Dê Chú Thàng tìm cách vá ánh sáng trời, lấp tiếng mưa đêm
Hậu quả của trận “thiên thạch” giáng xuống là quá lớn, nó để lại nỗi khổ cho bao bản nghèo khó, cơ cực.
Bản Dê Chú Thàng cách thị trấn huyện Mường Khương khoảng 6 cây số, nó ở tít trên đỉnh dãy núi cao, phải sấp mặt leo hơn nửa tiếng đồng hồ mới đến bản được. Chính vì thế mà để có được những tấm lợp vá mái nhà thủng chi chít bởi trận mưa đá gây nên cũng không phải dễ dàng.
Sáng hôm qua, 29-3, sau 3 ngày xảy ra trận mưa đá khủng khiếp, bản Dê Chú Thàng mới có được một chuyến xe chở tấm lợp xi măng vào “phân phát” cho bà con để lợp lại nhà. Nói là “phân phát” chứ thực ra phải bỏ tiền ra mua, nhưng vì cả bản nghèo không thể xoay kịp tiền để trả người bán nên ông trưởng bản Lù Sào Lìn đã dùng uy tín của mình xuống huyện đàm phán để bảo lãnh cho 44 nóc nhà trong bản được mua tấm lợp, che mưa, che nắng.
Vậy nhưng, cũng chỉ được mua theo diện “bao cấp” bởi trước mắt chưa đủ nên mỗi nhà chỉ được mua vài tấm lợp tạm thời chỗ giường ngủ trước đã, còn lại tính sau. Một xe ô tô cũng chỉ chở được vài trăm tấm lợp, chẳng thấm gì mà chia cho 44 nóc nhà trong bản, nhà nào cũng hư hỏng hết, nhưng để công bằng, ông trưởng bản Lù Sào Lìn đứng lên phân chia theo cách rất được lòng, nhà ai ít người tạm thời lấy ít, còn nhà ai đông người lấy nhiều hơn. Như thế, bà con bản Dê Chú Thàng cũng vui lắm rồi, bởi mấy ngày nay ở trong nhà mà như ngoài trời, nền nhà ướt sũng nước, nhóm lửa nấu cơm cũng còn khó nhọc.
Trở về quán cơm phố huyện, phóng viên gặp ngay anh lái xe tải chở tấm lợp vào bản Dê Chú Thàng ban chiều, anh than vãn: “Bọn em chỉ đi được vào đó 2 chuyến thôi, vì nể ông trưởng bản mới giữ lời hứa, chứ thực ra chở vào dân nợ tiền biết bao giờ họ mới có, hơn nữa, ngoài này tấm lợp đang “cháy” không có mà mua, nếu mua chịu thì không ai bán cả…” – anh buồn bã nói. Mấy ngày nay, phố huyện “khát” tấm lợp hơn khác nước. Mặc dù những chuyến xe lặc lè kìn kìn mang tấm lợp vào phố huyện, nhưng cũng không thể đủ cho người tại trung tâm huyện, chứ nói gì đến những bản trên cao như Dê Chú Thàng. Như thế, có nghĩa là những bản xa, bị dính “thiên thạch” mấy ngày trước, giờ vẫn sẽ ngủ đêm trong nhà có vô số vệt sáng trời cùng những hạt sương đêm rơi vào mặt. Thiên tai trút xuống bản nghèo, thật cơ cực.
Những ngày này, phụ nữ và đàn ông đều vất vả
Nơi nhận tấm lợp luôn đông người chờ đợi
Video đang HOT
Một em bé đứng trước nhà mình bị mưa đá làm hư hỏng hết mái
Cả bản vây quang trưởng bản Lù Sào Lìn để nhận tấm lợp
Những đứa trẻ cũng theo mẹ ra nơi phân phát để đợi đến lượt nhà mình
Mỗi tấm lợp có giá 53 nghìn đồng, nếu lợp cả gian nhà hết hàng trăm tấm
Những bước chân vội vã mang về tấm lợp về nhà che chỗ hư hỏng
Người phụ nữ đứng bên đống tấm lợp để đợi nhận
Bản xa, nên mua tấm lợp không dễ dàng
Những phần trưởng bản đã phân chia, của ai người ấy vác về nhà
Người phụ nữ đếm lấy đúng phần mình được nhận
Thời tiết ở đây mấy ngày nay khắc nghiệt, trời tối sầm, lúc mưa, lúc nắng
Đếm để nhận
Những mái đang trống hoác vì chưa mua được tấm lợp
Theo ANTD
"Bắc Bổ Đà, Nam Hương Tích"
Phương ngôn xưa lưu truyền bấy lâu nay như vậy. "Bắc Bổ Đà, Nam Hương Tích" nghĩa là nếu không bái viễn Phật bà ở động Hương Tích thuộc khu danh thắng Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội thì có thể về Bổ Đà - một trong những danh lam cổ tự, trung tâm Phật giáo thuộc thiền phái Trúc Lâm, vốn đã tạo ra những ảnh hưởng lớn cho nền Phật pháp trong suốt hàng trăm năm qua.
Vườn tháp chùa Bổ Đà. Ảnh: Internet
Nằm ở phía Bắc chân núi Phượng Hoàng thuộc thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Chùa còn có tên đầy đủ là chùa Quán Âm núi Bổ Đà. Tục truyền rằng xưa kia đây là nơi Quán Âm Bồ Tát hiển linh phổ độ chúng sinh, và cũng từ đó mà chùa được dựng lên. Chùa có từ đời nhà Lý thế kỉ 11 và được trùng tu sửa sang lại vào thời Lê Trung hưng những năm 1700.
Trải qua hơn 300 năm dâu bể, những khối kiến trúc chính của chùa còn lại cho tới ngày nay mang dấu tích của triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Chùa tọa lạc dưới chân đồi thông, bao quanh bởi non xanh nước biếc sơn thủy hữu tình. Kiến trúc chùa Bổ Đà có sự độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam, đó là lối kiến trúc nội thông ngoại bế tạo vẻ u tịch, thanh vắng, linh thiêng. Không gian kiến trúc được bao phủ bởi một màu nâu đỏ của đất, lại có những đoạn tường đất sét dựng theo lối trình tường vốn đã ngót nghét 300 tuổi, đó đây một vài bức tường được dựng lên từ những mảnh sành đất nung thuộc dòng gốm Thổ Hà chỉ cách đó 3km, bởi vậy nhiều người vẫn gọi chùa Bổ Đà là chùa đất. Đặc biệt là những đoạn tường đất ngày nay còn giữ được có bề dày lên tới 0,8m đỉnh có hũ được che bởi các mảnh gốm, chum Thổ Hà chính vì vậy vẻ đẹp ấy không thể lẫn với bất cứ loại hình kiến trúc tương đồng ở các vùng miền khác.
Trải qua những biến thiên của lịch sử chùa Bổ Đà vẫn còn bảo lưu được khá nguyên vẹn các công trình kiến trúc. Toàn bộ chùa có diện tích khoảng 51.784m2 được phân ra làm 3 khu rõ rệt. Khu vườn: 31.000m2, khu nội tự chùa 13.000m2 và khu vườn tháp rộng: 7.784m2. Trong khu nội tự gồm có chùa Tứ Ân là nơi thờ Phật cùng các chư thần. Tại đây còn lưu giữ được hệ thống tượng và đồ thờ bằng gỗ từ thời Lê gần như nguyên vẹn. Đây không chỉ là một minh chứng cho sự phát triển của đạo Phật cũng như thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam trong suốt mấy trăm năm mà còn là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo có giá trị nghiên cứu cao. Ngoài ra trong tòa tam bảo còn có rất nhiều những đại tự câu đối thể hiện triết lí nhà Phật. Chùa còn lưu giữ nhiều văn bia, đại tự có giá trị lịch sử cùng với bộ mộc thư bằng gỗ thị trải qua hàng trăm năm vẫn còn nguyên vẻ sắc nét.
Điều làm nên nét đặc biệt tại đất tổ Bổ Đà chính là vườn tháp cổ, nơi tàng lưu xá lị, tro cốt nhục thân của hơn 1.400 vị tăng ni, với 97 tòa tháp lớn nhỏ đã trải qua gần 300 năm, vườn tháp chùa Bổ Đà được đánh giá là đẹp và lớn nhất Việt Nam, được bao quanh bởi những đoạn đường kè đá xen lẫn tường đất sét nện. Tổng thể của khu vườn tháp tạo nên một công trình kiến trúc choáng ngợp và độc đáo mà ai qua Bổ Đà cũng phải một lần ghé thăm. Khối công trình này là một phần không thể thiếu trong việc tôn vinh thêm giá trị cho ngôi danh lam cổ tự.
Vườn chùa là nơi đan xen những gốc cây cổ thụ tựa vườn tiên của vương mẫu cùng với những gốc cây ăn quả gợi lên một cuộc sống vùng thôn quê chân chất, tất cả hòa quyện hài hòa với nhau không chút khiên cưỡng. Cùng với đó là những cây thuốc nam nhà chùa vun trồng để chữa bệnh cứu người, như thể thực thi cái "từ bi" của đức Phật từ bao đời nay. Lạc bước trong khuôn viên rộng rãi thơm mùi đất ẩm, hẳn tất thảy khách thập phương đều sẽ gác lại những bộn bề cuộc sống để mà thả mình vào không gian tươi mát, hiền hòa chốn linh thiêng.
Hội chùa Bổ Đà diễn ra từ ngày 16 đến 18 tháng 2 âm lịch, khi đó khách thập phương trong cả nước thường quy tụ về chùa rất đông để được bái viễn đức Phật bà Quán Âm cầu mong phúc lộc, đặc biệt là đường con cái. Bên cạnh đó, hệ thống mộc thư cổ có tuổi thọ gần 300 năm cũng là điểm thu hút được dòng người hành hương về xứ Kinh Bắc một thời xa xưa.
Theo ANTD
Cán bộ thú y làm ngơ để lò mổ giết thịt lợn nhiễm bệnh Từ nguồn tin báo của nhân dân, lúc 18h30 ngày 12-11, phóng viên đã tiếp cận và phát hiện trong lò mổ gia súc phường 8, TP Tuy Hòa, do Trạm Thú y TP Tuy Hòa (Phú Yên) quản lý đang có 7 con heo bị bệnh với các dấu hiệu tím tai, thở gấp, nằm bất động, có con sắp chết... đang...