ĐD Lưu Trọng Ninh sẽ làm phim từ Truyện Kiều sau “Thương nhớ ở ai”
Nhớ mãi lời gửi gắm của bố – nhà thơ Lưu Trọng Lư, đạo diễn Lưu Trọng Ninh tiết lộ sẽ thử một lần “chống ai đó” thực hiện tác phẩm điện ảnh từ Truyện Kiều sau thành công của bộ phim truyền hình “ Thương nhớ ở ai”.
Đạo diễn Lưu Trọng Ninh (Ảnh: Đàm Duy)
Ngay khi những tập đầu bộ phim “Thương nhớ ở ai” phát sóng đã khiến dư luận xôn xao bởi hình ảnh các nữ diễn viên không mặc nội y, để lưng trần bị nhiều người cho là “chiêu trò” để hút khán giả, ông nghĩ gì về nhận xét này?
- Thực ra, mọi người tinh ý sẽ hiểu được đây là không phải là “chiến thuật” của tôi mà là của người cao hơn, chịu trách nhiệm về bộ phim. Quan trọng là áo yếm đó có đẹp hay không, có hấp dẫn hay không. Theo tôi nghĩ, cái áo yếm đầu tiên là chân thực. Cảnh áo yếm không đi ra ngoài đường mà chỉ ở trong nhà, xuất hiện với những người thân để nói lên rằng, người phụ nữ Việt Nam không buông tuồng. Thứ 2, tôi cũng nói cái đẹp của người phụ nữ là cái đẹp nửa kín, hở. Cái hở chưa chắc đã đẹp bằng cái nửa kín nửa hở đó. Nhìn các nhân vật như Nương, Nhân…nhiều cô gái hiện tại tự hỏi, sao chúng mình bây giờ sướng nhỉ, thì những vẻ đẹp như vậy cũng làm cho người ta thương hơn. Nhiều người già cũng nói ngày xưa chúng ta còn hở hơn nhiều.
“Thương nhớ ở ai” hiện được đánh giá là một trong vài ba bộ phim truyền hình có rating khán giả cao nhất, thu hút rất nhiều quảng cáo. Vậy thu nhập của ông và các thành phần sáng tạo tham gia bộ phim như thế nào, có được trả cao hơn không?
- Chúng tôi là những người bên ngoài hãng phim thì họ trả chúng tôi một lần là xong. Điều này khiến cho việc bộ phim có rating cao, nhiều quảng cáo thì chúng tôi cũng không còn được hưởng thêm gì nữa. Nhưng cũng phải dặt vấn đề lại là nhỡ phim thất bại thì sao? Bọn tôi có phải chi tiền đền bù không? Nếu phim không bán được có phải nộp lại tiền không? Và khi phim lãi chúng tôi có đến lấy? Đấy là quyền thỏa thuận khi chúng ta ký hợp đồng, nếu nói tôi đóng khi mà phim lãi, tôi được phần trăm thì tôi nghĩ họ cũng sẽ ký.
Riêng với những diễn viên lần đầu thì tôi nghĩ không ai cho tự quyết định như vậy. Cô Ngọc Anh, anh Jimmi Khánh sẽ rất nhiều tiền khi thành ngôi sao, còn bây giờ, trong bộ phim này họ được ít tiền lắm.
Video đang HOT
Một cảnh quay trong phim “Thương nhớ ở ai”.
Có một thực tế hiện nay là xu hướng Việt hóa kịch bản phim truyền hình nước ngoài. Vậy có khi nào ông cũng sẽ một bộ phim truyền hình từ câu chuyện có kịch bản nước ngoài Việt hóa?
- Các bạn hãy giản dị hơn 1 chút khi nói chuyện về phim. Cứ coi một bộ phim cũng như 1 loại hàng hóa, thơ cũng là hàng hóa, ca khúc cũng là hàng hóa. Hàng hóa đó phục vụ ai, phục vụ gì? Nếu người ta xem thấy thích thì cứ lấy format đó không sao cả, nếu như anh mua bản quyền đàng hoàng, thông báo đàng hoàng thì không sao cả. Còn có một lượng khán giả họ không muốn như vậy, họ muốn làm thuần Việt thì chúng tôi sẽ người đáp ứng. Bản thân tôi sẽ là người đáp ứng. Tất nhiên, tôi sẽ không bao giờ làm theo kịch bản phim mua từ nước ngoài.
Tất cả những bộ phim tôi làm gần như đều tự tôi viết kịch bản. Tôi làm 10 phim nhựa và 6, 7 phim truyền hinh đều tự viết kịch bản lấy. Không phải tôi làm hay hơn mọi người mà vì tôi muốn làm, muốn nói những điều của mình. Còn kịch bản mua về thì phải xem xét chuyển hóa cho nó thuần Việt hơn, không bị Tây hóa hoặc bị Trung Quốc quá thì cũng không nên.
Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn chương nghệ thuật. Cha ông là nhà thơ Lưu Trọng Lư, anh trai ông là nhà thơ, nhà báo Lưu Trọng Văn. Cha và anh ảnh hưởng như thế nào đến ông, từ việc chọn nghề đến cách làm nghệ thuật?
- Tôi hồi bé tôi sống trong môi trường bố mẹ, bạn bố mẹ thường nói về thơ văn chứ không phải sống trong gia đình nói nhiều về vấn đề tiền. Tủ nhà tôi rất nhiều sách và cũng may mắn là tôi có tuổi thơ sơ tán gắn bó với làng quê. Đó là những ký ức, những kỉ niệm rất lớn mà thời thế và gia đình đã cho. Có điều cha tôi, tôi nhớ lớp 5 tôi làm thơ thì người cha nào cũng tự hào về thơ của con thì đang đánh bi đánh đáo bị gọi lên đọc thơ, tôi ức lắm thế là tôi thề không làm thơ nữa. Nhưng chất thơ của cha tôi đã ảnh hưởng, các bạn xem phim của tôi, nếu để ý sẽ thấy có chất thơ. Chất thơ ấy không phải bằng ngôn từ mà bằng hình ảnh, chi tiết. Tôi nghĩ không ảnh hưởng của cha thì không phải là con. Và cha tôi là người mà cứ đến mùa hè là đưa cả nhà lên một cái xe đi khắp nước mình, nhà tôi có điều kiện chuyện đó nên truyền cho tôi tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
Trong nhà tôi, người ảnh hưởng cha tôi nhiều nhất là anh Lưu Trọng Văn, anh gần gũi hơn và anh làm thơ rất nhiều. Tôi cũng thân Văn, hai anh em thân nhau và hay nói chuyện. Tôi là người bị coi là người cá tính, độc lập. Thực lòng khi tôi sang điện ảnh thì mọi người cũng không biết. Tôi là dân Bách khoa, học xong tôi đi bộ đội xong mới về làm điện ảnh. Còn anh Văn nhà tôi học xây dựng bên Nga xong mới về làm báo chí, thường nghề học không theo văn chương nhưng rồi cuối cùng cũng quay trở về chuyện đó.
Và nếu bảo làm lại lần nữa tôi vẫn chọn điện ảnh, thực sự đạo diễn là nghề cho tôi rất nhiều và thực sự lý thú. Nghề này đến hôm nay không có tuổi. Có lẽ bắt đầu từ bây giờ tôi làm phim mới đủ, tôi nghĩ như vậy, tôi chín hơn xưa rất nhiều, cảm xúc tôi rất nhiều và tôi chỉ mong có thể lực để làm phim.
Sau phim “Thương nhớ ở ai”, đạo diễn Lưu Trọng Ninh ấp ủ dự định gì? Mong ông có thể bật mí?
- Cha tôi có gửi gắm thế này: “Con kiểu gì cũng phải làm Truyện Kiều”. Lời gửi gắm là 1 chuyện thôi nhưng lời gửi gắm nó có nhiều cái khó. Cái khó thứ nhất là làm một cái “tòa thiên nhiên” đi lại, yêu đương, cãi cọ, làm tình, liệu người ta có chấp nhận cái tòa thiên nhiên ấy không trên điện ảnh.
Cái khó thứ 2 là tôi phải “đối đầu” với toàn bộ các nhà sử học, đối đầu với toàn bộ dấu ấn về Kiều trong đầu mỗi con người. Bây giờ Kiều có gót chân đi lại, khó lắm, mỗi người ru Kiều một kiểu thì tôi chọn Kiều sao đây. Tôi xử lý thế nào đây? Nếu tôi xử lý không tốt thì chỉ là Kiều Trung Quốc thôi. Ông Nguyễn Du lấy câu chuyện của Trung Quốc để làm thơ, còn tôi lấy câu chuyện Trung Quốc làm điện ảnh. Ông Nguyễn Du thành công, liệu tôi có thành công với hình ảnh của mình không? Đây là điều rất khó.
Câu chuyện Trung Quốc thì ai xem làm gì, để Trung Quốc làm nhưng khi Việt Hóa lên làm câu chuyện Việt Nam, liệu các nhà sử học có đồng ý hay không? Cha tôi nói phải làm. Còn làm thế nào thì tôi còn đăng trên mạng. 70% bảo phá cách, 30% bảo anh không được đụng vào “quốc hồn quốc túy”. Anh làm đúng như thế không được làm sai đi là anh động vào quốc hồn quốc túy. Mà 30% đó thì đanh đá lắm, còn 70% thì đơn giản và tôi làm phim tôi phải chống lại 30% đó không phải đơn giản. Thôi cuộc đời được chống ai đó thì cũng thú vị, thôi lần này đành chống vậy.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
NTK Sỹ Hoàng: Mặc áo yếm không kèm nội y là đương nhiên
"Thương nhớ ở ai" là tên bộ phim truyền hình của đạo diễn Lưu Trọng Ninh đang gây sốt vì chiếc áo yếm không nội y.
Bộ phim Thương nhớ ở ai của đạo diễn Lưu Trọng Ninh mặc dù mới chỉ phát sóng trên truyền hình được một vài tập đầu nhưng đã gây sự chú ý từ phía dư luận. Điều gây nên tranh cãi chính là trang phục của các diễn viên nữ trong phim, để tôn trọng lịch sử, đạo diễn yêu cầu các diễn viên nữ phải mặc áo yếm mà không có nội y bên trong. Nhiều ý kiến cho rằng một bộ phim phát sóng cho nhiều đối tượng xem thì nên kín đáo hơn, nhiều ý kiến lại nhận định việc tôn trọng lịch sử là phù hợp với một bộ phim có tính nghệ thuật như Thương nhớ ở ai.
Nữ diễn viên "Thương nhớ ở ai" mặc áo yếm không nội y gây tranh cãi.
Mới đây, NTK Sỹ Hoàng cũng chia sẻ những ý kiến của ông về chuyện chiếc áo yếm của người phụ nữ Việt Nam. Giám khảo của Miss Grand International cho rằng nếu có bộ phim hoặc vở diễn nào tái hiện lại trang phục xưa của phụ nữ Việt, thì việc mặc áo yếm không có phụ tùng gì ở bên trong là điều hoàn toàn bình thường và chấp nhận được.
NTK Sỹ Hoàng cho biết nguồn gốc nội y của người phụ nữ xưa là một miếng vải hình vuông mỏng, một góc cột ở sau gáy, một góc cột ngang lưng. Sau này người ta gọi là yếm. Cấu trúc của chiếc yếm nhằm giữ bầu ngực của người phụ nữ lại mỗi khi khoác áo khoác bên ngoài, đó cũng là một cách thể hiện sự kín đáo. Mãi đến thập niên 30, khi đó chiếc áo ngực của phương Tây mới du nhập vào Việt Nam.
NTK Sỹ Hoàng cho rằng việc mặc áo yếm không nội y là hợp lý.
"Có thể, một số khán giả vì chưa hiểu lắm về lịch sử trang phục ngày xưa của cha ông nên mới có một số phản ứng như thế. Thêm nữa, cũng có thể do góc máy, ánh sáng, cách hóa trang... nên khi diễn viên mặc như thế lên phim sẽ khiến nhiều người có cảm giác phản cảm. Chứ ngày xưa các cụ không thể vừa mặc yếm, vừa mặc áo ngực hoặc miếng dán được", NTK Sỹ Hoàng nhấn mạnh.
Trước đó, bản thân đạo diễn Lưu Trọng Ninh cho rằng, các nhân vật trong phim đều mặc yếm khi ở nhà vì đó là thói quan rất phổ biến ở vùng nông thôn thời bấy giờ. Tuy nhiên, khi ra ngoài đường, họ lại mặc áo khoác bên ngoài.
"Nếu mặc áo con xong mặc yếm thì buồn cười lắm. Vẻ đẹp và sự chân thực là cái đích của bộ phim mong đạt tới", đạo diễn Lưu Trọng Ninh nhấn mạnh.
Theo Danviet
Bệnh tim có thể sẽ giết chết đạo diễn Lưu Trọng Ninh bất cứ lúc nào "Với bệnh tim, người ta cấm tôi làm phim nhưng tôi không ngại gì cả. Cái chết sướng nhất là chết trên chiến trường". Lưu Trọng Ninh nói. Chiều 25.10, Lưu Trọng Ninh có mặt tại buổi họp báo ra mắt phim Thương nhớ ở ai do ông làm đồng đạo diễn. Nghệ sĩ sinh năm 1956 cho biết đây là một trong...