‘Dè dặt’ vận tải hành khách liên tỉnh
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa báo cáo Chính phủ đánh giá tình hình thí điểm vận tải hành khách đường bộ, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 từ ngày 13-20/10.
Đáng chú ý, do đội ngũ lái, phụ xe cả nước chưa được tiêm đủ liều vaccine, nên hầu hết các doanh nghiệp vận tải vẫn “dè dặt” đăng ký.
Vắng khách, doanh nghiệp “thờ ơ”
Bộ GTVT đã cho phép thí điểm vận tải hành khách liên tỉnh từ ngày 13-18/10, nhưng mới có 38 địa phương đồng ý mở lại và lượng hành khách đi xe vắng, các doanh nghiệp vận tải cũng tỏ ra e dè. Nguyên nhân chính theo rà soát của của Bộ GTVT là do nhiều tỉnh, thành phố chưa thống nhất công bố cấp độ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Thống kê, các địa phương triển khai hoạt động xe khách liên tỉnh có gần 800 tuyến, nhưng chỉ có gần 600 tuyến chạy, với hơn 1.000 chuyến/ngày, chở hơn 5.600 khách, bình quân mỗi chuyến xe chở khoảng 8 hành khách.
Từ ngày 12/10, bến xe Giáp Bát (Hà Nội) đã triển khai các biện pháp sẵn sàng đón xe và hành khách trở lại bến. Ảnh: Lê Phú.
Theo lãnh đạo các Sở GTVT, hiện các tuyến vận tải khách đã được mở lại, doanh nghiệp có thể khai thác tất cả các tuyến. Tuy nhiên, các nhà xe vẫn chưa sẵn sàng do ảnh hưởng sâu từ đợt dịch thứ 4, cộng với lượng khách đi lại hạn chế và sự thiếu thống nhất cấp độ dịch của các địa phương đầu – cuối tuyến vận tải.
Video đang HOT
Đơn cử, ông Nguyễn Viết Hùng, Trưởng phòng Quản lý vận tải Sở GTVT Nghệ An cho biết, việc mở tuyến từ Nghệ An đi các tỉnh vẫn gặp khó, do các sở liên quan vẫn chưa có ý kiến thông báo cho phép mở lại. Thêm vào đó, bản thân các doanh nghiệp chưa mặn mà, vì chưa thể sàng lọc hành khách vùng dịch, vùng nguy cơ cao. Vì vậy, các bộ, ngành, cơ quan liên quan cần sớm xây dựng bản đồ thông tin dịch tễ chung toàn quốc.
Về vấn đề này, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) cho hay, thời gian thí điểm ngắn, nên lượng hành khách giữa hai đầu bến ít, nhiều tuyến xe hoạt động, nhưng không có khách do tâm lý còn e ngại. Bên cạnh đó, các địa phương hiện khó thực hiện quy định lái, phụ xe phải tiêm đủ liều vaccine, hầu hết đội ngũ này hiện mới chỉ được tiêm 1 liều, không đáp ứng điều kiện để hoạt động thí điểm. Trong khi đó, việc công bố cấp độ dịch tại các địa phương chưa kịp thời, dẫn đến việc tổ chức hoạt động vận tải hành khách lúng túng.
Còn theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, nhu cầu đi lại bằng vận tải liên tỉnh của người dân sau khi nới lỏng giãn cách còn thấp. Theo chỉ đạo mới nhất của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định của Bộ GTVT, điều kiện đi lại của người dân đã được điều chỉnh thông thoáng hơn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhưng hành khách vẫn còn e dè các điều kiện an toàn thích ứng.
Tháo gỡ như thế nào?
Theo ông Nguyễn Quốc Mạnh, Giám đốc Công ty CP Vận tải ô tô Điện Biên, với tần suất được chạy 30% số chuyến, trong một tuần thí điểm, doanh nghiệp chỉ được chạy một chuyến xe Điện Biên – Hà Nội với lượng khách đạt 15% tải trọng. Các nhà xe ở địa phương này muốn chạy, nhưng không có khách, thu không đủ bù chi trả lương, chi phí xét nghiệm lái xe và không được hỗ trợ từ tỉnh, nên không ít doanh nghiệp nản lỏng…
Nhiều địa phương trong hoàn cảnh tương tự đều mong muốn những khúc mắc này cần sớm được các địa phương quan tâm tháo gỡ, mới có thể phục hồi vận tải hành khách đường bộ hiện nay.
Bà Phan Thị Thu Hiền cho rằng, Bộ Y tế cần sớm chỉ đạo Sở Y tế các địa phương công bố kịp thời cấp độ dịch trên trang thông tin điện tử của Bộ, để các Sở GTVT tra cứu và thống nhất tổ chức hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh; đồng thời, các địa phương có kế hoạch khẩn trương tiêm vaccine cho lái xe, đảm bảo nhân sự cho tổ chức vận tải.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, khi thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″, Bộ GTVT đã rà soát lại và ban hành quy định mới phù hợp với mục đích, yêu cầu, nội dung, giải pháp của Nghị quyết. Đặc biệt là phù hợp với những quy định mới của Bộ Y tế thể hiện ở Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP.
Sau khi Nghị quyết 128/CP ra đời, Bộ GTVT đã ban hành các quyết định hướng dẫn về vận tải khách đường bộ. Trên cơ sở Quyết định 4800/BYT, Bộ GTVT cũng cụ thể hóa với các lĩnh vực cụ thể của ngành. Đây là cơ sở để các địa phương áp dụng thực hiện đồng bộ trên cả nước, nhất là lĩnh vực vận tải. Trong quá trình tổ chức thực hiện, vấn đề kiểm soát, theo dõi, kiểm tra hết sức quan trọng, nếu không tổ chức tốt, nhắc nhở kịp thời thì dễ tạo những xung đột mới, điểm nghẽn mới và sẽ tạo ra bức xúc của người dân và dư luận.
“Bộ GTVT đang đánh giá lại, sau ngày 20/10 sẽ có hướng dẫn thích ứng được ban hành theo tinh thần Nghị quyết 128/CP, trong đó có thể tăng về tần suất hoạt động vận tải đường bộ. Quy định của Bộ Y tế đã rõ ràng, nhưng cần tránh tình trạng các chốt mỗi nơi một kiểu, một quan điểm thực hiện. Các địa phương cũng phải sớm công khai cấp độ dịch để vận tải được thông suốt”, Thứ trưởng Lê Đình Thọ khẳng định.
Nhiều doanh nghiệp vận tải Quảng Ninh chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình
Từ ngày 15/4 đến 15/7, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm về thiết bị giám sát hành trình (GSHT) của xe ô tô vận tải trên cả nước.
Đợt kiểm tra này nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi vi phạm về lắp đặt, khai thác, sử dụng dữ liệu từ thiết bị GSHT đối với đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe kinh doanh vận tải. Đồng thời, qua đợt kiểm tra nâng cao hiệu quả khai thác dữ liệu từ thiết bị GSHT, quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh vận tải, góp phần đảm bảo an toàn giao thông.
Tỉnh Quảng Ninh hiện đang có hơn 200 đơn vị đăng ký kinh doanh vận tải hành khách đường bộ với tổng số hơn 4.000 đầu phương tiện ở các loại hình xe khách tuyến cố định, xe taxi, hợp đồng và xe buýt. Dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho hoạt động kinh doanh vận tải hành khách của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề dẫn đến việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình gặp rất nhiều khó khăn.
Dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho hoạt động kinh doanh vận tải hành khách của doanh nghiệp ảnh hưởng nặng nề nên việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cũng gặp nhiều khó khăn.
Ông Đoàn Thế Xuyên, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Phúc Xuyên, đơn vị có hơn 400 phương tiện kinh doanh vận tải cho biết, hiện công ty đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho một số phương tiện, trong đó chủ yếu là xe chạy tuyến đường dài. Tuy nhiên để lắp đặt đại trà thì Công ty rất khó thực hiện bởi một số xe chỉ đạt 30% công suất khai thác, thậm chí là không hoạt động.
"Các doanh nghiệp vận tải đang rất khó khăn và nó liên quan đến vấn đề tài chính là chủ yếu, cụ thể hơn đó là nguồn kinh phí bỏ ra để thay đổi. Nếu cộng tất cả chi phí bao gồm cả thay đổi thiết bị giám sát hành trình số tiền cũng phải lên đến hơn 10 triệu/xe. Việc bỏ ra hơn 10 triệu chỉ để phục vụ một hợp đồng du lịch thì nhiều doanh nghiệp người ta vẫn lựa chọn là để lực lượng chức năng dừng xe còn hơn tiến hành việc lắp đặt. Cho nên nguyện vọng của chúng tôi đó là mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước lùi lại thời hạn tổng kiểm tra để doanh nghiệp có thời gian" - ông Đoàn Thế Xuyên nói.
Dữ liệu từ hệ thống giám sát hành trình có thể ghi nhận các hành vi vi phạm quy định pháp luật của người lái xe trong quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông (ngủ gật hoặc mất tập trung khi lái xe, sử dụng điện thoại khi lái xe, chở quá số người quy định, có hành vi cư xử thiếu văn hóa với hành khách, lái xe quá thời gian quy định, các tình huống bất thường khác...) giúp đơn vị kinh doanh vận tải kịp thời nhắc nhở, cảnh báo, ngăn ngừa lái xe vi phạm. Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình cũng sẽ được cung cấp cho cơ quan công an, thanh tra giao thông và cơ quan chức năng khác nhằm bảo đảm việc giám sát công khai, minh bạch.
Tuy nhiên, Tổng cục đường bộ Việt Nam cho biết dù đã nhiều lần chỉ đạo các Sở Giao thông Vận tải, các đơn vị kinh doanh vận tải phải có biện pháp theo dõi, chấn chỉnh và xử lý vi phạm thông qua thiết bị giám sát hành trình nhưng trên thực tế, hiện vẫn có khá nhiều chủ phương tiện không thực hiện truyền dữ liệu về Trung tâm giám sát theo quy định.
Đợt cao điểm nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi vi phạm về lắp đặt, khai thác, sử dụng dữ liệu từ thiết bị GSHT, quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh vận tải nhằm đảm bảo an toàn giao thông.
Ông Trần Văn Thuyết, Chủ tịch Hiệp hội ô tô vận tải tỉnh Quảng Ninh, nêu quan điểm: "Chủ trương này theo tôi cũng rất hiệu quả cho công tác quản lý vận tải của doanh nghiệp, giúp nâng cao được ý thức của các lái xe, giúp quản lý luồng tuyến của các xe hoạt động. Đây là ưu điểm để các doanh nghiệp nếu có điều kiện để thực hiện nghiêm túc thì doanh nghiệp cũng có lợi. Tuy nhiên hiện nay do chúng ta triển khai chưa đồng bộ, có tỉnh thì quyết liệt, có tỉnh thì chưa cho nên việc các doanh nghiệp có số lượng xe nhỏ vẫn chưa thực sự chú trọng việc đó".
Thời gian gần đây, liên tục xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến ô tô kinh doanh vận tải, làm chết và bị thương nhiều người. Trong đợt kiểm tra này, lực lượng chức năng sẽ tập trung xử lý các vi phạm về lắp đặt, duy trì hoạt động; vi phạm về cung cấp, cập nhật, truyền các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình; các hành vi sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị và các hành vi vi phạm khác.
Tai nạn giao thông vẫn gia tăng tại một số địa phương trong 9 tháng năm 2021 Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGTQG), 9 tháng năm 2021, tai nạn giao thông (TNGT) giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này do trong 3 tháng qua, cả nước thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19, nên...