Đế chế sở hữu Louis Vuitton chi 3,2 tỷ USD thâu tóm tập đoàn khách sạn Belmond
Tập đoàn hàng hóa xa xỉ của Pháp LVMH – đế chế sở hữu hơn 70 thương hiệu như: Louis Vuitton, Christian Dior, Givenchy, Marc Jacobs… ngày 14/12 thông báo đã đạt được thỏa thuận mua lại tập đoàn khách sạn cao cấp Belmond với giá khoảng 3,2 tỷ USD (tương đương 2,8 tỷ euro).
Đế chế sở hữu Louis Vuitton chi hơn 3,2 tỷ USD thâu tóm Tập đoàn khách sạn Belmond. (Ảnh minh hoạ)
LVMH cho biết tập đoàn đã mua lại Belmond với giá 25 USD cho mỗi cổ phiếu loại A bằng tiền mặt. Mức giá này cao hơn 40% so với thị giá cổ phiếu của Belmond khi chốt phiên giao dịch ngày 13/12 là 17,65 USD/cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ.
Việc mua bán dự kiến được hoàn tất trong nửa đầu năm 2019. Hiện giá trị vốn chủ sở hữu của Belmond là 2,6 tỷ USD, nhưng LVMH đã xác định giá trị doanh nghiệp (một chỉ số đo lường trong đó có cổ phần ưu đãi, nợ…) cho Belmond ở mức 3,2 tỷ USD.
Video đang HOT
Belmond ra đời hơn 40 năm trước với việc mua lại khách sạn Cipriani ở Venice. Hiện tại, tập đoàn này sở hữu và vận hành một chuỗi các khách sạn cao cấp tại 24 quốc gia, bên cạnh việc cung cấp những gói du lịch bằng đường sắt và đường sông. Trong năm tài chính kết thúc vào ngày 30/9 vừa qua, Belmond đã thu được lợi nhuận hoạt động khoảng 140 triệu USD trên tổng doanh thu 572 triệu USD.
Giám đốc điều hành LVMH Bernard Arnault cho biết vụ mua lại này sẽ làm tăng đáng kể sự hiện diện của LVMH trên thị trường dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp bởi tập đoàn Belmond đang sở hữu và vận hành một chuỗi khách sạn hạng sang trên thế giới, bên cạnh việc cung cấp những gói du lịch bằng đường sắt và đường sông.
Theo các nhà phân tích, mục đích của LVMH mua lại Tập đoàn Belmond là nhằm tận dụng thế lợi về các khách sạn hạng sang nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đòi hỏi cao hơn của tầng lớp tỷ phú mới.
Anh Phan
Theo vietnamfinance.vn
Thủy sản Mekong đã mua lại 1,9 triệu cổ phiếu quỹ
Trước đó, Thủy sản Mê Kong đã hủy đi toàn bộ 2,7 triệu cổ phiếu quỹ đang sở hữu để giảm vốn điều lệ xuống dưới 120 tỷ đồng qua đó không còn sở hữu cổ phiếu quỹ nào.
Ảnh minh họa.
CTCP Thủy sản Mekong (mã AAM) vừa thông báo đã mua 1,9 triệu cổ phiếu quỹ từ 29/10 - 27/11/2018 trên tổng số 2,4 triệu cổ phiếu đăng ký mua trước đó.
Với giá mua bình quân14.641 đồng/cổ phiếu, ước tính Thủy sản Mekong đã chi gần 28 tỷ đồng để thực hiện giao dịch lần này. Nguồn vốn được trích từ thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Ghi nhận trên báo cáo tài chính quý III, tính đến hết 30/09, Thủy sản Kekong tích lũy được 21 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bên cạnh hơn 117 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.
Trước đó, Thủy sản Mê Kong đã hủy đi toàn bộ 2,7 triệu cổ phiếu quỹ đang sở hữu để giảm vốn điều lệ xuống dưới 120 tỷ đồng khiến doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết trên HoSE do quy định điều kiện về vốn điều lệ trên sàn này. Thủy sản Mekong có 1 năm để khắc phục tình trạng về vốn điều lệ trước khi chính thức bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE
Về kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm, Thủy sản Mekong tạo ra 161 tỷ đồng doanh thu, giảm 8,9% so với cùng kỳ, đồng thời thực hiện 57,5% kế hoạch. Dù doanh thu giảm và còn cách rất xa kế hoạch cả năm, nhưng lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm lại đạt gấp đôi mục tiêu lợi nhuận cả năm với 10,6 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế thu về 9,1 tỷ đồng, khả quan hơn nhiều so với số lỗ gần 2,9 tỷ đồng 9 tháng đầu năm ngoái. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) 9 tháng đạt mức 817 đồng.
Ngày 29/11 vừa qua, Thủy sản Mekong đã chi gần 5 tỷ đồng tạm ứng cổ tức năm 2018 với tỷ lệ 5% bằng tiền (01 cổ phiếu nhận về 500 đồng) cho cổ đông theo danh sách chốt ngày 08/11 trước đó.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Cổ phiếu HTN tăng kịch trần trong phiên chào sàn HOSE Ngay 12/11/2018, Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Incons chinh thức đưa 25 triêu cô phiêu với mã chứng khoán là HTN lên giao dich trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE). Nghi lễ đánh cồng phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu HTN Đây là thành viên thứ 375 đang niêm yết tại HOSE và trở thành cổ phiếu thứ...