Để giảm nghèo được bền vững
Tỉnh Đồng Nai được Trung ương đánh giá cao về công tác giảm nghèo và chăm lo cho đối tượng chính sách, hộ có hoàn cảnh khó khăn.
Trên cơ sở kết hợp, lồng ghép chương trình giảm nghèo với các chương trình mục tiêu quốc gia đã nâng cao hiệu quả những nguồn lực phục vụ công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 0,19% trong nhiệm kỳ 2015-2020, vượt mục tiêu Nghị quyết Tỉnh ủy đề ra.
hính sách của Trung ương, người nghèo ở Đồng Nai còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Nhiều chương trình, chính sách ưu đãi dành cho hộ nghèo, cận nghèo ra đời và duy trì hoạt động như: cho vay hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm… đã giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống, từng bước thoát nghèo. Theo thống kê, từ năm 2016-2020, Đồng Nai đã thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề, lồng ghép hỗ trợ dạy nghề cho trên 4 ngàn người thuộc hộ nghèo, cận nghèo với số tiền trên 4 tỷ đồng. 34.050 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đã được vay tín dụng chính sách với số tiền hơn 1,1 ngàn tỷ đồng để phát triển kinh tế gia đình, đầu tư cho con em đến trường…
Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; hỗ trợ khám chữa bệnh nội trú từ tuyến huyện trở lên. Hằng năm, từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, những phần quà ý nghĩa, nhiều ngôi nhà mới khang trang… lại được trao tận tay người nghèo. Phong trào thi đua cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau nhận được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân, góp phần sẻ chia khó khăn, nhân lên niềm vui, tiếp thêm động lực cho người nghèo. Nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo nhờ được trang bị “cần câu” đã nỗ lực vươn lên ổn định cuộc sống, làm giàu cho mình và sẵn sàng quay lại giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Tất nhiên, bên cạnh những hộ nghèo, hộ cận nghèo biết vươn lên vẫn còn hộ có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và sự giúp đỡ từ cộng đồng. Đây là vấn đề cần sự vào cuộc vận động, thuyết phục của nhiều cơ quan, đơn vị có liên quan nhằm thay đổi nhận thức, đồng thời tạo điều kiện để người nghèo được tiếp cận nhiều hơn nữa với các chế độ, chính sách dành cho mình. Từ đó, lựa chọn giải pháp thoát nghèo hiệu quả, phù hợp với điều kiện bản thân và nhu cầu xã hội.
Để giảm nghèo một cách bền vững, hạn chế tình trạng tái nghèo, việc huy động các nguồn lực cùng những giải pháp phù hợp nhằm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách dành cho người nghèo là rất quan trọng. Bởi, ngoài giúp người nghèo thay đổi nhận thức, không dựa dẫm vào các nguồn hỗ trợ thì việc tạo điều kiện giúp họ thoát nghèo, có việc làm, thu nhập ổn định, lâu dài có ý nghĩa rất lớn, quyết định đến sự thành công của công tác giảm nghèo hiện nay.
Bình ịnh tận dụng nhiều nguồn lực giảm nghèo bền vững
Trong nhiệm kỳ qua, tỉnh Bình ịnh tận dụng tốt lợi thế, ưu đãi của các chương trình mục tiêu quốc gia, giảm nghèo bền vững. Từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh giảm 36.596 hộ nghèo, bình quân mỗi năm giảm 1,83%.
Cán bộ Trạm Y tế xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ (Bình ịnh) khám sức khỏe cho người dân trên địa bàn. Ảnh: THU PHƯƠNG
Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo thuộc các huyện 30a giảm bình quân 6,5%. Hiện, toàn tỉnh vẫn còn 23.261 hộ nghèo (chiếm 5,34%). Thu nhập bình quân hộ nghèo của tỉnh đạt gần 900.000 đồng/người/tháng, cao hơn tiêu chuẩn của Chính phủ. ây là cơ sở để tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2020, số hộ nghèo trong tỉnh giảm còn 18.415, bằng 4,18% dân số tỉnh. ể có được kết quả nêu trên, tỉnh sử dụng kinh phí gần 7.487 tỷ đồng từ nhiều nguồn để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, dự án phát triển sản xuất. Trong đó có 671 công trình thuộc Chương trình 30a chủ yếu về hạ tầng, thủy lợi; 646 công trình thuộc Chương trình 135 và 18 dự án phát triển sản xuất. ến nay, toàn bộ số hộ nghèo, người dân sinh sống tại các vùng kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh đã tiếp cận đầy đủ bảo hiểm y tế. Con em hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền ăn trưa. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, nhẹ cân còn dưới 9%; tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh hơn 99%. Kết cấu hạ tầng tại các vùng nghèo, xã đặc biệt khó khăn cơ bản bảo đảm đáp ứng cho người dân trong sinh hoạt và sản xuất: 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; đã có 100% trường phổ thông và trung tâm học tập cộng đồng xã đủ đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân, 80% số trường học mầm non có cơ sở vật chất đạt chuẩn nông thôn mới.
* Nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển hơn nữa, tỉnh Bạc Liêu thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Theo đó, tỉnh hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết, chủ trì liên kết bao gồm tư vấn, nghiên cứu để xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trường. Tỉnh hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết, dự án liên kết gồm đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng như nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. ồng thời, xây dựng mô hình khuyến nông hỗ trợ không quá 500 triệu đồng/mô hình. Hỗ trợ về giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm đối với địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn; hỗ trợ tối đa 70% ở địa bàn bãi ngang ven biển; hỗ trợ tối đa 50% ở địa bàn còn lại. Tỉnh phân bổ ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ. Tổng mức hỗ trợ không quá một tỷ đồng cho mỗi hợp đồng, dự án, kế hoạch liên kết.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu có bước phát triển mạnh. Sản xuất nông, lâm nghiệp, nhất là ngành thủy sản tăng trưởng nhanh cả về số lượng và chất lượng; cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực, đúng hướng; đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn người dân được cải thiện rõ rệt, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Lai Châu: Tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 5,07%/năm Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, công tác giảm nghèo bền vững ở tỉnh miền núi Lai Châu đã đạt được những kết quả tích cực. Giai đoạn 2016-2019, toàn tỉnh Lai Châu đã giảm 15.920 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm 20,28%, trung bình mỗi năm giảm 5,07%. Theo số liệu thống...