Để duy trì đường huyết ổn định
Sự gia tăng lượng đường trong máu sẽ kéo theo nguy cơ bệnh đái tháo đường và tim mạch. Những bí quyết sau giúp bạn giữ được mức đường huyết ổn định.
Đi dạo 30 phút mỗi ngày
Nếu có thời gian ngồi xem một tập phim truyền hình Hàn Quốc, chắc chắn bạn có đủ thời gian để đi bộ. Việc tăng cường sự khỏe mạnh của cơ bắp sẽ giúp bạn hấp thu insulin tốt hơn và tiêu thụ nhiều hơn nguồn năng lượng từ đường glucose.
Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính, hãy chia các bữa nhỏ trong ngày. Bạn cũng không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói nhằm tránh việc “trồi sụt” thất thường của lượng đường huyết.
Tăng cường chất xơ, càng tăng cường chất xơ trong khẩu phần (từ cơm, gạo thô đến rau xanh, trái cây, các loại đậu và cây họ đậu) thì lượng tinh bột càng được tiêu hóa chậm, mức glucose trong máu cũng ổn định. Nhờ vậy, bạn sẽ tránh được nguy cơ tăng đường huyết và còn giảm được cân nặng. Nếu ăn nhiều chất xơ mà cơ thể không tiêu hóa hết thì chúng cũng không làm bạn bị tăng cân.
Video đang HOT
Rắc thêm quế vào các món ăn
Cho thêm chút quế vào các món ăn như: cháo trong bữa sáng, bánh mì nướng hay sữa pho mát không béo. Quế vừa giúp insulin hoạt động hiệu quả vừa kích thích cơ thể tiết ra nhiều enzyme hơn nhằm đốt cháy glucose.
Ăn bưởi mỗi ngày
Một kết quả nghiên cứu cho thấy, ăn bưởi mỗi ngày sẽ giúp bạn hạn chế được mức insulin và glucose sau mỗi bữa ăn.
Ngay cả khi bạn đang thừa cân thì các sản phẩm từ sữa cũng góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ kháng cự insulin, vì các protein và enzyme trong sữa đã làm chậm sự chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành lượng đường trong máu. Uống sữa mỗi ngày có thể giảm được nguy cơ kháng cự insulin lên tới 20%.
Ngủ ngon và đủ giấc
Đã có những bằng chứng cho thấy rằng việc thiếu ngủ (ít hơn 6 tiếng mỗi ngày) sẽ “tàn phá” mức đường huyết và làm tăng kháng cự insulin. Tuy nhiên, không phải ngủ quá nhiều (hơn 8 giờ) là tốt, chúng cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng tương tự như việc thiếu ngủ.
Tập luyện các bài thể dục thư giãn
Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Duke, với sự tham gia của 100 người có mức đường huyết cao, thì các bài tập hít thở sâu hoặc thư giãn các cơ hay đơn giản chỉ là ngồi tĩnh tâm trong không gian yên lặng khoảng 10 phút, cũng giúp cải thiện mức đường huyết.
Giảm cân
Bạn không cần phải tốn quá nhiều công sức, chỉ cần giảm từ 3,5 – 4kg trong một năm là đủ để tạo nên sự khác biệt.
Theo SKDS/Healthywoman.com
Bệnh tiểu đường: Nên ăn gạo trắng hay gạo lức?
Một chuyên gia người Mỹ cho biết, ăn gạo nâu và bánh mì thay cho gạo trắng có thể giảm một phần ba nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard nói, gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì làm tăng hàm lượng đường trong máu.
Gạo lức và các loại thực phẩm ngũ cốc khác là lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe của người tiêu dùng vì làm giảm dần lượng đường glucose trong máu.
Hơn 70% số gạo tiêu thụ tại Anh và Mỹ là gạo trắng. Nghiên cứu trên 200.000 người Mỹ cho thấy, những người ăn gạo trắng đều dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.
Sau khi đã loại bỏ các yếu tố dẫn đến bệnh tiểu đường và tuổi tác, các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận: Những người ăn nhiều hơn 150g gạo trắng mỗi tuần sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn những người ăn gạo lức trong một tháng khoảng 17%. Mặc dù chỉ 2% số người trong nghiên cứu sử dụng gạo trắng nhưng kết quả này rất quan trọng.
Nhưng kết quả nghiên cứu trên những người ăn gạo lức lại đưa ra kết quả ngược lại, những người này không có dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2.
Các nhà nghiên cứu giải thích về sự khác biệt giữa hai loại gạo, giống như nhiều loại ngũ cốc khác, gạo lức có nhiều chất xơ và làm giảm năng lượng dần dần. Trong khi đó, chất cám và các vi khuẩn có lợi trong gạo trắng đã bị loại bỏ trong quá trình xay xát.
Điều này khiến cho gạo trắng có tỉ lệ Glycemic (GI) cao hơn, đây là nhân tố làm tăng hàm lượng đường trong máu.
Cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh tiểu đường loại 2 là tập thể dục đều đặn, duy trì chế độ ăn không có nhiều chất béo và đường, ăn thêm nhiều hoa quả.
Theo Tiền Phong/BBC
Đường và vị ngọt ngào "chết người" Các món ăn chứa nhiều đồ ngọt có sức hấp dẫn với nhiều người, tuy nhiên sự ngọt ngào này lại chứa đựng không ít những nguy cơ gây bệnh nếu chúng ta ăn quá nhiều và quá thường xuyên. Tổ chức Tiêu chuẩn thực phẩm (FSA) khuyến nghị rằng không nên "hấp thụ" quá 10% nhu cầu năng lượng của cơ thể...