Đề án đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài: Nguy cơ “chết yểu” rất cao
Mất rất nhiều thời gian soạn dự thảo, lấy ý kiến, nhưng đến nay, đề án đưa lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài vẫn chưa thể hoàn tất. Theo các chuyên gia lao động, đề án này là cần thiết, tuy nhiên, nếu không được chuẩn bị kỹ sẽ dễ “chết yểu”.
Số tiền đầu tư quá lớn
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang xây dựng đề án hơn 1.300 tỷ để đưa khoảng 57.000 cử nhân thất nghiệp đi lao động ở nước ngoài từ nay tới năm 2025.
Lao động kỹ thuật cao của Việt Nam mỏi cổ trông chờ đề án XKLĐ kỹ thuật cao được phê duyệt. Ảnh: M.N
Trao đổi qua điện thoại với PV Báo NTNN, ông Tống Hải Nam khẳng định, dự án chưa được phê duyệt vì sau khi trình dự thảo lấy ý kiến các bộ ngành đã ghi nhận nhiều ý kiến trái chiều. “Chúng tôi sẽ xem xét lại đề án sau đó báo cáo Bộ LĐTBXH và Chính phủ trước khi phê duyệt”- ông Nam nói. Tổng kinh phí mà Bộ LĐTBXH tính toán để thực hiện đề án này là hơn 1.300 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 là 431,9 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 873,7 tỷ đồng. Kinh phí lấy từ ngân sách trung ương”.
Thông tin từ Bộ LĐTBXH cho hay, đề án đưa lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn năm 2018 – 2020 và định hướng đến năm 2025 đã hoàn tất việc lấy ý kiến dự thảo.
Theo đề án đang được Bộ LĐTBXH xây dựng, mục tiêu của đề án là đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ra nước ngoài làm việc, từ đó giảm áp lực nguồn cung việc làm từ trong nước, giảm tỷ lệ thất nghiệp của một bộ phận sinh viên tốt nghiệp ra trường.
Trước đó, trao đổi với PV ông Tống Hải Nam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết, cụ thể, trong giai đoạn 1 (2018-2020) sẽ đưa khoảng 17.700 lao động có trình độ chuyên môn sang làm việc tại CHLB Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong đó, tới năm 2020 sẽ đưa khoảng 3.750 lao động làm điều dưỡng, hộ lý và 7.500 kỹ sư công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, công nghệ vật lý, sinh học sang Đức.
Khoảng 1.500 lao động là điều dưỡng chăm sóc người già, người bệnh và 3.000 kỹ sư công nghệ thông tin và cơ khí sẽ được đưa sang Nhật Bản. Cùng với đó, 1.800 kỹ sư cơ khí, hàn, đầu bếp, công nghệ thông tin điện tử và 150 người thuộc nhóm nghề dịch vụ (đầu bếp, khách sạn, nhà hàng) sẽ được đưa sang Hàn Quốc.
Giai đoạn 2 (từ năm 2020-2025) sẽ đưa sang các thị trường này 39.395 lao động có chuyên môn kỹ thuật. Trong đó, sẽ có 8.325 lao động là điều dưỡng, hộ lý và 16.700 lao động các nghề kỹ sư công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, công nghệ vật lý, sinh học… đi làm việc tại Đức. Khoảng 3.335 lao động là điều dưỡng, hộ lý và 6.670 lao động các nghề kỹ sư công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, công nghệ vật lý, sinh học đi làm việc tại Nhật Bản. Đối với thị trường Hàn Quốc, tới năm 2025 sẽ đưa sang 3.965 lao động làm việc ở nhóm ngành công nghệ và 400 lao động ở nhóm nghề dịch vụ.
Video đang HOT
Lao động mỏi cổ chờ
Trong khi rất nhiều lao động và doanh nghiệp chờ đợi, dự án này vẫn đang giậm chân tại chỗ. Sau gần 1 năm dự thảo lấy ý kiến, đến thời hạn triển khai đề án (năm 2018), dự án vẫn… nằm trên giấy.
Bạn Nguyễn Tú Linh (23 tuổi), sinh viên khoa cơ điện, Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết mới nghe bạn bè nói qua về đề án này. “Nếu dự án được triển khai sẽ là cơ hội lớn cho những lao động trẻ mới ra trường chưa tìm kiếm được việc làm như tôi. XKLĐ vừa lương cao lại có cơ hội học được nhiều kiến thức, kỹ năng”.
Mặc dù đang rất trông chờ, nhưng từ nhiều tháng nay Linh cùng một số bạn khác vẫn chưa thấy thông tin về triển khai dự án. Bạn Linh cùng nhiều lao động khác đang rất trông chờ dự án được hoàn thiện.
Hiện tại, Việt Nam còn khoảng 237.000 cử nhân thất nghiệp, đa phần là cử nhân nhóm ngành xã hội, sư phạm… Nếu được triển khai đây sẽ là cơ hội lớn cho cử nhân thất nghiệp tìm kiếm việc làm. Cũng như lao động, khá nhiều doanh nghiệp cũng trông chờ đề án được đưa vào triển khai. Mặc dù vậy, khá nhiều doanh nghiệp nghi ngại về khả năng triển khai của đề án.
Trước đó, trao đổi với PV, ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm UBCVĐXH Quốc Hội cũng cho rằng, XKLĐ là cách tốt để giải quyết việc làm cho lao động nghèo, hay lao động cử nhân thất nghiệp. Tuy nhiên, không thể XKLĐ bằng mọi giá, cần thận trọng xem xét kỹ nhu cầu của thị trường xem họ cần cái gì, mình có cái gì.
Hiện tại, Việt Nam mới chỉ đưa lao động kỹ thuật cao đi XKLĐ ở một số thị trường như Nhật Bản, CHLB Đức, Hàn Quốc. Ngoài những thị trường truyền thống trên thì một số thị trường khác như: Slovakia, Cộng hòa Séc, Israel… cũng đang cần tuyển lao động trình độ kỹ thuật cao. Tuy nhiên, bản thân thị trường đó chỉ cần lao động ở một số chuyên ngành như: Điều dưỡng, kỹ thuật, cơ khí, xây dựng… không có nhu cầu lao động ở các chuyên ngành nghiên cứu, xã hội học.
Ông Đồng Văn Ngọc – Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Cơ điện Hà Nội: “Trong nước còn thiếu sao phải xuất khẩu”Nguồn LĐ kỹ thuật chất lượng cao trong nước còn chưa đáp ứng đủ thì XKLĐ đối tượng này làm gì?. Hiện nay tỷ lệ thất nghiệp cao chủ yếu rơi vào sinh viên tốt nghiệp khối ngành xã hội và kinh tế. Ngay như ở trường tôi, tỷ lệ sinh viên khối ngành kỹ thuật ra trường có việc làm chiếm 80%, thậm chí có những em năm thứ 2 – 3 đã có DN đăng ký nhận. Nếu bây giờ XKLĐ nữa thì trong nước càng thiếu hụt nhân lực”. Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách Lao động ra nước ngoài: “Lo hiệu ứng thiếu hụt LĐ trong nước”LĐ ra nước ngoài làm việc sẽ được nâng cao tay nghề, sau này về đóng góp cho đất nước, nhưng nếu chúng ta đưa hàng vạn LĐ kỹ thuật cao đi nước ngoài sẽ tạo ra hiệu ứng thiếu hụt LĐ trong nước và gây khó khăn cho các DN trong nước. Ông Lê Nhật Tân – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển nguồn nhân lực (LOD) : “Cần sự phối hợp của doanh nghiệp ngoài nước”Việc XKLĐ chất lượng cao chỉ khả thi trong trường hợp các DN ngoài nước vào Việt Nam đầu tư. Sau một thời gian mới đưa LĐ của chính công ty họ ra nước ngoài làm việc. Như vậy, LĐ vừa có thu nhập cao, vừa được nâng cao tay nghề. Còn nếu nói đưa LĐ có kinh nghiệm và kỹ thuật ở Việt Nam để đi XKLĐ thì không dễ thực hiện. Đưa họ đi XKLĐ 2-3 năm ở nơi đất khách quê người, kể cả mức lương có cao gấp 2-3 lần so với lương trong nước, nhưng lúc trở về họ lại không có công ăn việc làm thì chẳng ai đi”. Thùy Anh (ghi)
Theo Danviet
Đê "dát vàng" tan hoang chỉ sau vài tháng bàn giao: Ông trời lại gánh tội?
Một tuyến đê biển được xem là "dát vàng" với nhiệm vụ ngăn mặn và chắn sóng, thế nhưng chỉ sau một cơn bão đã tan hoang. Các ngành chức năng mặc nhiên kết luận lỗi do ông trời...
Như Dân trí đã phản ánh Dự án Củng cố, nâng cấp tuyến đê biển Lộc Hà (Hà Tĩnh) có tổng chiều dài 1,26km, thuộc địa bàn xã Thạch Bằng, do UBND huyện Lộc Hà làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư là 89 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh.
Dự án vừa bàn giao được 4 tháng đã hư hỏng như thế này
Dự án do Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Mỹ Hưng (đóng tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà) thi công.
Đây được xem là tuyến đê "dát vàng". Thế nhưng khi dự án chỉ mới được nghiệm thu, bàn giao sử dụng vào cuối tháng 8, đầu tháng 9/2017 thì đã bị xuống cấp trầm trọng.
"Đê gì mà nhanh hư hỏng vậy? Gần cả trăm tỷ đồng tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân đấy", nhìn vào tuyến đê những người dân nơi đây ngán ngẩm mà thốt lên những lời đầy bức xúc.
Để tìm hiểu về nguyên nhân, trách nhiệm liên quan đến sự việc này, PV Dân trí đã có buổi làm việc với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện Lộc Hà (đại diện chủ đầu tư dự án).
Tại đây ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện Lộc Hà thừa nhận thực trạng nhiều vị trí tại tuyến đê bị xuống cấp trầm trọng. Tuy nhiên, phía chủ đầu tư lại cho rằng đê hư hỏng là do ông trời?.
"Dự án đê này bị hư hỏng một số vị trí là do cơn bão số 10 vừa qua. Đê này chỉ chịu đựng được bão cấp số 10", ông Trường cho biết.
Cũng theo ông Trường thì dự án đê biển này cũng đã thiết kế sức chịu đựng cấp số cao nhất là bão cấp số 10.
Nhiều người nghi ngờ và đặt câu hỏi về chất lượng của công trình này
"Theo quy chuẩn Việt Nam thì đê biển chỉ được thiết kế đến cấp 10 thôi. Còn bão vượt cấp thì bất khả kháng", ông Trường nói.
Tuy nhiên theo một cán bộ kỹ thuật của Ban Quản lý các dự án ODA ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp Hà Tĩnh) thì cho rằng cần phải đánh giá lại tổng thể toàn bộ dự án, chứ không thể đổ lỗi do bão được.
"Cái này là do nhiều yếu tố tạo nên, chứ không thể đổ lỗi cho bão được. Có thể trong quá trình thi công anh không làm đúng thiết kế, ví dụ anh thi công, anh giám sát, anh đắp lớp đất có đúng theo thiết kế, tiêu chuẩn đắp hay không", vị này nói.
"Việc thiết kế theo cấp 10, cao nhất thì đê này cơ bản đảm bảo, sóng không thể xô được, không thể hư hỏng như thế được. Cái này cần phải làm rõ quy trình lúc thi công, chứ nếu thi công đúng thiết kế, đúng tiêu chuẩn thì nó đảm bảo hơn nhiều", vị này phân tích thêm.
Còn liên quan đến trách nhiệm trong việc này thì ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện Lộc Hà cho biết:"Về vấn đề bảo hành thì bão dưới cấp độ 10 thì mới bão hành. Chúng tôi đang làm tờ trình để xin tỉnh tiếp tục hỗ trợ khoảng 3 tỷ đồng. Sau đó sẽ thuê một đơn vị thi công để sửa chữa lại"
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc này.
Xuân Sinh
Theo Dantri
Chủ tịch TPHCM: Thêm cơ chế cho thành phố không ảnh hưởng "túi tiền" cả nước Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong phân tích, Quốc hội trao cho thành phố các cơ chế, chính sách đặc thù nhưng giữ nguyên tỷ lệ điều tiết ngân sách 18% nghĩa là không động đến cân đối vĩ mô của ngân sách Trung ương. Còn thành phố thì có thêm được cơ chế để thu hút các nguồn lực ngoài ngân...