Để có nhiều hơn những “sao mai” như Hai Long…
Sau kỳ tích Thường Châu của U23 Việt Nam, bóng đá trẻ được quan tâm hơn rất nhiều. Với Quảng Ninh, đào tạo trẻ, tạo lớp kế cận đang được thực hiện cẩn thận, bài bản hơn, bước đầu rút ngắn chặng đường dài này.
Sau những thăng trầm của mùa giải V-league 2020, có lẽ điều đọng lại, làm khán giả Vùng mỏ cảm thấy vui đó là sự tiến bộ của các cầu thủ trẻ Than Quảng Ninh. Sự trình làng của Hai Long và các cầu thủ trẻ Than Quảng Ninh cho thấy sự quan tâm, đầu tư công tác đào tạo trẻ.
Được “thử lửa” ở các sân chơi chuyên nghiệp giúp Hai Long và các cầu thủ trẻ khác được rèn luyện và chứng minh tài năng.
Câu chuyện của Hai Long và các cầu thủ trẻ Than Quảng Ninh là một ví dụ. Ít ai biết rằng trước khi toả sáng, Hai Long từng ăn tập ở Viettel 5 năm đầu sự nghiệp. Tới 2015, Than Quảng Ninh đã kéo Hai Long về để mài rũa. Đầu năm 2020, Hai Long được tin cậy đôn lên đội 1, ra sân đôi lần từ ghế dự bị. Được tin cậy, được rèn luyện, Hai Long đã phát triển tài năng khi thay thế Hải Huy chấn thương.
Nhìn vào truyền thống, dù chơi ở cấp độ nào, bóng đá Vùng mỏ cũng thường xuyên sản sinh những cầu thủ trẻ tài năng. Trước đó, lò đào tạo của Than Quảng Ninh đã cho ra lớp cầu thủ trẻ đã chung vai đưa Than Quảng Ninh lên chuyên nghiệp, với những gương mặt nổi bật như: Minh Tuấn, Hải Huy, Tuấn Linh… Họ cùng ăn tập, trưởng thành và cùng nhau toả sáng, trở thành trụ cột của đội Than Quảng Ninh ở V-league.
Video đang HOT
Điều này cho thấy, bóng đá trẻ Quảng Ninh rất có triển vọng và không thiếu những tài năng và phát lộ được bao nhiêu có lẽ một phần quan trọng là từ hệ thống đào tạo trẻ được quan tâm ra sao. Nhìn rộng ra các địa phương có “lò” đào tạo được đánh giá tốt, dễ thấy, ngoài truyền thống, mỗi nơi đều có sự quan tâm lớn, đầu tư bài bản. Đó là truyền thống và sự đồng đều các tuyến ở lò đào tạo có tiếng của Sông Lam Nghệ An; sự bài bản và đội ngũ tuyển trạch tài năng ở “lò” Hà Nội FC hoặc chú trọng “thầy giỏi sẽ có trò giỏi” của “lò” VPF. Cao hơn nữa đó là sự đầu tư bài bản, quy mô và khoa học từ cơ sở vật chất tới công thức ở Hoàng Anh Gia Lai hoặc Viettel.
Để khắc phục những “lỗ hổng”, thiếu đồng bộ trong đào tạo các tuyến trẻ từ trước, Quảng Ninh đã triển khai chương trình đào tạo theo cơ chế “đặt hàng”. Công tác đào tạo trẻ được “quy về một mối” cho Công ty TNHH MTV Bóng đá Than Quảng Ninh – đơn vị quản lý đội bóng Than Quảng Ninh. Cách làm này tạo nên sự thông suốt từ khâu tuyển chọn tới công tác đào tạo, sát với nhu cầu sử dụng với kết quả, mục tiêu đạt được theo yêu cầu “đặt hàng”. Theo đó, từ tuyển lớn cho đến U11 thực hiện theo giáo trình đồng bộ, từ bài kiểm tra đầu vào, đến các bài kiểm tra thường kỳ. HLV trưởng đội Than Quảng Ninh kiêm Giám đốc kỹ thuật thống nhất giáo án từ U15, U17 cho đến U21. Công tác kiểm tra, tuyển chọn và thải loại đều thống nhất theo một hướng, không có sự vênh nhau giữa nhu cầu sử dụng và đào tạo.
Chú trọng “có thầy giỏi mới có trò giỏi”, các HLV tham gia công tác huấn luyện đều là các cầu thủ chuyên nghiệp nghỉ thi đấu tham gia huấn luyện. Tiêu biểu như: Nguyễn Huy Cường (HLV U17), Hoàng Tuấn Anh (HLV U11), Nguyễn Xuân Quyết (HLV U15)… Ngoài ra, các cầu thủ trẻ có kỹ năng cũng được cho mượn để được thi đấu, cọ sát nhiều hơn ở các giải cấp thấp.
Các cầu thủ U13 Than Quảng Ninh đã xuất sắc giành quyền tham dự vòng chung kết U13 toàn quốc sau 11 năm vắng bóng ở sân chơi này.
Có thể thấy bước đầu đào tạo trẻ đã có nhiều chuyển biến, áp dụng được các điểm ưu việt mà các trung tâm đào tạo trẻ có tiếng trong nước. Đào tạo trẻ bước đầu đã thu được “trái ngọt” đầu tiên khi tuyển các lứa U đã dần khẳng định tên tuổi ở các giải cấp Quốc gia, thay vì các mùa giải trắng tay hoặc ngồi nhà xem đội bạn thi đấu. Các cầu thủ trẻ được đôn lên đội 1 cũng dần tăng. Năm 2019 có 2 cầu thủ, 2020 có 6 thì 3 cầu thủ được thi đấu, trong đó Hai Long toả sáng rực rỡ. Các “sao mai” Than Quảng Ninh cũng dần khẳng định mình và được HLV Troussier, Park Hang-seo triệu tập lên các đội tuyển Quốc gia như: Bùi Ngọc Long triệu lên U19 Quốc gia; Nguyễn Hai Long, Vũ Hồng Quân lên tuyển U22…
Đào tạo trẻ là cách làm từ gốc, từ đó cho các kết quả bền vững trong bóng đá và Quảng Ninh đang quan tâm những bước khởi đầu. Nhiều người vẫn ca ngợi cách làm của Viettel, Hoàng Anh Gia Lai. Đơn cử như ở Hoàng Anh Gia Lai, ngoài cơ sở vật chất đầy đủ, ngay mùa đầu tuyển sinh 2017, Hoàng Anh Gia Lai nhận 21.000 đơn, 7.000 cầu thủ được chọn để lấy 18 người và từ đó mới ra được lớp Tuấn Anh, Xuân Trường, Công Phượng. Ngoài các giáo án, phương pháp tiên tiến, các cầu thủ được chăm sóc dinh dưỡng, sức khoẻ, y tế tiên tiến. Đơn cử như chấn thương của Tuấn Anh, Xuân Trường đều được chỉ định điều trị ở nền y học thể thao tiên tiến của Pháp, Singapore… tốn hàng trăm triệu tới cả tỷ đồng.
Nói như vậy để thấy rằng, để thành công, đào tạo trẻ đòi hỏi đầu tư lớn, cách làm bài bản, xuyên suốt, chứ không thể “một sớm, một chiều”… là thành công. Chính vì thế, trong tương lai cần quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư cơ sở vật chất, sân tập, nơi ở tập trung dễ quản lý cầu thủ, tuyển mộ tài năng rộng, tới chế độ dinh dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng HLV, tăng cường cọ sát để từ đó phát huy được tài năng cầu thủ trẻ.
"Luồng gió mới" từ công tác đào tạo trẻ
Không chỉ giành được vị trí cao, lịch sử trong mùa giải 2019 và ở nửa chặng đường mùa giải 2020, Than Quảng Ninh (TQN) liên tục giới thiệu những gương mặt mới, "sao mai" cho tuyển Quốc gia. Thành công đó một phần từ thành quả của công tác đào tạo trẻ ngày càng bài bản.
Mùa giải 2019 - 2020 là mùa giải lịch sử, khi thầy trò HLV Phan Thanh Hùng vượt khó viết nên lịch sử cho đội bóng. Không chỉ thuyết phục về điểm số, TQN đang dần xây dựng lối chơi đẹp mắt và chinh phục khán giả bằng sự chuyên nghiệp về sân bãi, trang phục, khán giả cuồng nhiệt... Nhiều gương mặt trẻ thi đấu chững chạc ở đội 1 khi mới ở độ tuổi mười chín, đôi mươi, nhiều "sao mai" được HLV Park Hang-seo quan tâm gọi lên tuyển quốc gia các lứa tuổi.
Mở rộng diện tuyển chọn tài năng trẻ giúp bóng đá Quảng Ninh không bỏ lọt tài năng. Ảnh: Một buổi tuyển chọn tài năng trẻ tổ chức ở TX Đông Triều năm 2019. Ảnh: CLB Bóng đá Than Quảng Ninh.
Cách mà TQN đang làm thực sự là những tín hiệu vui để người yêu bóng đá phấn khởi. Chia sẻ về câu chuyện này, ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở VH-TT, cho biết: Bóng đá Quảng Ninh ngày càng phát triển sau những thăng trầm từ hạng Nhất lên Chuyên nghiệp. Để tìm kiếm nguồn VĐV chất lượng cao, chúng tôi đang nghiên cứu, học tập ở các tỉnh, CLB có nền bóng đá phát triển. Sở và các đơn vị liên quan đã tham mưu cho tỉnh và vào cuộc nghiêm túc, thực hiện đồng bộ trong công tác đào tạo.
Theo đó, tỉnh Quảng Ninh đã quyết định bàn giao toàn bộ hoạt động chiêu sinh, đào tạo bóng đá trẻ về cho Công ty TNHH MTV Bóng đá TQN. Có câu chuyện này bởi thông thường trong phát triển bóng đá chuyên nghiệp, FIFA yêu cầu các CLB phải đảm bảo công tác đào tạo trẻ đồng bộ từ U11 đến U21, giúp các CLB lập hồ sơ theo dõi, đánh giá sự phát triển của các cầu thủ mình đào tạo, có kế hoạch sử dụng và phát triển tài năng cầu thủ.
Trước đây, CLB TQN do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam quản lý, chỉ duy trì 2 tuyến trẻ U19, U21. Các tuyến U (11, 13,15,17), Sở VH-TT phải gánh vác. Việc "lệch pha" này đã mang lại hiệu quả không cao và bỏ sót nhiều tài năng từ các địa phương. Môi trường sinh hoạt và tập luyện không đồng nhất, giáo án tập luyện không theo hệ thống khiến chất lượng đào tạo trẻ kém, không đồng bộ giữa các tuyến...Vì thế từ năm 2018, chương trình đào tạo được thực hiện theo cơ chế "đặt hàng", đặt ra mục tiêu, kết quả cụ thể với vai trò giám sát của cơ quan chức năng.
Cách làm này tạo nên sự thông suốt từ khâu tuyển chọn tới công tác đào tạo, sát với nhu cầu sử dụng. Trong mùa tuyển sinh đầu tiên năm 2019, Công ty đã được mở rộng diện tuyển trong tỉnh tới các tỉnh thành, các trung tâm trong cả nước. Thống kê cho thấy đã có hơn 1.000 VĐV ở các tỉnh, thành khác dự tuyển cho lứa tuổi U11, U13, U15. Từ đó, giúp việc tuyển chọn có cơ hội tuyển được nhiều nhân tài cho bóng đá tỉnh nhà.
Về đào tạo, từ đội tuyển lớn cho đến U11 thực hiện theo giáo trình đồng bộ, từ bài kiểm tra đầu vào, đến các bài kiểm tra VĐV thường kì. Ông Phan Thanh Hùng, HLV trưởng kiêm Giám đốc kỹ thuật thống nhất giáo án từ U15, U17 cho đến U21. Hàng tháng sẽ có buổi giao ban, kiểm đếm trong công tác huấn luyện. Công tác huấn luyện các lứa tuổi từ U13-U21 từ tuyển chọn cho đến thải loại đều phải nâng cao chất lượng đội hình; đạt chỉ tiêu chuyển cấp của VĐV.
Một điểm đáng chú ý là lực lượng tham gia công tác huấn luyện đều là các cầu thủ chuyên nghiệp nghỉ thi đấu tham gia huấn luyện. Tiêu biểu như: Nguyễn Huy Cường (HLV U17), Hoàng Tuấn Anh (HLV U11), Nguyễn Xuân Quyết (HLV U15), Bùi Ngọc Tú (HLV U17-19)... Ngoài kinh nghiệm, các HLV thường xuyên được tham gia các khóa đào tạo, nâng cao khả năng chuyên môn của VFF.
"Sao mai" Nguyễn Hai Long thi đấu rất tiến bộ ở đội 1 Than Quảng Ninh.
Một điểm cốt lõi để các cầu thủ trưởng thành là Công ty thường xuyên tổ chức cho tập huấn ít nhất 1 lần/năm, ở các trung tâm bóng đá có truyền thống, như: T&T Hà Nội, Sông Lam Nghệ An, PVF... để trau dồi kỹ năng, đáp ứng nhu cầu thi đấu chuyên nghiệp. Đặc biệt, các U từ 17, 19 trở lên, đội thường xuyên cho mượn hoặc liên hệ cho mượn thi đấu ở các giải hạng Nhì, hạng Nhất và Vleague...để cầu thủ được thi đấu thường xuyên, trau dồi kỹ năng...
Nhiều trong số này đã "đi để trở về" sau những mùa giải tích lũy kinh nghiệm và trưởng thành. Đơn cử như mùa giải 2019, đội cho mượn 8 cầu thủ. Mùa giải 2020, con số này là 16, gồm: 4 cầu thủ ở hạng Nhì, 11 cầu thủ ở hạng Ba và 1 ở Vleague... Ngoài ra, các cầu thủ này sau khi đôn lên đội 1 đều được sử dụng dần dần với sự dìu dắt của các đàn anh và cũng là đối thủ cạnh tranh suất đá chính, các cầu thủ trẻ sẽ được trui rèn và có khao khát ra sân giành chiến thắng nhiều hơn.
Với cách làm này, liên tiếp các mùa giải đều có cầu thủ trẻ thi đấu cho đội 1 TQN. Mùa giải 2019, có 2 cầu thủ là Đoàn Văn Quý, Phùng Kim Trường được đôn lên đội 1. Mùa giải 2020, 6 gương mặt trẻ gọi lên đội 1 thì 3 cầu thủ được đăng kí thi đấu. Riêng Nguyễn Hai Long thi đấu xuất sắc, vá "lỗ hổng" do Hải Huy chấn thương để lại...
Ngoài ra, liên tục thời gian gần đây, bóng đá trẻ Quảng Ninh đạt được những kết quả khả quan như: U13 TQN giành chức vô địch giải Bóng đá U13 Quốc tế Hà Nội mở rộng với sự góp mặt của các trung tâm đào tạo trẻ uy tín, như Hà Nội, Viettel và đặc biệt là U13 Marinos Yokohama; Đội U13 TQN đã xuất sắc giành quyền tham dự vòng chung kết sau 11 năm vắng bóng. Tin vui tiếp nối khi các gương mặt trẻ bóng đá Quảng Ninh liên tục được gọi lên tuyển Quốc gia, như: Vũ Hồng Quân, Nguyễn Hai Long được thầy Park gọi lên tuyển Quốc gia U22, Nguyễn Văn Sơn, Bùi Ngọc Long lên U19...
Để phát huy hơn nữa các kết quả khả quan này, cần có sự quan tâm đầu tư hơn nữa cho đào tạo trẻ, bởi hiện tại cơ sở vật chất, nơi ăn, ở, tập luyện của các VĐV vẫn chưa được tốt, đội U11 và U13-15 đều đang phải tập ở các SVĐ ngoài dẫn tới việc khó đi lại cũng như quản lý, giám sát, nâng cao trình độ cầu thủ...
HLV Park Hang Seo: Lối chơi của Việt Nam đang bị lộ quá nhiều Ông Park Hang Seo cho biết trận đấu với U22 Việt Nam nhằm giúp đội tuyển Việt Nam chuẩn bị cho cuộc đối đầu Malaysia ở Vòng loại thứ 2 World Cup 2022. HLV Park Hang Seo cũng tập luyện với các cầu thủ. Ảnh: Duy Phạm Theo HLV Park Hang Seo, do dịch COVID-19 nên đội tuyển Việt Nam không thể thi...