Để dân xây nhà không phép ven sông, chủ tịch xã, phường phải chịu trách nhiệm
“Từ nay, nếu để xảy ra tình trạng dân xây nhà không phép ven sông thì Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn phải chịu trách nhiệm”, đó là nhấn mạnh của Chủ tịch UBND TP Cần Thơ tại cuộc họp sơ kết công tác phòng, chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn 5 tháng đầu năm 2018, chiều 31/5 tại UBND TP Cần Thơ.
Hiện trường vụ sạt lở bờ sông làm 7 căn nhà ở ấp Thới Lợi, phường Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ mới đây.
Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Ngọc Hè – Giám đốc Sở NN & PTNT TP Cần Thơ cho biết, 5 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn Cần Thơ xảy ra 9 đợt lốc xoáy (làm sập 10 căn nhà, tốc mái 32 căn) và 9 điểm sạt lở (làm sạt lở hoàn toàn 10 căn nhà, ảnh hưởng 37 căn, tổng chiều dài sạt lở 368 m). Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra ước tính khoảng trên 32 tỷ đồng, riêng thiệt hại do sạt lở bờ sông là hơn 31 tỷ đồng.
Tại cuộc họp, Đại tá Trần Ngọc Hạnh – Giám đốc Công an TP Cần Thơ đề nghị các đơn vị liên quan hàng năm phải khảo sát, tính toán cụ thể rồi đề xuất các phương án với lãnh đạo UBND thành phố. “Chúng ta phải có phương án cụ thể khi có vụ việc xảy ra để không bị động. Chúng ta không nên để vụ việc xảy ra nhưng vẫn chưa có phương án ứng cứu thích hợp”, ông Hạnh nhấn mạnh.
Ông Hạnh cũng đề nghị: Hàng năm cần có kinh phí sẵn để phân bổ cho các đơn vị, khi có tình huống xảy ra thì có thể triển khai phương án ứng cứu kịp thời, phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa từng cơ quan, đơn vị. Hàng năm, chúng ta cần tổ chức diễn tập cứu hộ, sạt lở, đây là hành động thiết thực để có thể ứng phó kịp thời.
Đại tá Trần Ngọc Hạnh – Giám đốc Công an Cần Thơ phát biểu tại cuộc họp
Video đang HOT
Ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ lưu ý các việc: Tăng cường công tác rà soát, dự báo trong việc phòng chống thiên tai. Trong đó, đối với sạt lở cần kiểm tra, rà soát các điểm có nguy cơ để có biện pháp phòng ngừa, đảm bảo chính xác, kịp thời, chủ động. “Chúng ta không thể chống lại được thiên tai nhưng nếu làm tốt công tác rà soát, dự báo có phương án ứng cứu kịp thời thì thiệt hại sẽ giảm”, ông Thống nói.
Đối với các lực lượng chủ lực xử lý tình huống như quân sự, công an, PCCC, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn các quận, huyện phải có ý thức, phương án và thường xuyên sẵn sàng ứng phó với tình huống. Trong kế hoạch công tác lúc nào cũng phải đề cập đến nhiệm vụ này.
Ông Thống cũng lưu ý, nếu không may khi có sự cố xảy ra thì phải đảm bảo sự chỉ huy thống nhất. Công tác phối hợp không thống nhất thì hiệu quả sẽ không cao, do đó cần rà soát lại việc phân công, trong tình huống nào thì ai là chỉ huy để phối hợp đồng bộ.
Ông Võ Thành Thống – Chủ tịch UBND TP Cần Thơ phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
Riêng vấn đề sạt lở, ông Thống đề nghị các quận, huyện rà soát các điểm có nguy cơ trước mắt, lâu dài để có biện pháp. Biện pháp phải bao gồm cả công trình và phi công trình, không phải cứ sạt lở là làm bờ kè kiên cố vì Cần Thơ sông rạch rất nhiều, kinh phí không đảm đương nổi. Thay vào đó, nên phát động cho người dân tổ chức thực hiện các biện pháp phi công trình, trồng cây giữ đất…
Nhấn mạnh đến việc nhà ở ven sông bị sạt lở, ông Thống chỉ đạo: Về lâu dài không thể để nhà sàn trên sông, ảnh hưởng đến mỹ quan, vệ sinh môi trường và hành lang giao thông. “Từ nay trở đi phải chấm dứt việc cấp phép cho dân xây dựng nhà trên sông. UBND các xã, phường, thị trấn phải chịu trách nhiệm chính, nếu để xảy ra ở đâu thì Chủ tịch UBND cấp đó phải chịu. Tôi giao cho lãnh đạo UBND quận, huyện phải quản lý hiệu quả vấn đề này, nếu quản lý không tốt thì lãnh đạo quận, huyện cũng sẽ bị quy trách nhiệm”, ông Thống nhấn mạnh.
Liên quan đến vụ sạt lở ở khu vực Thới Lợi, phường Thới An, quận Ô Môn mới đây làm 7 căn nhà đổ sập xuống sông và nhiều ngôi nhà khác bị ảnh hưởng, ông Thống đề nghị lãnh đạo địa phương rà soát, xem xét, ai không có chỗ ở khác thì xem xét tái định cư cho người dân, nhất quyết không để người dân xây nhà trở lại nơi cũ. Những hộ chưa bị ảnh hưởng cũng phải có phương án di dời, phải có kế hoạch lâu dài như các khu dân cư nông thôn, nhà ở xã hội…
Phạm Tâm
Theo Dantri
Thành phố thông minh - chiến lược cho sự phát triển của Cần Thơ
"Việc nghiên cứu, triển khai mô hình quản lý và phát triển đô thị theo hướng thông minh không chỉ có ý nghĩa cấp bách trước mắt mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài cho sự phát triển bền vững của TP Cần Thơ. Xây dựng đô thị thông minh là một lựa chọn tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới".
Ngày 21/5, tại Cần Thơ đã diễn ra hội thảo "Xây dựng TP Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh giai đoạn 2016-2025".
Ông Võ Thành Thống - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ phát biểu tại hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, ông Võ Thành Thống - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết: "Cần Thơ xác định mục tiêu xây dựng và phát triển đô thị ngày càng văn minh, hiện đại; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Phát triển đô thị xanh, sạch, đẹp, phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn".
"Việc nghiên cứu, triển khai mô hình quản lý và phát triển đô thị theo hướng thông minh không chỉ có ý nghĩa cấp bách trước mắt mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài cho sự phát triển bền vững của TP Cần Thơ. Xây dựng đô thị thông minh là một lựa chọn tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới", ông Thống nói.
Tại hội nghị PGS.TS Nguyễn Văn Thành, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an, thành viên sáng lập xây dựng chỉ số quản lý đô thị thế giới đã phân tích các điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức khi xây dựng mô hình TP thông minh.
Theo ông Thành, trong những năm gần đây, "Thành phố thông minh" đã trở thành mô hình mẫu của nhiều đô thị hiện đại trên thế giới. Tuy nhiên, quá trình phát triển "Thành phố thông minh" không chỉ dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến mà còn cần một hệ thống quản trị thông minh, đảm bảo mạng lưới tích hợp và tương thích giữa yếu tố công nghệ mới với những đặc thù của địa phương. Xây dựng mô hình quản trị đô thị thông minh là điều mà chính quyền nhiều địa phương ở Việt Nam cần học tập từ kinh nghiệm đi trước của những thành phố phát triển trên thế giới.
Thượng tướng, PGS-TS Nguyễn Văn Thành, phát biểu tham luận tại Hội thảo.
"Về mặt khoa học, việc xây dựng bất cứ mô hình nào cũng cần được trải nghiệm trên thực tiễn, qua đó đánh giá, rút kinh nghiệm. Đặc biệt, thành phố là một xã hội, một phương thức phát triển của xã hội loài người, bao hàm rất nhiều mối quan hệ, các nhóm đối tượng với trình độ nhận thức, quan niệm, niềm tin, tôn giáo khác nhau, quy mô dân số và diện tích khác nhau, điều kiện tự nhiên khác nhau. Do vậy, các địa phương khác nhau, các quốc gia khác nhau cũng cần có mô hình thực tế phù hợp", ông Nguyễn Văn Thành cho biết.
Tại hội thảo, Cần Thơ cũng đưa ra Dự thảo đề án triển khai xây dựng thành phố thông minh giai đoạn 2016-2025. Theo đó, xác định xây dựng và phát triển Cần Thơ trở thành thành phố văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp... là thành phố cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mekong. Phấn đấu trở thành trung tâm phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của ĐBSCL, là một cực phát triển đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng.
Được biết, qua hội thảo Cần Thơ sẽ xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia để TP hoàn thiện đề án và sẽ khởi động đề án từ tháng 6/2018.
Hoàng Tùng
Theo Dantri
BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp bị lập 2 biên bản xử phạt vì... không xả trạm Theo qui định đối với đơn vị thu phí, khi kẹt xe ở một làn đường kéo dài từ 750m đến 1km là xả trạm. Thế nhưng từ ngày 4-5/01, tại trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp hơn 2 lần xảy ra tình trạng kẹt xe kéo dài từ 2-5km nhưng đơn vị này vẫn không xả trạm. Đỉnh điểm kẹt xe...