ĐBSCL: Sau “lũ ngọt” là “hạn mặn”
Trung tuần tháng 3/2015, tình hình khô hạn, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng các tỉnh ven biển ở ĐBSCL. “Một ngày nào đó, ở hạ lưu ĐBSCL sẽ không có nguồn cung cấp nước ngọt vào mùa khô kiệt” – chuyên gia thủy lợi cảnh báo.
Nhiều địa phương ở ĐBSCL đang xây dựng hệ thống cống ngăn mặn
“Lưỡi mặn quét sâu vào nội đồng”!
Theo Bộ NN-PTNT, mùa khô hạn, ĐBSCL có khoảng 400.000 ha đất sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của khô hạn và mặn xâm nhập. Hiện tại có hàng ngàn héc ta đất sản xuất nông nghiệp có nguy cơ mất trắng và bị thiệt hại nặng. Sau khi tìm ra giải pháp sống chung với lũ, giờ người dân ĐBSCL phải tìm ra phương kế thích hợp để chung sống với “hạn mặn”!
“Độ mặn lớn nhất trong đầu mùa khô năm 2015 cao hơn cùng năm ngoái từ 1-10g/l (1-10) ở nhiều cửa sông ĐBSCL. Theo đó, mùa khô năm nay, dòng chảy về đồng bằng thấp hơn năm ngoái, nên mặn trên sông, kênh ven biển sẽ tăng và lan nhanh” – Tổng cục Thủy lợi nhận định.
Viễn cảnh châu thổ không còn là “túi nước ngọt” rất gần – nhất là trong mùa khô khi “lưỡi mặn” từ biển Đông và biển Tây quét sâu vào đất liền. Lâu nay, các nhà khoa học nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vùng ĐBSCL – vùng hạ lưu cuối cùng của sông Mekong trước khi đổ ra biển.
Video đang HOT
Đây là vùng thu nhập nguồn nước lớn nhất nước, cả từ sông và biển. Nhờ nguồn nước dồi dào, khối lượng phù sa lớn và điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi, trong nhiều thập niên qua đây là vựa lúa lớn nhất của cả nước, đóng vai trò then chốt đảm bảo an ninh lương thực và cung ứng nguyên liệu cho xuất khẩu gạo.
Hiện, tài nguyên nước ở ĐBSCL đang bị suy thoái cả về số lượng và chất lượng. Lũ thấp kết hợp với tình trạng không khí nóng làm nguồn nước hiếm hoi, nhiều vùng ven biển bị khô hạn nghiêm trọng, nước mặn từ biển Đông, biển Tây xâm nhập sâu vào đất liền khiến nhiều nơi khó khăn trong cung cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
“Hạn hán sẽ kéo dài, nước mặn xâm nhập cao hơn lên thượng nguồn sông Mekong, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Đặc biệt, mức độ sẽ nghiêm trọng hơn do nước biển dâng và lượng mưa thay đổi” – đây là cảnh báo các nhà khoa học đưa ra cho mùa khô hạn năm 2015. Thực tế, trong những năm gần đây “lưỡi mặn” từ biển Tây đã tràn vào tuyến kinh xáng Xà No, làm tê liệt nguồn cung cấp nước ngọt cho thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) trong mùa khô.
“Xây hồ trữ ngọt”!
Vừa qua, Hậu Giang phải xây dựng nhà máy nước gần Cần Thơ để lấy nguồn nước ngọt cung cấp cho khu vực Vị Thanh. Song “chất lượng nguồn nước mặt ở ĐBSCL ngày càng suy giảm, xâm nhập mặn trên sông Hậu đã tiến sát thành phố Cần Thơ. Nguồn nước mặt ở các tỉnh phía hạ lưu gần như không thể sử dụng cho mục đích cấp nước vì nhiễm phèn và nhiễm mặn” – đây là nhận định của Bộ Xây dựng. Đó cũng là một viễn cảnh tồi tệ cho “túi nước ngọt” ĐBSCL trong tương lai.
Thực tế, chi phí đầu tư lớn khi xây dựng hệ thống cấp nước vùng ĐBSCL, hiệu quả kinh tế ban đầu không cao. Hiện Bộ Xây dựng đang xúc tiến dự án cấp nước vùng liên tỉnh ĐBSCL (Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang). Mục tiêu của dự án là đảm bảo an ninh nguồn nước, an sinh xã hội cho khu vực, cải thiện điều kiện sống và môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân khu vực ĐBSCL.
Theo đó, Bộ Xây dựng dự kiến chọn phương án xây dựng 2 nhà máy nước sông Hậu, mỗi nhà máy có công suất 400.000 m3/ngày; tổng nguồn vốn cần để đầu tư hoàn thiện hệ thống này khoảng 1,67 tỷ USD. ĐBSCL được dự báo chịu tác động lớn của BĐKH, trong đó có vấn đề mực nước biển dâng. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có 39% diện tích ĐBSCL bị ngập, 35% dân số bị tác động trực tiếp.
Biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt hơn và tác động mạnh, gây ảnh hưởng xấu ở ĐBSCL. Dễ thấy nhất là mực nước lũ ngày càng thấp hơn, điều đó đồng nghĩa với việc trữ nước ngọt trong vùng ngày càng thấp. Ngược lại, mực nước biển ngày càng dâng cao, ranh mặn ngày càng lấn sâu vào nội đồng và ngày càng có nhiều địa phương ghi nhận “lần đầu” nước mặn tràn vào các sông, tiến gần đến các đô thị xưa nay là vùng nước ngọt. Đất nông nghiệp bị khô hạn, xâm nhập mặn gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, người dân thiếu nước ngọt trong sinh hoạt sẽ là hai yếu tố “đe dọa” đến sự phát triển bền vững của khu vực ĐBSCL.
Vĩnh Tường – Phạm Tâm
Theo Dantri
Miền Tây mai nở vàng rực "ăn tết" muộn
Dù Tết Nguyên đán đã lùi xa nhưng trên các nẻo đường, khu vườn của người dân ở vùng ĐBSCL, nhiều cây mai vàng đến bây giờ mới chịu bung nụ vàng rực, "ăn tết" muộn.
Những ngày qua, PV Dân trí có dịp đi qua các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang... thấy nhiều cây mai nở vàng rực. Ông Ngô Văn Hai - xã Long Phú, huyện Tam Bình, Vĩnh Long cho biết: "Nhà có hơn chục gốc mai nhưng năm nay có phân nửa trong số đó là nở đúng dịp tết, số còn lại đến bây giờ mới chịu bung nụ ăn tết".
Nhà anh Nguyễn Hải Thanh - phường An Bình, quận Ninh Kiều, cho biết, Tết vừa rồi có người bạn cho gốc mai tuyệt đẹp tuy nhiên khi cho vào chậu, tưới nước, bón phân, mãi đến bây giờ cây mai nhà anh mới chịu nở hoa.
Theo nhiều người, nguyên nhân của sự "chậm trễ" này là do thời tiết, vì năm vừa rồi trời lạnh và kéo dài nên không chỉ những cây mai vườn mà cả mai cảnh của các nhà vườn chuyên kinh doanh mai Tết cũng nở muộn, gây thất thu hàng chục triệu đồng.
Những cây mai vàng của ông Ngô Văn Hai bây giờ mới ra hoa "ăn tết"
Nhìn mai vàng rực ngỡ như vẫn đang trong những ngày Tết.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Phó Thủ tướng thúc làm quy hoạch tài nguyên nước quốc gia Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm triển khai quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, trong đó cần lồng ghép với điều tra cơ bản tài nguyên nước, trình Thủ tướng phê duyệt vào năm 2016. Đối với quy hoạch tài nguyên nước...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện thi thể học sinh tiểu học sau nhiều giờ mất tích

Người đàn ông tử vong khi nhảy xuống sông cứu 4 học sinh đuối nước

Sắp xét xử phúc thẩm bị cáo Trần Đình Triển

Phát hiện phần mềm máy in chứa mã độc nguy hiểm

Xe chở bia bung thùng trên quốc lộ, người dân và CSGT hỗ trợ tài xế

"Thuốc giả, bác sĩ giả, chỉ con tôi chết là thật"

Ấn Độ đồng ý tôn trí xá lợi Đức Phật tại Việt Nam đến 2/6

Bỏ tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ, sẽ "hy sinh đời bố củng cố đời con"

Vụ "xẻ thịt" bờ biển ở Thanh Hóa: Giao công an vào cuộc điều tra

Vụ kè tiền tỷ vỡ tan sau một năm sử dụng: Yêu cầu khắc phục trước mùa mưa

Lái xe máy ngược chiều tông mô tô tuần tra của cảnh sát

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra Nestle' Milo quảng cáo gắn "thử nghiệm lâm sàng"
Có thể bạn quan tâm

Khách Việt chuộng du lịch nội địa và nghỉ dưỡng ngắn ngày
Du lịch
12:26:17 21/05/2025
Selena Gomez mặc váy cưới đẹp nức nở nhưng bị soi bắt chước bà xã Justin Bieber?
Phong cách sao
12:16:18 21/05/2025
Phụ nữ 50 tuổi: Ít tiền mà biết cách ăn mặc sẽ trẻ ra 10 tuổi, thanh lịch mà không lỗi mốt
Thời trang
12:13:23 21/05/2025
Mở phiên tòa xem xét kháng cáo của ông Trần Đình Triển
Pháp luật
12:08:12 21/05/2025
Guardiola rơi nước mắt khi De Bruyne nói lời chia tay Man City
Sao thể thao
11:52:08 21/05/2025
Honda SH 350i 2025 nhập khẩu từ Ý: Đẳng cấp xe ga với giá tương đương 175 triệu đồng
Xe máy
11:23:46 21/05/2025
Mercedes-Benz ra mắt siêu phẩm AMG SL 63 S E PERFORMANCE hơn 800 mã lực
Ôtô
11:22:26 21/05/2025
Lần nào gia đình liên hoan, con gái cũng đến khi mọi người đã ăn được một nửa bữa, biết nguyên nhân mà tôi chết lặng
Góc tâm tình
11:20:14 21/05/2025
5 thói quen tưởng vô hại nhưng khiến da lão hóa nhanh, mắt thâm quầng mỗi ngày
Làm đẹp
11:14:30 21/05/2025
Viêm phế quản có lây không?
Sức khỏe
11:08:48 21/05/2025