Đế chế Facebook và chiếc “vòng kim cô” tự sắm 130 triệu USD
Facebook là một đế chế mạng xã hội toàn cầu thì hẳn rồi. Nhưng điều lạ tại đế chế này hiện nay là, “vua” Mark Zuckerberg lại phải chấp nhận cho thành lập một Hội đồng Giám sát độc lập cơ cấu lên tới 40 thành viên để kiểm soát và cân bằng quyền lực với “vua” Mark.
Đó là một chuyện ít thấy nhưng lại được thấy ở thế giới tư bản trong đế chế Facebook của Mark Zuckerberg hiện nay. Nếu nói là Mark tự nguyện thắt chiếc “vòng kim cô” lên đầu mình thì cũng không hẳn. Mà đúng hơn, Hội đồng Giám sát độc lập là một tổ chức trong nội bộ được hình thành theo thỏa thuận với Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) trong vụ việc Facebook phải chấp nhận bị ủy ban quyền lực này phạt số tiền kỉ lục lên tới 5 tỉ USD tiền tươi thóc thật vì vụ để rò rỉ thông tin 87 triệu người dùng cho bên thứ ba là Cambridge Analytica vỡ lở hồi tháng 3/2018.
Bây giờ thì Facebook với sự đứng đầu là CEO Mark Zuckerberg phải thành lập nó. Chuyện lạ nữa là dù tự sắm chiếc “vòng kim cô” nhưng lại thắt một chiếc vòng đầy tốn kém chứ không chỉ nhằm bù nhìn: Hội đồng này sẽ được cơ cấu 40 thành viên với mỗi nhiệm kì 3 năm, sẽ hoạt động trong giai đoạn đầu trong 6 năm, với khoản ngân sách 130 triệu USD.
Tính ra, mỗi năm ngân sách chi tiêu của hội đồng tương ứng 21,6 triệu USD, chia trên mỗi đầu thành viên là khoảng 541.000USD/người.
Nếu đó là lương, thì các vị hội đồng này được hưởng một khoản lương rất cao.
Còn nếu đó gồm cả công tác phí, thì cả lương và công tác phí cũng khá là “xông xênh”.
Như đã nói, nhiệm vụ của hội đồng là tạo hệ thống kiểm soát, cân bằng trong nội bộ. Giả dụ CEO Mark muốn đưa ra một quyết định nào đó liên quan tới người dùng, dữ liệu, bảo mật, quyền riêng tư…, hội đồng có thẩm quyền xem xét, phản bác hoặc ngăn chặn nhằm tránh hậu quả xấu xảy ra.
Thậm chí, hội đồng còn là phía có thẩm quyền đưa ra quyết định trong nhiều vụ việc, trên cả hội đồng quản trị công ty.
Video đang HOT
Nghe thì thấy Hội đồng Giám sát độc lập oách quá, vị thế cao vời vợi, nhưng kì thực tất cả đều chỉ nhằm phục vụ cho sự phát triển lành mạnh, ổn định của Facebook tránh các hệ lụy xấu xảy ra như vụ động trời với Cambridge Analytica. Doanh nghiệp phát triển ổn định, tăng trưởng đều, doanh thu và lợi nhuận tốt thì sẽ được cho tất cả – từ CEO Mark đến Hội đồng Giám sát độc lập, các nhà đầu tư, người dùng và cả thị trường nữa…
Chính vì vậy, những tưởng hội đồng là phía đối lập hay một nửa xung đột quyền lợi, quyền lực với Mark và hội đồng quản trị nhưng kì thực bản chất là một cả thôi. Nếu chi tiền ra cho một hội đồng chỉ để chống lại lãnh đạo công ty thì chả có cái hội đồng nào có thể tồn tại và phát huy vai trò cho được, và cũng chẳng có ai lại dại dột cấp nguồn kinh phí hoạt động lên tới hơn 100 triệu USD cho một hội đồng như thế. Bản chất tư bản là thế, có thể là Mark hoặc những CEO khác, chi tiền ra để công ty hoạt động ổn định và tốt hơn, làm ra được nhiều lợi nhuận hơn. Các bên không hẹn mà gặp cùng ở điểm đó, cùng ở cái đích, vì mục tiêu đó mà sẵn sàng bỏ qua những thứ có tính cơ cấu tổ chức, ban bệ mang tính hình thức và mị dân nhất định nào đó.
Sự hình thành của Hội đồng Giám sát độc lập trong nội bộ Facebook tạo ra một cơ cấu “kiềng ba chân” giống thể chế chính trị “tam quyền phân lập” của nước Mỹ vậy, luôn kiểm soát, điều tiết, cân bằng quyền lực với nhau nhưng cũng luôn thúc đẩy quốc gia phát triển.
Con đường của Facebook và của CEO Mark cũng còn rất dài ở phía trước. Một hội đồng như thế còn giúp can ngăn và cảnh tỉnh trước những quyết định thiếu hợp lí dễ đưa đến thảm họa.
Hãy xem Mark Zuckerberg viết về hội đồng giám định này trong lá thư: “ Nếu người nào không đồng ý với quyết định mà công ty đưa ra, họ có thể khiếu nại đến chúng tôi trước rồi sau đó có thể kiến nghị lên hội đồng giám sát. Quyết định của hội đồng sẽ có giá trị ràng buộc với tôi hoặc bất kỳ ai. Hội đồng sẽ giải thích các vấn đề theo cách cởi mở và bảo vệ sự riêng tư cho mọi người“.
Mark nói về chiếc “vòng kim cô” mà mình tự chụp lên đầu dường như với một tâm thế khá bình thản, như chuyện bình thường đã đến cho dù chính bản thân mình bị hội đồng đó điều chỉnh, giám sát.
Có thể nói rằng, dù Mark lãnh đạo Facebook đã để xảy ra không ít chuyện điều tiếng nhưng đến thời điểm này Mark vẫn là người Facebook đang rất cần cho việc cầm chèo lèo lái con thuyền mạng xã hội lớn nhất hành tinh này. Nhưng vì có tài thì cũng hay sinh tật cho nên một “ông lớn” như Facebook cũng cần có cơ chế với một cơ cấu đặc biệt là hội đồng giám sát nhiều khi có quyền quyết định còn cao hơn cả người cầm chèo lèo lái con thuyền.
Đặc biệt và lạ đời như vậy mới là Facebook, khác biệt như vậy mới là một “ông lớn” tư bản đầy tham vọng dù tuổi đời còn khá trẻ.
Theo VN Review
Dự án trị giá 130 triệu USD của Facebook để kìm hãm Mark Zuckerberg
Hội đồng Giám sát Độc lập sẽ xem xét cân nhắc những quyết định có liên quan đến chính sách của công ty theo cách độc lập, tách biệt và có quyền phản bác ý kiến của CEO Facebook.
Cuối năm 2018, CEO Facebook Mark Zuckerberg cho biết sau hàng loạt bê bối trước đó, mạng xã hội lớn nhất thế giới giờ đã thay đổi và sẽ chủ động hơn khi đối mặt với các vấn đề. "Hai năm qua đã cho thấy nếu không có biện pháp bảo vệ đầy đủ, mọi người sẽ lạm dụng công cụ này để can thiệp vào các cuộc bầu cử, truyền bá thông tin sai lệch và kích động bạo lực", Zuckerberg nói.
Để giải quyết vấn đề, tháng 9/2018, Zuckerberg đã đề xuất một điều chưa từng xuất hiện tại các ông lớn mạng xã hội: Một hội đồng giám sát riêng biệt, độc lập có quyền phản bác ý kiến của nhà sáng lập Facebook và trực tiếp xử lý khiếu nại từ người dùng.
"Nếu ai đó không đồng ý với quyết định mà công ty đưa ra, họ có thể khiếu nại chúng tôi trước và sau đó có thể kháng cáo lên hội đồng này. Quyết định của hội đồng sẽ có giá trị ràng buộc với tôi hoặc bất kỳ ai tại Facebook. Hội đồng sẽ giải thích các vấn đề theo cách cởi mở và bảo vệ sự riêng tư cho mọi người", lá thư của CEO Mark Zuckerberg viết về Hội đồng Giám sát.
Hội đồng Giám sát sẽ có 40 thành viên với nhiệm kỳ 3 năm và Facebook đang tuyển chọn thành viên sáng lập đầu tiên, người sau đó sẽ bổ sung tất cả thành viên còn lại trong hội đồng.
Hội đồng Giám sát về cơ bản là một tổ chức tư pháp nhỏ bên trong đế chế của Facebook, với nhiệm vụ tạo ra một hệ thống kiểm soát và cân bằng trong nội bộ. Hội đồng Giám sát sẽ đứng đầu trong quá trình ra quyết định, sau đó mới đến Hội đồng quản trị.
Sự ra đời của Hội đồng Giám sát là một phần trong thỏa thuận dàn xếp kỷ lục 5 tỷ USD giữa Facebook và Ủy ban thương mại Mỹ (FTC) hồi tháng 7. Theo đó, Facebook được yêu cầu phải tái cấu trúc ban giám đốc và thành lập một ủy ban chịu trách nhiệm với những hành vi xâm phạm dữ liệu riêng tư trong tương lai.
Facebook tiết lộ sẽ dùng ngân sách dành cho những startup trị giá khoảng 130 triệu USD để tài trợ Hội đồng Giám sát trong 6 năm đầu tiên và hứa hẹn tiếp tục tăng số tài trợ trong những năm sau đó.
Hội đồng sẽ bắt đầu giải quyết những trường hợp đầu tiên vào năm 2020 với nội dung xoay quanh các vấn đề liên quan đến việc gỡ bỏ nội dung và một số đề nghị thay đổi. Thêm vào đó, Hội đồng Giám sát cũng sẽ ưu tiên các trường hợp quan trọng như ảnh hưởng đến số lượng lớn công chúng hoặc cản trở sự an toàn và bình đẳng cá nhân.
Theo Zing
Facebook kiếm tiền như thế nào? Để vận hành thông suốt một mạng xã hội có quy mô đến 2,4 tỉ người dùng, Facebook đã phải chi rất nhiều tiền để mở rộng và xây dựng thêm các trung tâm xử lý dữ liệu, mua sắm máy móc thiết bị... Nhiều Thượng nghị sĩ Mỹ cũng không biết cụ thể là Facebook kiếm tiền như thế nào nên đã...