ĐBQH: Xử phạt 40 triệu đồng lái xe uống rượu chưa thể hiện nhân văn
“Đối với hành vi gây tai nạn là hành động xảy ra sau khi lái xe uống rượu bia, có khép vào tội giết người hay không thì nó cũng đã xảy ra hậu quả đối với xã hội. Và chi phí cơ hội đó không ai có thể bù đắp được và tôi cho rằng nó chưa thể hiện tính nhân văn của Nhà nước và xã hội”.
Đây là quan điểm của ĐBQH Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) trả lời Infonet xung quanh dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia và đề xuất mới nhất của Bộ GTVT xử phạt 40 triệu đồng với người lái xe có nồng độ cồn vượt ngưỡng.
ĐBQH Phạm Trọng Nhân (Bình Dương)
Nhiều điều khoản cốt tử càng lúc càng bị rút ra
Từng có bài phát biểu rất sâu sắc, có thể nói “thức tỉnh” không ít người trước tác hại của rượu bia trước nghị trường Quốc hội khi góp ý về dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia, ông đánh giá như thế nào về việc qua nhiều lần thảo luận, dự thảo luật đã yếu đi rất nhiều. Từ việc (thêm một phương án mới đặt tên dự án luật “dài dòng và khó hiểu” cho đến việc bỏ ngỏ thị trường bia (dưới 15 độ) khi không cấm quảng cáo…. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Về quan điểm của tôi tại kỳ 6 đối với các chế định về quảng cáo rượu bia, hạn chế tính sẵn có của rượu bia … nay tôi vẫn bảo lưu và sẽ tiếp tục theo đuổi vấn trên tại kỳ họp sắp tới.
Đến bây giờ hậu quả cũng như tác hại của rượu bia ngày càng được xã hội nhận thức rõ ràng hơn. Trong các buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp vừa qua, tôi nhận được rất nhiều kiến nghị của cô bác cử tri đòi hỏi cần có một dự luật phải chặt chẽ, với các chế tài đủ mạnh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại của rượu bia.
Và với tư cách là một người đại diện cho tâm nguyện của cử tri, những kiến nghị đó sẽ ngày càng khẳng định những quan điểm và những giá trị mà tôi đang theo đuổi chỉ với một mục đích duy nhất là bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tất cả những vấn đề mà bạn đề cập chỉ là đề xuất, là tiếng nói của một số cá nhân và đó chưa phải là những vấn đề đã được quyết định, tôi xin không bình về những quan điểm đó.
Tuy nhiên, tôi xin lưu ý, những thông tin mà rượu bia là nguyên nhân gây nên mà báo chí đã đưa thời gian qua như thế chưa đủ để chúng ta cùng nhau nhìn về một hướng hay sao?.
Qua các hội thảo mà Bộ Y tế tổ chức tôi tin rằng xã hội có đủ các luận cứ khoa học để cho ra đời một dự luật theo đúng tâm nguyện của Nhân dân và các Nghị quyết của Đảng. Quốc hội chưa chính thức thảo luận lần cuối tại nghị trường nhưng tôi tin tiếng nói ủng hộ cái đúng của các đại biểu sẽ lan tỏa không chỉ trong nghị trường mà còn cả ở trong xã hội.
Video đang HOT
Như ông nói, đó chưa phải quyết định cuối cùng nhưng rõ ràng có những nội dung đã bị bỏ đi, ông có cảm thấy thất vọng?
Tôi không thất vọng mà chỉ là bị đẩy từ bất ngờ này đến bất ngờ khác về các điều khoản được xem là cốt tử, là xương sống của dự luật càng lúc càng bị rút ra sau mỗi lần cho ý kiến, thay vì sau mỗi lần cho ý kiến nó phải được những người có trách nhiệm gia cố kỹ hơn.
Nhiều đại biểu đã hỏi điều gì đã xảy ra. Và khi nó diễn ra thì tôi nghĩ lẽ ra mình không có gì phải bất ngờ khi đặt các vấn đề và sự kiện bên cạnh nhau.
Đề xuất xử phạt lái xe 40 triệu nếu nồng độ cồn vượt ngưỡng vấp phải nhiều ý kiến khác nhau
Điều rõ nhất có thể thấy là sự giằng xé rất lớn giữa các nhóm lợi ích đối với dự luật này. Và tôi nghĩ Ban soạn thảo, cơ quan thẩm tra phải trả lời thỏa đáng những vấn đề bị bỏ ra vì đó là những vấn đề được hình thành từ những luận cứ khoa học, từ các báo cáo rất có giá trị của những tổ chức uy tín, đây cũng là vấn đề nhiều đại biểu đã đặt ra tại kỳ họp thứ 6.
Một số thành viên ban soạn thảo dự án luật đã nhiều lần bày tỏ sự “khó hiểu” về việc này. Thậm chí, có không ít các nhà chuyên môn trong lĩnh vực y tế nêu ý kiến cho rằng, ngành công nghiệp rượu bia đã tác động mạnh mẽ đến quá trình làm luật?
Bản thân tôi cũng từng dự hội nghị của ngành rượu bia góp ý dự thảo luật. Như tôi đã nói ngay từ đầu. Dự luật này là sự giằng xé rất lớn giữa các nhóm lợi ích. Và cũng có không ít bài báo cho rằng ngành rượu bia đã tác động vào quá trình làm luật.
Tôi chưa đủ luận cứ để cho rằng họ tác động mạnh mẽ vào dự luật hay không và sau này nếu có đủ luận cứ cho thấy họ tác động tôi nghĩ cũng là bình thường vì đó cũng là nhóm lợi ích và quan trọng là nhóm lợi ích này chịu tác động trực tiếp của dự luật.
Tôi nghĩ các nhà hoạch định chính sách không cần phải làm gì lớn lao, đao to búa lớn gì cả, cứ nhớ và cứ đặt lợi ích của Nhân dân, lợi ích sức khỏe Nhân dân làm kim chỉ nam trong tư duy và hành động của mình thì sẽ dễ dàng bước qua những lợi ích cá nhân thôi.
Mức hay hình thức xử phạt rất cao cũng chỉ là tạm thời
Trong khi dự án luật bị cho là đã rút ra những điều được cho là “cốt tử” là “xương sống” để phòng chống tác hại của rượu bia thì ngoài kia,vẫn liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn thương tâm mà nguyên nhân đều bắt nguồn từ rượu bia. Nhiều ĐBQH cho rằng phải khép lái xe uống rượu bia gây tai nạn vào tội giết người (áp dụng luật hình sự). Thế nhưng mới đây nhất, Bộ GTVT lại đề xuất chỉ phạt lái xe có nồng độ cồn vượt ngưỡng 40 triệu và tạm giữ bằng lái xe 24 tháng… Với đề xuất của Bộ GTVT, theo ông liệu có quá “nương tay” đối với việc lạm dụng rượu bia hiện nay?
Tôi cho rằng mức hay hình thức xử phạt cho dù rất cao nhưng cũng chỉ là tạm thời và chúng ta chỉ giải quyết phần ngọn, việc đã rồi. Phần gốc mới là nguyên nhân vấn đề. Mà vấn đề ở đây là phải hạn chế tính sẵn có của rượu bia để giảm dần việc tiếp cận, sử dụng và tác hại của nó. Và để làm được vấn đề trên phải đòi hỏi hàng loạt giải pháp, biện pháp đồng bộ từ các cơ quan quản lý nhà nước. Mà để có các giải pháp đó đòi hỏi một kỹ thuật lập pháp khoa học và chặt chẽ đối với dự luật này.
Đối với hành vi gây tai nạn là hành động xảy ra sau khi lái xe uống rượu bia, có khép vào tội giết người hay không thì nó cũng đã xảy ra hậu quả đối với xã hội. Và chi phí cơ hội đó không ai có thể bù đắp được và tôi cho rằng nó chưa thể hiện tính nhân văn của Nhà nước và xã hội.
Vì sao chúng ta có đủ nguồn lực để ăn ngừa phần gốc của vấn đề thì không tập trung, chúng ta lại vất vả tập trung nguồn lực để giải quyết phần ngọn trong khi thời gian qua việc giải quyết phần ngọn đó còn chưa thực sự đảm bảo tính liêm chính trong quản lý nhà nước dẫn đến hiệu quả quản lý những vấn đề trên gây không ít những phản ứng chưa tốt của xã hội.
Cái nhân văn là mình ngay từ đầu phải tạo ra một môi trường sống tích cực, an toàn, an lành cho người dân, hạn chế đến mức thấp nhất sự tiêu dùng rượu bia của người dân để tránh hạn chế tai nạn xảy ra. Tôi cho rằng đó mới là xã hội mà chúng ta nên xây dựng và tôi tin là với nguồn lực hiện có không quá khó khăn để tổ chức thực hiện các giải pháp và biện pháp được chế định trong dự luật.
“Xin hãy một lần đến những nơi cấp cứu người tai nạn vì rượu bia hay một lần nghe tiếng khóc của những người vợ mất chồng vì bia, rượu. Chúng ta bảo vệ sức khỏe của nhân dân hay bảo vệ khoản thu 50.000 tỉ đồng/năm?. Vậy mà không ít người lại cổ súy cho “văn hóa uống”. Không nên ngụy biện bằng “uống có trách nhiệm” hay gì khác. Không nên cài cắm hay đánh tráo khái niệm. Đã đến lúc phải hành động để đưa đất nước ra khỏi những vị trí không lấy gì làm tốt đẹp”, ĐB Phạm Trọng Nhân nói trước nghị trường ngày 16/11/2018.
Theo Infornet
Xử phạt lái xe uống rượu, bia chưa có tính răn đe cao
Ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc xử phạt lái xe sử dụng rượu, bia vượt mức cho phép chưa có tính răn đe cao.
Năm 2018 có 1.547 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện
Sáng 8.5, tại phiên họp thứ 34 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh đã trình bày Báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; kết quả thực hiện những tháng đầu năm 2019.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Quochoi.vn
Theo ông Thanh, tại Kỳ họp thứ 6, trên cơ sở kết quả thực hiện 9 tháng, Chính phủ đã báo cáo ước thực hiện cả năm 2018. Đên nay, đánh giá lại cơ bản không có nhiều thay đôi, tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 đạt kết quả tốt, một số chỉ tiêu thực hiện tốt hơn so với kết quả đã báo cáo Quốc hội.
Tuy nhiên, ngoài những kết tốt, đáng ghi nhận, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề nóng cần đánh giá cụ thể hơn.
Theo ông Thanh, tình hình tai nạn giao thông giảm, tuy nhiên số người chết vì tai nạn giao thông vẫn còn rất cao, chỉ giảm 0,4% so với năm 2017.
"Có ý kiến đề nghị cần tiếp tục quan tâm, làm rõ cách tính, số liệu thống kê người chết, người bị thương tật do tai nạn giao thông để phản ánh đúng thực trạng.
Ngoài ra, một số vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra do lái xe vi phạm quy định, sử dụng rượu, bia vượt quá mức cho phép, dương tính với ma túy khi điều khiển phương tiện giao thông cho thấy công tác quản lý còn chưa hiệu quả, việc xử phạt chưa có tính răn đe cao", ông Thanh nhấn mạnh.
Theo số liệu thống kê từ Bộ Công an, năm 2018 có 1.547 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, với 1.669 đối tượng, xâm hại 1.579 em; trong đó số vụ án xâm hại tình dục trẻ em là 1.269 vụ, chiếm 82% tổng số vụ.
Từ thực trạng trên, ông Thanh cho rằng, mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, tuy nhiên tình trạng tội phạm xâm hại trẻ em rất đáng lo ngại.
Thi THPT quốc gia để xảy ra vi phạm nghiêm trọng
Tại báo cáo, ông Vũ Hồng Thanh cũng đánh giá, hoạt động giáo dục và đào tạo đạt được một số kết quả nhất định nhưng còn tồn tại một số vấn đề chưa được giải quyết triệt để.
Theo ông Thanh, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực hiện vẫn còn thấp, cơ cấu nhân lực chưa hợp lý, chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội; chưa có cơ chế khuyến khích, thiếu sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và tổ chức khoa học công nghệ, viện nghiên cứu; quy mô giáo dục ngoài công lập còn nhỏ.
Đặc biệt, hoạt động thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục còn hạn chế, đặc biệt là công tác tổ chức thi trung học phổ thông quốc gia để xảy ra vi phạm nghiêm trọng trong khâu chấm thi tại Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình.
"Hiện nay, kết quả điều tra cho thấy 222 thí sinh được nâng điểm, trong đó nhiều trường hợp đã trúng tuyển, đỗ thủ khoa các trường đại học một cách không thực chất.
Đề nghị phân tích rõ nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắc phục; xác định rõ trách nhiệm và bài học trong công tác quản lý", ông Thanh nói.
Theo Thành Trung (Lao động)
Dự án "lấn sông Hàn": Các chuyên gia thủy lợi hàng đầu nói không cản trở dòng chảy Cả 4 chuyên gia hàng đầu về thủy lợi đến từ ĐH Thủy lợi (Hà Nội), ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Bách khoa Đà Nẵng và TP Đà Nẵng đều có chung kết quả tính toán về việc, dự án Marina Complex không gây cản trở dòng chảy sông Hàn, không làm gia tăng ngâp lụt cho Đà Nẵng... PGS.TS Lê Song Giang...