Đe dọa để lấy 40 lượng vàng, cựu công an vào tù
Dù là công an nhưng Nguyễn Hữu Vương lại viết thư, nhắn tin uy hiếp, âm mưu cưỡng đoạt của người khác hơn 1,5 tỉ đồng.
Ngày 29-5, TAND TP HCM xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hữu Vương (SN 1987, trú tại huyện Hóc Môn, TP HCM) 2 năm 6 tháng tù giam về tội danh “Cưỡng đoạt tài sản”.
Bị cáo Nguyễn Hữu Vương tại tòa
Theo cáo trạng, ngày 18-9-2014, Vương gửi thư đe dọa đến gia đình anh Bùi Lê Phan, Nguyễn Văn Thư, chị Trần Thảo Ngân và Lê Đình Diễm Thúy (cùng ngụ quận 12, TP HCM), đòi mỗi người phải đưa cho mình từ 10 – 20 lượng vàng. Không chỉ vậy, Nguyễn Hữu Vương còn nhiều lần nhắn tin uy hiếp, hăm dọa sẽ ra tay sát hại nếu nạn nhân không đáp ứng yêu cầu.
Đến trưa 19-9, Vương bị Công an quận 12, TP HCM bắt quả tang khi đang cưỡng đoạt 70 triệu đồng của nạn nhân. VKSND TP HCM kết luận tổng giá trị tài sản mà Vương muốn chiếm đoạt của các nạn nhân nói trên là hơn 1, 5 tỉ đồng (bao gồm 40 lượng vàng và hơn 100 triệu đồng).
Từ năm 2012 cho đến ngày bị bắt giữ, bị cáo đi nghĩa vụ quân sự rồi làm công an tại Phòng Cảnh sát Bảo vệ – Công an TP HCM.
Video đang HOT
Theo Hồng Nhung
Người lao động
Khởi tố kẻ chiếm đoạt hàng trăm tỷ của Nhà nước
Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ lập công ty "ma" để bán hóa đơn, hợp thức hoá đơn trôi nổi rồi chiếm đoạt hàng trăm tỷ của Nhà nước, tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mỏ Việt Bắc.
Hai đối tượng La và Dậu
Chiều 28/5, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC 46 - Công an thành phố Hà Nội) cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Mua, bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng" tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mỏ Việt Bắc.
Cơ quan cảnh sát điều tra cũng ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Văn La (SN 1963, ở tại phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội), là nhân viên công ty này về hành vi Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Mua trái phép hóa đơn giá trị gia tăng, theo điều 280 và 164a Bộ Luật hình sự.
Khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Dậu (SN 1967, trú tại Lô 34, Đầm Hồng, Thanh Xuân, Hà Nội) về hành vi "Bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng" theo điều 164a Bộ Luật hình sự.
Các quyết định khởi tố trên đều được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Theo tài liệu điều tra, từ năm 2010 đến nay, La có nhiệm vụ lập phương án kinh doanh mua bán các vật tư, thiết bị thay thế cho máy móc, phương tiện đang sử dụng bị hư hỏng của các công ty khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh.
Tuy nhiên, thực tế La mua các vật tư thiết bị trôi nổi trên thị trường. Để hợp thức các vật tư, thiết bị này, đối tượng đã bàn bạc thống nhất với Nguyễn Thị Dậu để Dậu thành lập doanh nghiệp bán hóa đơn Giá trị gia tăng hợp thức hàng hóa đầu vào cho La.
Nguồn hàng do La mua là vật tư cũ trôi nổi trên thị trường. Sau đó, bội đôi này tạo dựng hợp đồng khống về các hàng hóa mua trôi nổi trên thành các hàng hóa có nguồn gốc mới 100% nhập khẩu từ Nhật, Mỹ, Đức.
Lê Văn La cung cấp các thông tin về số lượng hàng hóa, giá cả để Nguyễn Thị Dậu viết vào các hóa đơn giá trị gia tăng (liên 2) cung cấp cho La. Sau đó, La chuyển tiền vào tài khoản của các công ty "ma" do Dậu thành lập. Dậu ra ngân hàng rút tiền, giữ lại cho bản thân 10% giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn, số tiền còn lại 90% Dậu chuyển vào tài khoản cá nhân của La.
Ngày 13/5/2015, Công ty cổ phần Mỏ Việt Bắc đã chuyển vào tài khoản của Công ty Xuất nhập khẩu đầu tư Lâm Nguyên do Dậu thành lập tại ngân hàng Vietcombank số tiền 4,68 tỷ đồng. Tiếp đó, Dậu đã đến một phòng giao dịch của ngân hàng Vietcombank rút séc tiền mặt số tiền này.
Ngay sau khi rút tiền, Dậu đã chuyển gần 4,32 tỷ đồng vào tài khoản đứng tên Lê Văn La tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Quảng Ninh.
Số tiền 4,68 tỷ đồng là số tiền giao dịch về việc mua bán hóa đơn giá trị gia tăng giữa bộ đôi này. Trong đó hơn 360 triệu đồng là hoa hồng phần trăm mà Dậu được hưởng, phần tiền còn lại Dậu chuyển lại vào tài khoản của Lê Văn La.
Theo cơ quan cảnh sát điều tra, Lê Văn La đã phối hợp với Nguyễn Thị Dậu thành lập 8 "doanh nghiệp ma" để bán hóa đơn nhằm hợp thức hàng hóa đầu vào không có nguồn gốc.
Thượng tá Mai Trọng Thắng, Phó Trưởng phòng PC 46, Phó Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết: Các đối tượng vi phạm thường sử dụng thủ đoạn mượn chứng minh thư nhân dân và xin phép đăng ký kinh doanh để thành lập các công ty "ma". Khi có tư cách pháp nhân, các công ty này đã dùng thủ đoạn ghi hóa đơn liên 2 cấp cho khách hàng với giá trị cao. Song, liên 1 và 3 dùng để khai thuế thường chỉ ghi số lượng nhỏ, đồng thời mua hóa đơn trôi nổi hợp thức hóa đầu vào.
Từ năm 2010 đến năm 2014, Lê Văn La đã chuyển 144 tỷ đồng cho các công ty "ma" của Nguyễn Thị Dậu. Sau đó, Dậu đến ngân hàng rút tiền, giữ lại 5-10% (tiền hoa hồng đã thỏa thuận với Lê Văn La) sau đó chuyển lại 90-95% tiền mà Công ty Việt Bắc vào tài khoản của La.
Hiện, cơ quan công an đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
Khánh Công
Theo_VnMedia
Khởi tố vụ 8 doanh nghiệp "ma" chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng Đối tượng dùng nguồn hàng cũ, trôi nổi trên thị trường, sau đó được hợp thức trên hợp đồng mua bán là hàng mới 100%, có nguồn gốc Nhật, Mỹ, Đức để chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng. Con dấu và hóa đơn các đối tượng sử dụng để chiếm đoạt tài sản. Chiều 28.5, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản...