Dễ chết vì bù nước vô tội vạ ngày nắng nóng
Sài Gòn đang bước vào những ngày nắng nóng, có hôm lên đến 37-38 độ C. Trong cái nắng hầm hập, các loại nước giải nhiệt, mát gan thải độc, bù điện giải… trở nên đắt hàng.
Trời năng nóng, nhiều phụ huynh tìm đủ cách bù nước cho trẻ
Thích là uống
Trưa ngày 19/5, trên nhiều tuyến đường tại TPHCM như Điện Biên Phủ (Q.Bình Thạnh), Võ Văn Kiệt (Q.Bình Tân), Cách Mạng Tháng Tám (Q.Tân Bình)… nhiều xe bán nước cam, nước mía di động “vỉa hè” tấp nập khách. Giá bình dân từ 10.000-15.000 đồng/ly khổng lồ, chủ hàng bán không ngơi tay.
Nhiều điểm bán nước dạo đắt hàng mùa nắng nóng
“Nhiều người đi nắng nóng, khát nước nên tạt vào mua một ly uống giải nhiệt rồi tiếp tục hành trình. Tôi bán nước ở đây quanh năm, nhưng đắt hàng nhất vẫn là vào dịp hè và những ngày nắng nóng. Có hôm vài ba trăm lượt khách ghé vào, nước giải nhiệt giá bình dân, hợp túi tiền của mọi khách. Có người mua cả ca to nước cam, mang theo lên cơ quan uống cả ngày” – chị Thìn, kinh doanh nước giải khát ở chân cầu Sài Gòn nói.
Vốn lười uống nước, Ngọc Mai (25 tuổi, nhân viên văn phòng Q.3, TPHCM) tiết lộ có cách bù nước “3 trong 1″: nhanh – tiện – hiệu quả. “Để tránh mất nước, sốc nhiệt, tôi dùng viên sủi bù nước hoặc trà giải nhiệt uống cho mát người. Thật tiện lợi vì chỉ cần pha vào nước, ngày uống 2-3 viên thấy người khỏe khoắn, không có cảm giác khát nước, mệt mỏi dù có phải đi nhiều ngoài nắng. Trong túi tôi giờ không thể thiếu sản phẩm giải nhiệt này trong những ngày nắng nóng”.
Giá bình dân từ 10.000-15.000 đồng/ly
Video đang HOT
Thấy con nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, chị Lê Thị Trang (35 tuổi, ngụ Q.6, TPHCM) đoán con bị nóng gan. Ngay lập tức, chị Trang ra tiệm thuốc gần nhà mua ngay siro thanh nhiệt, giải độc mát gan pha vào nước cho con uống. “Con mới uống được ba hôm mà thấy đỡ mụn nhọt hẳn, tôi còn mua thêm oresol để con uống khi đi học, ngừa trên lớp con ham chơi, ít uống nước” – chị Trang bày tỏ.
Dùng tùy tiện, dễ chết!
Trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong về việc bổ sung các loại nước giải nhiệt mùa nắng nóng, BS CKII Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàn BV Thống Nhất cho biết, nước có vai trò rất quan trọng với cơ thể, 60% trọng lượng cơ thể là nước; với người càng lớn tuổi, tỷ lệ nước trong cơ thể càng thấp, chỉ khoảng 50%.
Tuy nhiên, bù quá nhiều nước cũng dễ gây ngộ độc
“Trẻ em và người lớn là đối tượng dễ có nguy cơ bị thiếu nước nhất là trong mùa nắng nóng. Bên cạnh đó còn có những người làm việc trong môi trường nắng nóng, ra mồ hôi nhiều; người ăn uống kém, có các bệnh lý như tiêu chảy, sốt, nôn ói…” – BS Loan cho biết.
Theo BS Loan, tùy theo độ tuổi, cân nặng và tính chất công việc của từng đối tượng mà cần bổ sung lượng nước. Cụ thể, người trưởng thành uống từ 1,5-2 lít nước/ngày. Trung bình uống từ 1-1,5 lít, cùng với nước trong thức ăn. Nhưng khi làm trong môi trường nắng nóng, ra mồ hôi nhiều thì cần bù thêm nước, có thể lên đến 3 lít nước/ngày. Trẻ em dưới 10 kg cần 1 lít nước/ngày, từ 10-20 kg cần 1,2-1,5 lít nước/ngày.
Bên cạnh các loại nước từ thiên nhiên, nước giải nhiệt tự nấu, trên thị trường còn có nhiều loại nước đóng chai có tính năng bù nước, bù điện giải, siro bù nước… Người dùng cần lưu ý nước đã đóng chai thì ít nhiều có các chất bảo quản sẽ ảnh hưởng đến cơ thể. Khi dùng chúng ta phải quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, xem thử có đường hay không. Nhất là những trẻ thừa cân béo phì, đây chính là nguồn năng lượng khiến trẻ dư cân mà phụ huynh không kiểm soát.
Phụ huynh cần tham khảo ý kiến chuyên gia khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng, siro giải độc mát gan cho con nhỏ.
Sử dụng oresol ngoài chuyện bù nước còn có nồng độ nhất định là điện giải như Natri, Kali và có ít đường. Oresol chỉ dùng trong trường hợp tiêu chảy mất nước chứ không uống thường xuyên hàng ngày. Phải có chỉ định của bác sĩ mới dùng.
Nếu chúng ta cho trẻ uống các loại nước có đường sẽ tiểu nhiều, như vậy chúng ta cứ nghĩ đang bù nước thì lại đang làm cho trẻ mất nước. Tốt nhất là nên tư vấn chuyên gia dinh dưỡng các loại nước uống trước khi chọn cho trẻ, chứ không nên tìm mua trên mạng rồi mua tự do uống.
“Nếu bổ sung, bù quá nhiều nước sẽ khiến tế bào bị trương, gây ức chế hệ thần kinh trung ương có thể dẫn đến hôn mê. Một tình trạng nữa nếu đưa quá nhiều nước vào thì thận sẽ quá tải, lâu ngày gây ảnh hưởng suy chức năng thận. Do đó cần tránh tình trạng bổ sung quá nhiều, bổ sung “vô tội vạ” dẫn đến tình trạng ngộ độc nước” – BS Dương Thị Kim Loan khuyến cáo.
Nước giải nhiệt có thể chọn là nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước uống đóng chai có nguồn gốc rõ ràng. Khi uống phải uống từ từ. Dùng rải trong ngày, hạn chế uống nước về đêm, uống ít nước sau bữa ăn để ngừa dịch vị bị pha loãng, làm chậm tiêu, đầy bụng.
Mùa nóng, nhiều người có xu hướng dùng các loại nước thanh nhiệt, mát gan, giải độc, nước giải khát… Theo BS Loan, các loại nước mát này có vai trò tham gia vào các phản ứng trong cơ thể, chuyển hóa hấp thu, bài tiết các chất cho cơ thể. Do vậy các loại nước mát này có thể hỗ trợ cho các cơ quan như thận, gan để giải độc, chứ những loại nước này không có chức năng thải độc cơ thể.
Dinh dưỡng cho trẻ đến trường mùa nắng nóng
Trẻ phải đi học vào mùa nắng nóng và khi dịch bệnh vẫn chưa kết thúc, vậy chế độ dinh dưỡng như thế nào để đảm bảo sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ an toàn khi đến trường?
Mùa nắng nóng, phụ huynh cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để con có sức khỏe tốt, đảm bảo được sức đề kháng - NỮ VƯƠNG
Bác sĩ Phan Thị Hiền Thu, CK1 nhi - dinh dưỡng, đang công tác tại Phòng khám quốc tế Hạnh Phúc (Q.2, TP.HCM), thuộc Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc, đã dành cho PV Thanh Niên cuộc trao đổi về vấn đề này.
Đây là một mùa "tựu trường" rất đặc biệt với học sinh khi đi học vào mùa hè. Vậy phụ huynh nên lưu ý chế độ dinh dưỡng cho con như thế nào vào mùa hè nóng bức, thưa bác sĩ ?
Mùa hè thời tiết khô nóng, dễ có cảm giác mệt mỏi và ăn không ngon miệng. Mặt khác, mồ hôi toát ra nhiều sẽ làm cơ thể mất một lượng nước và khoáng chất đáng kể. Đặc biệt là trẻ khi đến trường thường hiếu động, chạy nhảy nhiều, da của trẻ nhỏ lại mỏng manh và có nhiều mạch máu, mà khả năng điều hòa giữ nhiệt của trẻ lại chưa hoàn chỉnh như ở người lớn, vì vậy trẻ dễ mất nước qua da và qua đường hô hấp. Do vậy, chú ý bù nước và chất khoáng là ưu tiên hàng đầu trong mùa nắng nóng.
Thực phẩm hàng đầu để bù nước và chất khoáng, cũng như giúp giải khát nhanh là trái cây... Tuy nhiên, cũng không nên cho trẻ uống hoàn toàn nước trái cây thay nước lọc vì dễ làm bé đầy bụng khó tiêu, thậm chí tiêu chảy, ngoài ra dễ làm trẻ bị sâu răng và có nguy cơ thừa cân béo phì...
Nắng nóng khiến trẻ dễ mệt mỏi và biếng ăn. Vậy phụ huynh nên làm gì để giúp trẻ cung cấp năng lượng cho cơ thể, thưa bác sĩ ?
Trong những ngày nắng nóng, trẻ vẫn cần ăn đầy đủ nhóm tinh bột (cơm, phở, mì, nui...) để cung cấp năng lượng, chống mệt mỏi. Trẻ cần được bổ sung đủ chất đạm giúp tăng cường hoạt động cơ bắp và nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Nên hạn chế chất béo và đường đơn (nhất là đường trong nước ngọt có ga) vì sẽ làm khó tiêu hóa, sinh nhiệt gây cảm giác nóng.
Một số món canh, cháo hay nước giúp giải nhiệt mùa hè như: canh cải xanh cá rô, canh rau ngót nấu thịt, canh cua rau mồng tơi và rau đay, canh khổ qua nhồi thịt, canh bí đỏ nấu đậu xanh... Cháo đậu xanh thịt heo, cháo gà nấu nấm, cháo cá lóc rau đắng... Nước mía lau râu bắp, nước bí đao đường phèn, nước rau má, nước dừa, nước ép dưa hấu...
Bác sĩ có thể cho phụ huynh biết về những bệnh liên quan đến dinh dưỡng và chế độ ăn mà trẻ dễ gặp phải trong ngày hè nắng nóng ?
Khi trời nóng vi khuẩn sinh sôi làm thức ăn dễ ôi thiu, trẻ dễ bị tiêu chảy cấp hay nặng hơn là nhiễm trùng đường ruột... càng dễ mất nước gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Mặt khác, khi trời nắng nóng, không khí sẽ khô vì hơi nước trong không khí bị bốc hơi. Khi trẻ hít phải lượng không khí quá khô như vậy, làm niêm mạc vùng mũi, họng, khí quản sẽ bị khô, không tiết đủ chất nhầy có tính chất bảo vệ niêm mạc làm trẻ dễ mắc những bệnh lý đường hô hấp.
Vì vậy chỉ nên uống nước mát chứ không uống nước nhiều đá, quá lạnh sẽ dễ viêm họng... Ngoài ra, khi bổ sung trái cây cho trẻ phụ huynh cũng nên chú ý dễ làm trẻ đầy bụng, khi ăn nhiều có thể bị tiêu chảy.
Trẻ đi học lại sau thời gian nghỉ dài vì dịch bệnh, phụ huynh bắt đầu lo lắng khi lâu nay con ở nhà được chăm rất kỹ, ăn theo sở thích, bây giờ đi học sẽ chưa quen lại với khẩu phần ăn ở trường rồi dẫn đến biếng ăn. Xin bác sĩ cho lời khuyên dành cho phụ huynh trước thực tế này?
Thông thường các trường sẽ có thực đơn trước hằng tuần, thậm chí hằng tháng, nên nếu bé quá khó ăn thì cha mẹ nên xem trước thực đơn, để tránh nấu món ăn chiều ở nhà trùng với các món trưa và sáng ở trường. Để biết được hôm nay con ăn những món gì, nếu có những món mà con mình không ăn được, cha mẹ có thể nói với cô bảo mẫu hay cô chủ nhiệm ở lớp cho con mang thêm món ăn vặt hay thêm sữa cho con khi đi học và nhắc con uống. Bữa cơm chiều cha mẹ nên chú ý cho con ăn những món yêu thích của con để bù lại. Tuy nhiên, nên tập dần để con có thể ăn đa dạng thực phẩm và tự chủ trong việc ăn uống.
Đặc biệt, trẻ đi học khi dịch bệnh vẫn chưa hết hoàn toàn, phụ huynh nên chú ý cho con ăn đủ 3 bữa, tránh chuyện lâu nay nghỉ học nên ngủ dậy trễ, ăn sáng rất trễ, giờ trẻ quen ngủ nướng, dậy trễ, không kịp ăn bữa sáng...
Xin cảm ơn bác sĩ!
5 điều cần lưu ý khi tập luyện tại nhà Tập luyện ở nhà là giải pháp được nhiều người lựa chọn khi không có quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương cần lưu ý. Không cần tới phòng gym hay các dụng cụ, chúng ta vẫn có thể thực hiện nhiều bài tập khác nhau ngay tại nhà. Tuy nhiên, hãy tham khảo...