song song với phơi nắng, bạn cần thường xuyên xoay chậu hoa giấy để cây không chỉ nhận ánh sáng từ một phía. Điều này giúp cây phát triển cân đối, tránh hiện tượng cây lệch hoặc một bên ít hoa, hoa nhạt màu do thiếu nắng.
Cứ khoảng 20 ngày thì xoay chậu hoa giấy một lần để cây nhận được ánh sáng đều. Nhờ đó, các nụ hoa sẽ phát triển đồng đều, hoa nở rộ và rực rỡ ở mọi phía.
4 mẹo giúp hoa sứ nở rực rỡ, bông to đẹp Hoa sứ thích hợp với khí hậu vùng nhiệt đới tuy nhiên cách để hoa nở to, màu sắc rực rỡ thì không phải ai cũng biết. Hoa sứ là một loại cây mọng nước thuộc họ Apocynaceae. Trong điều kiện trồng chậu tại sân thượng, ban công, hoa sứ chỉ là cây cảnh nhỏ, tuy nhiên, ít ai biết khi được trồng...