Đẩy xe lăn đưa vợ đi khám bệnh miễn phí
6h sáng, ông Tạ Hoàng Hải cùng vợ là bà Đỗ Thị Nga ngồi trên xe lăn đã có mặt ở nơi Viettel tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho người dân nghèo tỉnh Hà Giang. Không chỉ ấm lòng, ông bà còn vơi gánh lo tiền thuốc chữa bệnh trong nửa năm tới nhờ số tiền từ thiện 5 triệu đồng.
Sau một thời gian dài tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam, ông Hải xuất ngũ về hưu “một cục” do nhiễm chất độc màu da cam. Năm 1988, vợ ông là bà Nga cũng xuất ngũ. Không lương hưu, hai vợ chồng ông xoay xở đủ nghề để kiếm sống và nuôi các con.
Những người lính già, người dân nghèo háo hức với chương trình khám chữa bệnh miễn phí
Cuộc sống vốn cơ cực lại càng khó khăn hơn khi cách đây 10 năm, bà Nga bị sỏi gây tắc mạch, phải mổ thận. Bao nhiêu tiền của trong nhà dồn vào chữa bệnh cho bà, được ít lâu thì bà lại bị suy thận. Căn bệnh quái ác, đều đặn mỗi tuần 3 lần phải vào viện chạy thận nhân tạo đã quét sạch cửa nhà cùng số tài sản ít ỏi dành dụm bao năm của đôi vợ chồng người lính già.
Được hưởng chính sách bảo hiểm y tế dành cho người có công nhưng hằng tháng, ông bà và 4 người con vẫn phải oằn lưng mới xoay đủ 2 triệu đồng để mua thuốc uống bổ sung, sữa uống phục hồi sức khỏe sau mỗi lần chạy thận. Cuộc sống ăn bữa nay lo bữa mai khiến ông bà dù ở độ tuổi thất thập xưa nay hiếm nhưng không có điều kiện chăm lo cho sức khỏe toàn diện của bản thân, chỉ hy vọng chống chọi được bệnh thận và những cơn hành hạ của “vết thương chiến tranh” mỗi khi nó “trở mình” trong cơ thể.
Do đó, khi nhận được giấy mời của chương trình khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo tỉnh Hà Giang – “Viettel vì cộng đồng”, ông bà rất mừng. Dậy sửa soạn từ tinh mơ sáng ngày 2/11, 6h, vợ chồng người lính già đã có mặt ở điểm khám bệnh, trước 90 phút so với thời gian công bố. “Với tôi, hoạt động này có ý nghĩa quá lớn cả về vật chất lẫn tinh thần. Gia đình tôi không chỉ có thêm niềm tin vượt qua khó khăn mà số tiền 5 triệu đồng được tập đoàn Viettel trao tặng còn giúp chúng tôi bớt lo tiền thuốc trong nữa năm tới”, ông Hải chia sẻ.
Không riêng vợ chồng ông Hải, hàng trăm người dân nghèo khác của tỉnh Hà Giang cũng đã rất háo hức tham gia chương trình. Từ 5h sáng, bác Nguyễn Thị Lầm, 79 tuổi, người dân tộc Tày đã nhờ người trong bản đèo xe máy vượt quãng đường gần 3 tiếng đồng hồ để đến nơi khám chữa bệnh miễn phí. Chị Nhàn còn đi bộ hơn 2 tiếng để được khám bệnh vì nhà không có chiếc xe nào.
Video đang HOT
“Đây là lần đầu tiên tôi thấy có chương trình khám bệnh miễn phí đến tận nhà đưa giấy mời. Từ nhỏ đến lớn, tôi mới được khám bệnh một lần nên quyết tâm đi bộ đến tham gia. Không chỉ được khám, tôi cùng bà con còn được phát thuốc, mũ, áo, chúng tôi cảm ơn các anh bộ đội lắm”, chị Nhàn nói.
Hà Giang hiện là một trong những tỉnh miền núi nghèo với 6/11 huyện khó khăn nhất cả nước. Điều kiện y tế và đời sống của bà con ở đây còn nhiều hạn chế. Do đó tỉnh này là một trong 3 điểm được chọn để thực hiện chương trình khám chữa bệnh miễn phí cho người dân. Nhiều bác sĩ đầu ngành của bệnh viện Việt Đức cũng đã vượt 400km để đến khám bệnh cho bà con nghèo miền địa đầu Tổ quốc.
Ngày 16 và 30/11, hoạt động này sẽ tiếp tục được triển khai lần lượt tại Lai Châu và Điện Biên. Dự kiến, trong chương trình này, khoảng 2.000 người dân nghèo sẽ được khám bệnh, phát thuốc miễn phí. Một số trường hợp khó khăn, người có công với Cách mạng còn nhận được tiền từ thiện. Những người bệnh nặng sẽ tiếp tục được hãng hỗ trợ điều trị ở bệnh viện tuyến Trung ương.
Trước đó, từ tháng 6 đến tháng 8, hành trình vì cộng động của hãng viễn thông Quân đội cũng đã đến với 5.000 hộ nghèo, công nhân, gia đình chính sách tại 8 tỉnh thành khó khăn là Đắk Lắk, Gia Lai, Cao Bằng, Bạc Liêu… Còn những hoạt động phẫu thuật miễn phí cho trẻ em nghèo mắc bệnh tim bẩm sinh và dị tật sứt môi, hở hàm ếch đã được hãng duy trì thực hiện nhiều năm nay.
Không phải ngẫu nhiên mà Viettel chọn những tỉnh thành khó khăn là điểm đến trong chặng đường hoạt động vì cộng đồng của mình. Là những người lính, sinh tồn và trưởng thành từ sự bảo bọc của nhân dân, hãng viễn thông này hiểu rõ trách nhiệm tri ân của mình với xã hội, đặc biệt là những nơi điều kiện y tế còn nhiều hạn chế và đối tượng người nghèo không có điều kiện chăm lo sức khỏe cho bản thân.
Ngọc Thành
Theo Dantri
Vụ "đẩy cụ già chụp ảnh tang lễ Đại tướng": "Tôi và Na Sơn đã nhắc bác ấy"
La môt ngươi chưng kiên va cung câp hinh anh được cho là "minh oan" cho Na Sơn, Minh Hoang (PV anh) cho răng viêc lam cua Na Sơn la nên lam vơi bât cư ngươi dân nao chư không chi vơi tư cach la PV anh.
Hinh anh môt bac đưng hâu canh quay lưng vao đoan xe. (anh do Minh Hoang cung câp)
Tiếp tục thông tin về sư viêc Na Sơn bi "nem đa" vi đa keo môt ngươi dân ra khoi vi tri tac nghiêp, PV Infonet đa co cuôc trao đôi vơi PV anh Minh Hoang.
Đươc biêt, anh la ngươi chưng kiên sư viêc nhiêp anh gia Na Sơn co hanh đông đưa môt ngươi đan ông ra khoi vi tri tac nghiêp cua minh, anh co thê kê chi tiêt vê sư việc đo đươc không?
Thực ra sự việc cũng rất đơn giản. Tôi gặp anh Na Sơn ở đoạn đường đối diện khách sạn Daewoo và cùng ở đó để ghi lại hình ảnh đoàn xe tang đi qua. Khi linh xa của Đại tướng đi qua được một chút thì gần như đồng thời tôi và Na Sơn phát hiện ra có người đàn ông đang quỳ lạy đoàn xe và 2 anh em cùng chạy đến chụp. Khi cả 2 đang ghi lại hình ảnh này thì có một bác lớn tuổi có vẻ là một người dân đến xem chứ không phải PV vì không hề có thẻ tác nghiệp gì cả từ đoàn người trong lề đường tiến đến, đi ra hẳn ngoài đường giơ máy ảnh lên chụp hình ảnh quỳ lạy kia và che hết hậu cảnh của những PV ảnh cũng như camera truyền hình tại đây.
Theo nhiêp anh gia Na Sơn thi anh va Na Sơn đa nhăc nhơ ngươi đan ông lơn tuôi nhiêu lân nhưng không đươc, cam giac cua anh luc đo như thê nao?
Bị chắn hết hậu cảnh nên tôi, anh Na Sơn và vài người khác đã lên tiếng yêu cầu bác này đứng gọn vào lề hoặc đi sang cùng phía với mọi người để chụp chứ không nên cản trở người khác như thế. Nói nhiều lần nhưng bác này vẫn bỏ ngoài tai và tiến lại gần hơn nữa để chụp. Lúc này, tôi đứng dậy di chuyển sang một góc chụp khác để loại bỏ bác ây ra khỏi khuôn hình của mình còn anh Na Sơn thì tiến đến dắt tay bác này vào trong lề đường. Đương nhiên ban đầu bác này có vẻ không muốn vào lề đường nên hình ảnh ghi nhận được từ phía bên kia đường có vẻ giống như anh Na Sơn đang có một hành vi thô bạo nhưng thực tế hoàn toàn không như vậy. Tôi có nghe loáng thoáng bác này nói với anh Na Sơn "cậu từ từ rồi tôi vào...". Tất cả sự việc kết thúc ở đây sau đó không hề có tranh luận hay cãi vã gì giữa 2 người.
Chum anh do Na Sơn cung câp
Thực tế lúc bác này chạy vào khuôn hình, tôi cũng khá bực mình vì sự vô ý của bác này. Là một người lớn tuổi lại tự ý chạy ra giữa đường chụp ảnh bỏ ngoài tai mọi lời nhắc nhở của mọi người, nếu có là 1 PV thì càng vô ý khi thấy các em, các cháu đang làm việc lại chọn một vị trí như thế để chụp ảnh không khác gì phá đám người khác. Nhưng tôi cũng muốn ghi lại cả hình ảnh này nên vẫn tiếp tục bấm máy. Chờ không thấy bác này di chuyển tôi mơi đành chọn góc chụp khác vì không muốn bỏ lỡ khoảnh khắc đáng quý này.
Cam giac cua anh khi thây công đông lên an, "nem đa" Na Sơn ngay khi đam tang kêt thuc 1 ngay?
Tôi cũng thấy rất bức xúc và khó chịu với cộng đồng dư luận khi lên án Na Sơn. Có thể anh ây đã có những điều tiếng như nao đo, tôi không quan tâm nhưng anh ta là một con người làm việc rất có ý thức, rất chuyên nghiệp, và chụp ảnh rất đẹp. Vì khó chịu với đa phần những người lên án Na Sơn nên tôi mới đưa những hình ảnh mình ghi nhận chủ yếu để giải thích với những bạn bè quen biết của mình về tình huống lúc đó, cũng là một chia sẻ với anh em khi làm việc ngoài hiện trường phức tạp.
Hinh anh khac do Minh Hoang cung câp
Theo anh, cách ưng xư cua Na Sơn trong trương hơp nay co phu hơp không?
Với tôi ứng xử của Na Sơn là hoàn toàn bình thường, việc đưa một người đứng không đúng chỗ trở lại vị trí là một việc nên tuyên dương chứ không phải để người khác "ném đá" như vậy. Trong quá trình tác nghiệp tôi cũng gặp chuyện này nhiều lần.
Theo anh, vê ly thuyêt vê anh bao chi, Na Sơn va nhưng ngươi đang tac nghiêp co nên xư ly như vây không?
Hành động của Na Sơn nói cho đúng là việc mà bất cứ người dân nào cũng nên làm. Giờ đây mọi người thường bỏ qua sự vô ý của người khác, coi đó không phải là việc của mình, hành động của Na Sơn có thể nói là đã giúp cho bác kia được an toàn va ngăn bac ây không lam hong không khi thiêng liêng cua lê tang. Đây là một việc lam tốt.
Theo tôi nghĩ giờ đây xa hôi phát triển ai cũng có thể có cho mình một công cụ chụp ảnh nên dường như ai cũng cho mình cái quyền tuỳ tiện chụp ảnh như vậy. Nếu tất cả những người gần đó đều nhao ra chụp ảnh như bác đó thì mình không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra.
Cam ơn anh!
Theo Infonet
Hơn 50 năm, lời Đại tướng còn nguyên trong ký ức Hơn 50 năm kể từ ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm Nông trường Thống Nhất Thanh Hóa, mảnh đất rừng núi hoang vu, đầm lầy ngày nào giờ đã trở thành một thị trấn trù phú. Các thế hệ cán bộ, công nhân nơi đây vẫn ghi nhớ lời dặn của Người. Vượt hơn 60 km từ thành phố Thanh Hóa,...