ĐBSCL: Nóng thị trường heo ra chợ tết
Tại Cần Thơ lo heo thịt ra chợ tết tăng giá, dân thương lái chạy về nông thôn tìm nguồn cung hàng trước tết, thị trường heo hơi nóng lên.
Hàng thịt heo bán tại chợ Cần Thơ. Ảnh: NVC.
Tại Cần Thơ mỗi năm trong các mặt hàng thực phẩm chạy theo chợ tết, thịt heo luôn là mặt hàng được các bà nội trợ theo dõi sát sao từng ngày. Từ giữa tháng 11 âm lịch (khoảng 28/12/2020) bước qua đầu tháng chạp đến nay tại các chợ lớn nhỏ Cần Thơ giá thịt heo cứ 2-3 ngày tăng lên 5.000-10.000 ngàn đồng/kg.
Hiện thời giá thịt heo bỏ mối sỉ cho hàng quán: Loại thịt ba chỉ 160.000-170.000 đ/kg, thịt đùi 180.000 đ/kg, thịt sườn cọng 180.000 đ/kg, tăng bình quân 20.000-30.000 đ/kg so cách nửa tháng trước. Thịt heo quay ba rọi 350.000 đ/kg…
Dân nuôi heo qui mô hộ nhỏ lẻ ở vùng ngoại thành ở các quận Ô Môn, huyện Thới Lai – TP Cần Thơ, cho biết: Heo hơi xuất chuồng lúc nầy bán được giá cao, heo nuôi chờ đúng tạ (100 kg/con) trở lên thương lái tới lui gạ giá đặt tiền cọc trước, mua 85.000 đ/kg. Tính ra người chăn nuôi lời thấy ham, hơn 4,5 triệu đồng/con. Tuy nhiên, sau đợt dịch tả heo Châu Phi vừa qua hầu như số lượng heo nuôi theo dạng nông hộ bỏ ống ở nông thôn số lượng không còn nhiều.
Anh Hòa, nông dân nuôi heo ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, nói: Thông thường heo hơi, heo thị lên giá thì giá heo giống rất hút hàng, giá tăng cao chưa từng thấy. Heo giống đạt trọng lượng 10 kg/con, giá 2,8 triệu đồng.
Video đang HOT
Trong khi đó ở Sóc Trăng là một trong những địa phương tập trung nhiều trang trại nuôi heo qui mô lớn trụ được qua đợt dịch, hiện nay cung cấp lượng heo hơi khá mạnh, tạo nguồn cung chủ lực về các cơ sở chế biết thực phẩm và lò mổ heo bán ra các chợ lân cận trên địa bàn hằng ngày.
Hộ chăn nuôi heo qui mô nhỏ ở nông thôn. Ảnh: BVT.
Ông Lâm Minh Hoàng, Chi Cục trưởng Chi Cục Chăn nuôi – Thú Y Sóc Trăng, nhận xét tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trong năm qua được kiểm soát khá tốt. Một vài ổ dịch nhỏ lẻ nhờ phát hiện sớm và xử lý kịp thời nên không lây lan trên diện rộng.
Đến tháng 12/2020 đàn trâu trong tỉnh có 2.450 con, tăng hơn 6,5% so cùng kỳ năm trước, đàn bò có 54.250 con (trong đó bò sữa 9.800 con), tăng hơn 1,1% so cùng kỳ năm trước. Đặc biệt đàn heo phục hồi, tăng mạnh trở lại với hơn 122.600 con, tăng gần 23.100 con.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có tổng số lượng heo tiêu thụ khoảng 630-640 con/ngày. Trong đó heo từ nguồn cung trong tỉnh khoảng 510-520 con/ngày và từ các tỉnh khác đưa về khoảng 120-130 con/ngày.
Qua cân đối nhu cầu tiêu dùng, ông Lâm Minh Hoàng nhận định: Ngoài số lượng thịt nóng đang bán tại các chợ, hàng thịt heo còn được bán tại các siêu thị Co.opmart, Vinmart, Bách hóa xanh…cung cấp lượng thịt mát có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng.
Trong dịp tết nguyên đán Tân Sửu 2021 sắp tới khả năng cung ứng lượng heo thịt trong 5 ngày tết đảm bảo cung cấp đủ số lượng khoảng trên 5.660 con tương đương trên 424 tấn. Trong đó nguồn cung heo từ trong tỉnh khoảng 4.170 con, chiếm 74%, còn lại phải nhập từ ngoài tỉnh khoảng 1.500 con để đảm bảo cân đối cung cầu.
Nhiều giải pháp chống rét cho vật nuôi
Các địa phương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng chống rét cho đàn vật nuôi trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài.
Tại Hà Nội: Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã yêu cầu UBND huyện, thị xã, đơn vị liên quan đề nghị chỉ đạo cơ quan chuyên môn triển khai biện pháp phòng chống đói, rét cho vật nuôi.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng vừa có báo cáo về tình hình phòng, chống bệnh viêm da nổi cục ở đàn gia súc trên địa bàn thành phố. Theo đó, từ giữa tháng 12, tại xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã phát hiện bệnh viêm da nổi cục tại hộ chăn nuôi nuôi 7 con bò; trong đó, có 1 con kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút gây bệnh viêm da nổi cục. Cơ quan thú y đã phối hợp với chính quyền địa phương tiêu hủy con bò mắc bệnh với trọng lượng 280 kg. Hiện tại, 6 con bò còn lại đã được nuôi nhốt, cách ly, theo dõi chặt chẽ.
Theo nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, thời gian tới, nguy cơ xảy ra bệnh viêm da nổi cục trên đàn gia súc là rất cao do Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Hà Nam, Thái Nguyên, Bắc Ninh đều có ổ dịch và tình hình có chiều hướng diễn biến phức tạp.
Để đảm bảo cho đàn gia súc, gia cầm không bị chết rét và mắc dịch bệnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu xây dựng các biện pháp chủ động, phòng, chống; thành lập tổ kiểm tra việc tổ chức, thực hiện; đôn đốc các cơ sở, trang trại, hộ chăn nuôi cùng thực hiện. Ngân sách dự phòng của địa phương sẽ được sử dụng để đáp ứng kịp thời việc phòng, chống đói, rét cho vật nuôi; tăng cường tuyên truyền...
Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục phối hợp với huyện Phú Xuyên quyết liệt phòng, chống bệnh viêm da nổi cục, không để lây lan. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại cơ sở; kịp thời phát hiện và thực hiện phòng, chống dịch, khống chế dịch bệnh đúng quy định. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hỗ trợ vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục.
*Tại Hải Phòng: Trước đợt rét tăng cường trong một tuần qua, các cơ quan chức năng và bà con nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng đang tích cực tăng cường thực hiện các biện pháp chống rét cho thủy sản.
Người dân phường Tân Thành, quận Đồ Sơn, dựng nhà bạt tránh rét, sản xuất Tôm thẻ chân trắng vụ Đông. Ảnh: Trần Hoàng Ngọc/TTXVN
Hải Phòng là thành phố có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản toàn diện về nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Hải Phòng được đánh giá diện tích tiềm năng nuôi trồng thủy sản khoảng 42.000 ha; trong đó, nuôi trồng thủy sản nước ngọt 10.200 ha chiếm khoảng 24%, nước lợ là 14.400 ha chiếm 36%, tiềm năng nuôi hải sản nước mặn khoảng 17.400 ha, chiếm 40%. Hiện, Hải Phòng đã nuôi trồng thủy sản trên diện tích hơn 12.000 ha.
Chị Trần Thị Văn, người dân vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ khu dân cư Tân Hợp, phường Tân Thành, quận Đồ Sơn, một trong những vùng nuôi trồng thủy sản lớn của Hải Phòng đang nỗ lực chống rét cho thủy sản.
Chị Văn đang triển khai làm vòm bạt che chắn chống rét cho diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của gia đình. Chị Văn cho biết, hơn một năm nay, bà con trong khu vực đang áp dụng nhà bạt để có thể tránh rét, tập trung nuôi tôm cho vụ Đông. Việc làm nhà bạt có tăng chi phí đầu tư nhưng giúp giữ ấm cho khu vực ao nuôi từ 5 - 8 độ C so với ngoài trời, giúp tôm sinh trưởng tốt. Nuôi tôm vụ Đông cũng giúp thu nhập cao hơn khoảng 1,5 lần so với vụ Xuân - Hè. Thời gian tới, gia đình chị Văn sẽ cố gắng làm nhà bạt cho toàn bộ 3ha gia đình đang nuôi tôm.
Theo ông Vũ Bá Công, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương nhận định dưới tác động của hiện tượng La Nina thời tiết nước ta có những diễn biến phức tạp, mùa đông năm nay có thể sẽ có những đợt rét đậm, rét hại mạnh hơn so với mọi năm, gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi, đặc biệt khu vực Bắc bộ.
Do đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng đã chỉ đạo các phòng kinh tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng các đơn vị liên quan đôn tốc, kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức cá nhân lên kế hoạch chống rét cả giai đoạn chuyển mùa và trong đợt rét.
Ông Đỗ Đức Thịnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hải Phòng cho biết, Chi cục Thủy sản Hải Phòng đã thông báo và hướng dẫn bà con cần xem xét, chỉ nuôi tại các khu vực có điều kiện sinh thái, hạ tầng phù hợp (có mái che, có khả năng kiểm soát điều kiện môi trường; duy trì mực nước ao có độ sâu hơn 2m trở lên để ổn định nhiệt độ; đào hố sâu 2.5-3m, rộng 2-3m2 để cá rút xuống trú đông; định kỳ dùng vôi CaO, liều lượng 2-3kg/100m2 (1 lần/tháng) bón xuống ao nuôi để phòng ngừa bệnh nấm, ký sinh trùng cho cá; cho thủy sản ăn đầy đủ, khi nhiệt độ nước ao xuống dưới 15độ C thì ngừng cho ăn, vào thời điểm nắng ấm trong ngày có thể cho ăn bằng thức anh tinh, thức ăn chế biến.
Đối với các đối tượng thủy sản nuôi đã đạt kích thước thương phẩm, có thể tranh thủ thu hoạch tránh rét; các đơn vị sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản chủ động sửa chữa cải tạo cơ sở vật chất, chuẩn bị các điều kiện chủ động cung ứng nguồn giống phục vụ sản xuất năm 2021.
Tập trung chống rét cho đàn gia súc Các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai và Bắc Kạn có tổng đàn trâu, bò, ngựa lên tới khoảng hơn 700 nghìn con. ịa hình vùng cao thuận lợi cho chăn thả, nuôi nhốt nhưng cũng lại là những vùng chịu tác động sớm và mạnh của rét đậm, rét hại so với cả nước. Người dân thôn Má Tra,...