Dạy trực tuyến trên truyền hình cho trẻ nghỉ học vì Covid-19
Trung Quốc ra mắt nền tảng học trực tuyến và phát sóng chương trình dành cho học sinh tiểu học trên truyền hình, nhằm bổ túc kiến thức cho 180 triệu trẻ em.
Từ ngày 17/2, một nền tảng học tập trực tuyến lưu trữ trên điện toán đám mây đã được Trung Quốc phát triển và đưa vào sử dụng. Theo đó, nền tảng này cung cấp tài liệu học tập cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, thông tin từ Bộ Giáo dục Trung Quốc (MOE) cho biết.
SCMP đưa tin nền tảng học tập này là phương án bổ trợ để học sinh theo dõi lượng kiến thức cần tích lũy trong thời gian nghỉ vì virus corona lây lan. Cùng đó, nền tảng này không thay thế cho phương pháp giảng dạy, lên lớp truyền thống. Bộ Giáo dục kêu gọi phụ huynh và giáo viên phối hợp dạy học cho các em tại nhà, tránh để hổng kiến thức.
Nền tảng học tập trực tuyến bám sát chương trình của học sinh đã được ban hành và thống nhất từ trước.
Ở khối tiểu học, chương trình sẽ được phát trên Kênh Truyền hình Giáo dục Trung Quốc của Đài Truyền hình CCTV 4. Việc chia kênh phân phối kiến thức dựa trên bậc học nhằm hạn chế thời gian cho học sinh cấp 1 phải sử dụng máy tính thường xuyên, cũng như giảm tải nghẽn mạng Internet vì có quá nhiều người truy cập cùng lúc, MOE cho biết thêm.
Trong tuần đầu tiên, nền tảng lưu trữ tài liệu học tập giới thiệu 169 bài giảng, bao gồm 12 môn học ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Video đang HOT
Những bài giảng này dựa trên chương trình giảng dạy quốc gia đã được ban hành và thống nhất trước đó. Đài truyền hình Quốc gia CCTV thông tin thêm rằng các tài liệu sẽ liên tục được giáo viên đầu ngành tại Bắc Kinh và thành phố lân cận bổ sung, cập nhật khi cần thiết.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (Trung Quốc) cũng tập trung khai thác ba doanh nghiệp viễn thông lớn (China Mobile, China Unicom China Telecom) và ba công ty công nghệ (Baidu, Alibaba, Huawei) để sao lưu nền tảng học tập điện tử với 7.000 máy chủ, 90 terabyte băng thông. Động thái này nhằm đảm bảo chương trình có thể chạy trơn tru cùng lúc cho tối đa 50 triệu người truy cập, CCTV thông tin.
Các kênh học tập này sẽ được sử dụng cho đến khi Trung Quốc có quyết định mới. Giáo dục chỉ là một trong nhiều ngành bị ảnh hưởng bởi dịch virus corona lây lan toàn cầu. Đa số người dân hạn chế tiếp xúc, chuyển sang mua sắm online, kiểm tra sức khỏe trực tuyến và tránh các hội nghị, tụ tập chỗ đông người, giải trí bằng game…
Cuộc khủng hoảng sức khỏe vì virus corona đã làm thị trường giáo dục trực tuyến của Trung Quốc tăng trưởng 25,7% so với cùng kỳ năm 2018, mức doanh thu hiện thời là 251,7 tỷ nhân dân tệ (khoảng 35,9 tỷ USD), theo thống kê của iResearch Consulting Group.
Theo Zing
Mùa ế khách của tài xế công nghệ
Dịch cúm corona bùng phát khiến người dân ngại ra đường khiến cánh tài xế xe công nghệ cũng chịu cảnh vắng khách, giảm thu nhập.
"Không ai ra đường, không ai đi nhậu, đi cà phê, học sinh, sinh viên không đi học, tài xế chạy xe công nghệ như tôi cũng đuối lắm rồi", Hoàng Tâm, tài xế xe ôm công nghệ ngụ quận 12, TP.HCM nói.
Trên hội nhóm xe ôm công nghệ, cánh tài xế gọi thời điểm dịch cúm corona bùng phát là "mùa ế".
Thu nhập tài xế công nghệ giữa mùa dịch corona chỉ còn 25% so với ngày thường.
"Bình thường mỗi ngày chạy được 20-25 chuyến, có thêm tích điểm thưởng, thu nhập của tôi khoảng 300.000-400.000 đồng. Bây giờ mỗi ngày chỉ chạy được 4-5 chuyến, kiếm được 100.000-200.000 đồng. Trừ chiết khấu, xăng cộ, hao mòn dư được 30.000-50.000 đồng. Không đủ sống, chỉ là đường thoáng hơn thôi", Văn Trung, 46 tuổi, làm tài xế công nghệ cho hãng Grab cho biết.
Theo cánh tài xế, mùa dịch corona, sinh viên học sinh đều được nghỉ học. Thời gian nghỉ học tránh dịch kéo dài, kết hợp với kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán 2 tuần, đồng nghĩa suốt một tháng qua, lượng khách hàng đông nhất của cánh tài xế bị mất.
Bên cạnh đó, giới văn phòng, công chức thường ngại ra đường lúc này khi không thật cần thiết. Đặc biệt, nhu cầu ra ngoài buổi tối đến các địa điểm vui chơi, ăn uống cũng giảm hẳn.
"Bây giờ khu vực có khách nhất là sân bay. Tuy vậy, lượng tài xế ở đây quá đông khiến thời gian chờ có cuốc từ 20-60 phút. Mấy trung tâm thương mại, trường học thì xác định không có khách" ông Tâm nói.
Bù lại, nhu cầu giao nhận thức ăn có tăng nhẹ. "Mọi người ngại ra đường nên đặt đồ ăn tại nhà. Nếu tài xế chịu chạy kết hợp cả giao thức ăn và chở khách có thể cải thiện thu nhập. Tuy vậy, số tiền kiếm được không thể bằng trước mùa dịch bởi tài xế quá đông nhưng nhu cầu giao đồ ăn chỉ tăng nhẹ", ông Trung chia sẻ.
Việc ra đường, đi làm giữa mùa dịch cũng khiến nhiều tài xế lo lắng bởi họ phải tiếp xúc với rất nhiều người. "Cực chẳng đã mới phải đi làm mùa này. Khẩu trang thì khan hàng, mua không ra. Đường phố bụi bặm vậy nhưng có một cái khẩu trang đeo từ sáng tới tối", tài xế Tâm nói.
"Nếu dịch kéo dài thêm vài tuần nữa chắc tôi kiếm công việc thời vụ khác làm tạm thôi", ông Tâm nói thêm.
Trả lời Zing.vn, đại diện dịch vụ gọi tài xế Be cho biết sau Tết Nguyên Đán, hoạt động của hãng cũng bị ảnh hưởng như tất cả các doanh nghiệp khác trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực do dịch bệnh.
"Tuy nhiên chúng tôi đã có kế hoạch chu đáo để duy trì và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng chỉ tiêu đã đề ra và tích cực chung tay cùng cộng đồng trong việc nghiêm túc phòng chống dịch", đại diện Be chia sẻ.
Trong khi đó, phía Grab cho biết tình hình kinh doanh của hãng vẫn ghi nhận sự tăng trưởng ổn định trên tất cả dịch vụ tại Việt Nam kể từ sau khi Chính phủ công bố dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (ngày 1/2). "Tuy vậy, để xác định chính xác sự tăng trưởng này do yếu tố nào mang lại, cần phải theo dõi một khoảng thời gian nữa cũng như đòi hỏi phương pháp phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện", đại diện Grab cho biết.
Theo Zing
VNPT-Media tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường dịch vụ số "Hội nghị đối tác dịch vụ số" diễn ra vào ngày 6/1/2020 sẽ là cầu nối giữa VNPT-Media và các nhà cung cấp dịch vụ cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực truyền hình, quảng cáo, đào tạo trực tuyến. Mở ra cho cả VNPT-Media và các đơn vị đối tác một cơ hội lớn trong việc thúc đẩy nhanh quá trình...