Để hạn chế rủi ro trong chuyển đổi số, doanh nghiệp cần nghĩ xa và triển khai theo cấp độ
Việc trao đổi kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp trong bối cảnh cần phải thích ứng với các phương tiện kỹ thuật số và khai thác các cơ hội mới là điều cần thiết cho sự tồn tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong môi trường hậu Covid-19.
Ngày 29/9 đã diễn ra Bàn tròn CEO – Lãnh đạo chuyển đổi số với chủ đề “Chiến lược chuyển đổi số hiệu năng và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp” dành riêng cho các khách mời là C-levels từ các Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và thương mại dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện được Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) và Liên Minh Chuyển đổi số (DTS) phối hợp tổ chức nhằm kết nối và hỗ trợ các lãnh đạo doanh nghiệp đang bắt đầu hoặc trong quá trình chuyển đổi số (CĐS).
Tại buổi thảo luận, gần 40 lãnh đạo doanh nghiệp trong nhiều ngành trọng điểm như lương thực – thực phẩm, dệt may, thủ công mỹ nghệ, hàng gia dụng, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng và logistics…, đã cùng chia sẻ những khó khăn, bài học kinh nghiệm và hướng tiếp cận đúng việc ứng dụng công nghệ để cải tiến và đổi mới doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh và dẫn đầu thị trường.
Bắt tay vào CĐS, sẽ có rất nhiều khó khăn mà các lãnh đạo doanh nghiệp luôn phải đối mặt. Đó là làm thế nào để tiếp cận lộ trình CĐS doanh nghiệp hiệu quả và phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp, cách xây dựng kiến trúc CNTT và chiến lược CĐS từ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, cách nhận diện các cơ hội CĐS trong doanh nghiệp, các chọn lựa giải pháp và công nghệ mới, vấn đề nhân sự và văn hóa doanh nghiệp, những rủi ro trong quá trình CĐS và cách phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro…
Theo chuyên gia Phí Anh Tuấn, Chủ tịch PAT Consulting, để hạn chế rủi ro trong chuyển đổi số, doanh nghiệp cần làm tốt công tác hoạch định và chọn lựa ưu tiên triển khai theo nhu cầu của doanh nghiệp trong từng giai đoạn. Ông Leon Trương, Chủ tịch Liên Minh Chuyển đổi số DTS lưu ý thêm, doanh nghiệp có thể triển khai chuyển đổi số theo cấp độ: từng bộ phận – phòng ban, công ty và toàn hệ thống, nhưng tính sẵn sàng kết nối và mở rộng trong tương lai của các công nghệ ứng dụng trong doanh nghiệp đòi hỏi lãnh đạo doanh nghiệp phải có tầm nhìn và kiến trúc sư cho chiến lược chuyển đổi số.
Ông Vũ Thanh Tùng, Giám đốc Phát triển sản phẩm và Tư vấn giải pháp của VNG Cloud đã chia sẻ các bài học thành công của doanh nghiệp ứng dụng giải pháp chuyển đổi số và xu hướng chuyển dịch lên hạ tầng cloud nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và đảm bảo năng lực không giới hạn, linh hoạt theo nhu cầu của hệ thống. Ông Hồ Vũ Quốc Vương, Tổng Giám đốc GMCSoftware Corporation Solution cung cấp các cách tiếp cận nhằm triển khai thành công hệ thống ERP trong doanh nghiệp sản xuất. Các chuyên gia từ các đơn vị công nghệ cũng dành nhiều thời gian để tư vấn trực tiếp cho các lãnh đạo doanh nghiệp về các vấn đề thực tiễn phát sinh và các giải pháp hữu ích trong quá trình chuyển đổi số.
Các ý kiến đều cho rằng, với xu hướng chuyển đổi số như hiện nay, lãnh đạo doanh nghiệp phải nâng cao năng lực quản trị, năng lực công nghệ, hoạch định chiến lược và triển khai kế hoạch chuyển đổi số phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh tốt hơn. Để một dự án chuyển đổi số thành công, lãnh đạo doanh nghiệp cần nghĩ xa và làm từng bước bằng cách chọn đúng nền tảng, các giải pháp chuyển đổi số cần linh hoạt trong điều hành và có thể mở rộng theo sự phát triển của doanh nghiệp, giải pháp cần theo hướng mở để hình thành hệ sinh thái số.
Bàn tròn CEO – Lãnh đạo chuyển đổi số là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động liên quan đến chủ đề chuyển đổi số của ITPC và DTS phối hợp tổ chức. Trong thời gian sắp tới, các chương trình Bàn tròn CEO chuyển đổi số trong từng ngành sẽ tiếp tục được triển khai nhằm mục tiêu mang đến những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nhất để hỗ trợ doanh nghiệp đi đúng hướng và hạn chế rủi ro trong việc triển khai chuyển đổi số tại doanh nghiệp – ông Nguyễn Tuấn – Phó Giám đốc ITPC cho biết.
Trí tuệ nhân tạo đóng vai trò như thế nào trong quá trình chuyển đổi số?
Trí tuệ nhân tạo là một trong những công nghệ cốt lõi trong chuyển đổi số và đang giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô.
Theo báo cáo mới nhất của Công ty Nghiên cứu thị trường Research and Markets (Mỹ), trí tuệ nhân tạo (AI) dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 52% vào năm 2025, điều này cho thấy sự chấp nhận AI đang diễn ra nhanh chóng trong các doanh nghiệp toàn cầu.
Video đang HOT
Trí tuệ nhân tạo là gì?
Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence: AI) là một lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin, bản chất của trí tuệ nhân tạo vẫn do con người tạo ra, họ xây dựng các thuật toán, lập trình bằng các công cụ phần mềm công nghệ thông tin, giúp các máy tính có thể tự động xử lý các hành vi thông minh như con người.
Ảnh minh họa.
AI hiện đang được tích hợp và triển khai trên nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như an ninh quốc gia, truyền thông, chăm sóc sức khỏe, hậu cần và giáo dục... Với khả năng hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực và có nhiều ứng dụng đặc biệt, các công cụ hỗ trợ AI có thể tăng năng suất và mang lại cho các tổ chức, doanh nghiệp sự linh hoạt để thích ứng với một môi trường luôn thay đổi. Nhờ đó, họ có thể tối đa hóa doanh thu, cá nhân hóa quy trình, sử dụng dữ liệu chính xác và cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn.
AI có thể giúp các tổ chức, doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi số như thế nào?
AI là động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, bao gồm các công nghệ mới như học máy (Machine Learning: ML), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing: NLP), nền tảng dán nhãn dữ liệu và phân tích dự đoán. Nhờ những công nghệ này, các tổ chức, doanh nghiệp có thể phân tích dữ liệu để dự đoán các xu hướng phát triển trong tương lai và đề xuất các chiến lược hiệu quả nhất.
Bằng cách sử dụng tự động hóa dựa trên AI, các nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp các dịch vụ đáng tin cậy với sự hỗ trợ 24/7 thông qua một phần mềm, ứng dụng được hỗ trợ bởi AI nhằm giúp con người quản lý các cuộc trò chuyện, tương tác với người dùng bằng âm thanh hoặc tin nhắn văn bản thay vì trao đổi trực tiếp với người thật (hay còn gọi là chatbot). Ngoài ra, việc phân tích dữ liệu thông minh có thể giúp cá nhân hóa các tương tác, tối ưu hóa quy trình làm việc và giảm chi phí cho tổ chức, doanh nghiệp.
AI kết hợp với nguồn dữ liệu phong phú sẽ hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện thành công hành trình chuyển đổi số của mình. AI có thể mang lại sự cải tiến trong các hoạt động, dịch vụ khách hàng, xây dựng ứng dụng, hiểu sâu hơn về sự đổi mới sáng tạo và tạo ra nhiều cơ hội kiếm tiền hơn cho các tổ chức, doanh nghiệp. Theo báo cáo khảo sát của gã khổng lồ CNTT Ấn Độ Infosys cho biết, các hoạt động được hỗ trợ bởi AI đã làm gia tăng thêm ít nhất 15% doanh thu cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Lợi ích của chuyển đổi số khi kết hợp với AI
Chuyển đổi số kết hợp với AI đang được các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng theo nhiều cách để đổi mới, cải tiến và mở rộng quy mô. Sau đây là các tác động tích cực mà AI mang lại để giúp các tổ chức, doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của mình.
Hỗ trợ cái nhìn toàn diện về nhu cầu của khách hàng
Các tổ chức, doanh nghiệp có thể hiểu hơn về khách hàng của họ bằng cách kết hợp AI và ML để phân tích dữ liệu xã hội học, lịch sử và thói quen sử dụng. Một số nền tảng chuyển đổi số sử dụng AI để cung cấp cái nhìn toàn diện về nhu cầu của khách hàng dựa trên lịch sử duyệt web và tỷ lệ nhấp chuột của họ vào các liên kết hoặc quảng cáo.
Không giống như phần mềm phân tích dữ liệu truyền thống, AI liên tục học hỏi từ dữ liệu mà nó phân tích, từ đó dự đoán hành vi của khách hàng. Bằng cách đó, các thương hiệu có thể tạo ra nội dung có giá trị, tăng doanh thu và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Bên cạnh đó, các tổ chức, doanh nghiệp có thể phát triển hồ sơ của các khách hàng chính xác hơn nhiều bằng cách sử dụng Dữ liệu lớn (big data) và phân tích AI. Các thuật toán AI cũng giúp theo dõi các hành vi và tương tác của từng khách hàng nhằm hỗ trợ thêm cho các tổ chức, doanh nghiệp trong việc xác định chiến lược tiếp thị nào hoạt động tốt nhất đồng thời tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo, thiết lập chiến lược giá phù hợp và thúc đẩy thu hút nhiều khách hàng hơn.
Tăng trưởng lợi nhuận
Chuyển đổi số đã cho phép các tổ chức, doanh nghiệp phát triển và tạo ra doanh thu bằng cách sử dụng những tiến bộ của AI. Việc sử dụng AI giúp tăng doanh thu theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, nó cho phép các tổ chức, doanh nghiệp phát hiện ra các khu vực tăng trưởng yếu để tạo ra các dự đoán chính xác về triển vọng, đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường nhằm kích cầu ở các khu vực đó.
Đưa ra các quyết định nhanh chóng, hiệu quả
AI giúp cho các quy trình vận hành hiệu quả và trơn tru hơn đồng thời cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin quan trọng để có thể hỗ trợ họ đưa ra các quyết định sáng suốt. Một điều quan trọng hơn nữa là AI cho phép tự động phân tích một lượng dữ liệu cực lớn với tốc độ rất nhanh trong thời gian thực để giúp các tổ chức, doanh nghiệp đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng, kịp thời.
AI có thể giúp các tổ chức, doanh nghiệp hiểu được khách hàng của họ và điều chỉnh các chiến lược tiếp thị phù hợp. Nó cũng có thể đề xuất những cải tiến trong quy trình dựa trên phản hồi và trải nghiệm của các khách hàng hiện tại để tương tác và giữ chân khách hàng.
Nhìn chung, việc đưa ra quyết định dựa trên AI sẽ chính xác hơn nhiều so với việc con người đưa ra quyết định. Hơn nữa, máy tính có thể thực hiện các quyết định phức tạp một cách nhanh chóng, điều mà con người phải mất hàng tháng mới thực hiện được.
Cải thiện năng suất
AI có thể giúp tăng năng suất theo nhiều cách khác nhau. Chúng có thể thu thập thông tin một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho nhân viên để họ có thể tập trung vào các nhiệm vụ cốt lõi của mình.
Ngoài ra, AI có thể thực hiện các phép tính phức tạp, xác định các mẫu và tự động hóa các nhiệm vụ thường ngày, mang lại cho tổ chức, doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh trong việc thu thập thông tin chi tiết để đưa ra quyết định sáng suốt. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, AI có thể giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp tăng năng suất lên hơn 40%.
Hỗ trợ dịch vụ chăm sóc khách hàng
Để chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả đòi hỏi nhân viên phải có thời gian trò chuyện qua lại với các khách hàng cũ cũng như các khách hàng tiềm năng, việc này thường tốn nhiều thời gian và cần nhiều nỗ lực. Trong nhiều trường hợp, AI có thể xử lý các bước giao tiếp cơ bản giúp giảm bớt căng thẳng cho nhân viên.
Ví dụ, các Chatbot có thể xử lý các bước hỗ trợ khách hàng ban đầu như thu thập tên, thông tin tài khoản và loại dịch vụ mà họ cần. Thông tin này sau đó được chuyển đến cho con người để tiếp tục xử lý các bước phức tạp tiếp theo.
Nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Theo báo cáo của Forbes, 75% tổ chức, doanh nghiệp sử dụng hệ thống AI có thể nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng lên hơn 10%.
Sử dụng các phương pháp định tính dựa trên AI có thể giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp xác định những gì họ đang thiếu và những gì khách hàng của họ mong muốn. Dữ liệu của các khách hàng có thể được trích xuất trực tiếp từ tài khoản của họ (sở thích, mức độ tương tác và tỷ lệ duy trì) hoặc thông qua bảng câu hỏi và khảo sát.
Tăng độ tin cậy và lòng trung thành của khách hàng
Sử dụng AI, các tổ chức, doanh nghiệp có thể cung cấp nội dung siêu cá nhân hóa và chiến lược tiếp thị toàn diện nhằm giữ chân khách hàng thông qua các mối quan hệ lâu dài. Việc phân tích dự đoán dữ liệu khách hàng thông qua AI cũng sẽ giúp các tổ chức, doanh nghiệp hiểu biết sâu sắc về tính cách và sở thích của khách hàng từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm giữ chân khách hàng thân thiết.
Tất cả những sáng kiến chuyển đổi số dựa trên AI này sẽ khiến khách hàng cảm thấy được lắng nghe, từ đó làm tăng sự tin tưởng và lòng trung thành của họ đối với tổ chức, doanh nghiệp.
Tóm lại, chuyển đổi số đang là xu hướng phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Việc ứng dụng AI vào quá trình chuyển đổi số đang được các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm do mang lại nhiều lợi ích cho cả tổ chức, doanh nghiệp và khách hàng. AI và chuyển đổi số được cho là sẽ song hành với nhau, nhưng cần có một nỗ lực phối hợp để tối đa hóa tiềm năng của mối quan hệ cộng sinh này. Chuyển đổi số cần cấu trúc mới, công nghệ mới và hơn hết là tư duy mới trong mối quan hệ với khách hàng.
Hà Nội: Hơn 315 tỷ đồng hỗ trợ 90.000 doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập chuyển đổi số UBND TP. Hà Nội vừa ban hanh kế hoạch 'Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025' trong đó nêu rõ sẽ thực hiện hỗ trợ chuyển đổi số cho 90.000 doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập... Ảnh minh họa. Đối tượng hỗ trợ là các doanh nghiệp nhỏ và vừa...