Dày sừng nang lông là bệnh gì?
Bệnh khởi phát ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhiều từ 6 đến 20 tuổi, đặc trưng là các nút sừng ở vị trí nang lông, tạo thành các sần nhô lên khỏi mặt da, khiến da thô ráp, sần sùi.
Bác sĩ Thạch Văn Toàn, Khoa da liễu Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết dày sừng nang lông là một tình trạng da khá phổ biến, vô hại, gây ra bởi các mảng khô, thô ráp và sẩn sừng nhỏ, thường ở cánh tay trên, đùi, má hoặc mông. Các vết sưng thường không đau hoặc ngứa nhưng mất thẩm mỹ, khó phòng ngừa.
Bệnh kéo dài quanh năm, dai dẳng và ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhiều ở độ từ 6 đến 20 tuổi, nhất là tuổi dậy thì, đến tuổi ngoài 30 bệnh giảm hoặc tự mất.
Theo bác sĩ, bệnh không gây tác hại, nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khi chất sừng bong tróc có thể thấy có một sợi lông nằm cong bên dưới, dùng tay khều, sợi lông sẽ mọc lên được. Bệnh không xảy ra ở vùng không có nang lông như lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Bệnh thường gặp vào mùa đông, khi thời tiết có độ ẩm không khí thấp. Nguyên nhân gây bệnh có thể do tụ cầu vàng, nấm hoặc dinh dưỡng kém, tuổi tác, suy giảm miễn dịch, chấn thương, môi trường vệ sinh kém, tiếp xúc hóa chất… Ngoài ra, những rối loạn di truyền hay từ các loại bệnh da khác như viêm da cơ địa dẫn đến ngứa, viêm nang lông dày sừng.
Triệu chứng là có những sần nhỏ kích thước khoảng 1 – 2mm, màu hơi trắng hoặc xám. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Video đang HOT
Để cải thiện sự xuất hiện của dày sừng, bạn nên dưỡng ẩm và chăm sóc da thường xuyên hoặc đến gặp bác sĩ để kê toa kem bôi.
Nên dùng kem loại bỏ tế bào da chết, nhất là kem có chứa axit alpha hydroxy, axit lactic, axit salicylic hoặc urê, giúp giữ ẩm và làm mềm da.
Sử dụng nước ấm và hạn chế thời gian tắm nước nóng, tối ưu là 10 phút hoặc ít hơn. Sử dụng xà phòng nhẹ, tự nhiên, không độc để làm sạch các khu vực nhạy cảm mà không gây kích ứng da và thậm chí gây đỏ và tích tụ nhiều hơn.
Nên dưỡng ẩm sau khi tắm bằng kem có chứa lanolin (Lansinoh, Medela), thạch dầu hỏa (Vaseline) hoặc glycerin (Glysolid). Sử dụng máy tạo ẩm di động hoặc cố định trong phòng sẽ tăng thêm độ ẩm không khí, giúp da mềm mại, không bị khô.
Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng bằng muối biển. Trộn 2 muỗng cà phê muối biển với bốn muỗng cà phê mật ong, thoa đều và chà xát nhẹ nhàng vào da, sau đó giữ yên trong 15 phút và rửa sạch với nước ấm.
Tăng cường thực phẩm kháng viêm, nhất là nhóm giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần cho sự phát triển tế bào da, chữa lành tổn thương và hydrat hóa da. Bổ sung thực phẩm giàu omega – 3, uống nhiều nước trong cả ngày để giữ cho cơ thể không bị thiếu nước, tăng ẩm cho da và cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Tự tiêm filler làm đẹp, cô gái 20 tuổi ôm mũi hoại tử vào viện cấp cứu
Tin vào quảng cáo 'nâng dáng mũi nhanh, đẹp, không tai biến' cô gái 20 tuổi đã mua một liệu trình tiêm filler rồi tự tiêm ở nhà. Đến ngày thứ 3, cô gái này phải ôm mũi hoại tử đến bệnh viện cầu cứu...
Một ca hoại tử mũi do tiêm filler được các bác sĩ BV Da liễu Hà Nội cấp cứu
Đến khám tại khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cô gái cho biết đã mua một liệu trình tiêm filler được bán trên mạng với quảng cáo "nâng dáng mũi nhanh, đẹp, không tai biến".
Người bán cho biết mũi tiêm đầu sẽ gây đau buốt, song là phản ứng bình thường và nhanh chóng hết. Bệnh nhân tự tiêm filler ở nhà, ngay sau đó mũi đã xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Cụ thể, ngày đầu tiên tự tiêm filler (chất làm đầy) để nâng mũi cao hơn, mũi cô gái bị sưng đỏ, đến ngày thứ ba thì loét có mủ.
Tại BV Đại học Y dược TP HCM, nữ bệnh nhân được xác định hoại tử da sau tiêm ngày thứ ba. Nguyên nhân là người thực hiện tiêm không hiểu nguyên tắc vô khuẩn, không biết cấu trúc giải phẫu vùng tiêm và filler kém chất lượng.
Theo Bác sĩ Thạch Văn Toàn, bệnh nhân đã phải trải qua ca phẫu thuật cắt lọc mô hoại tử, điều trị kháng viêm. Sau hai tuần điều trị, các vết nhiễm trùng lành, tuy nhiên sẹo lồi vùng cánh mũi và lõm vùng thân mũi khá nhiều. Bệnh nhân phải tiếp tục điều trị sẹo thêm từ 6 đến 12 tháng.
Với ưu điểm giúp xoá các rãnh sâu do lão hoá, làm đầy giúp trẻ hoá, tiêm filler thường được nhiều chị em lựa chọn thực hiện tại khóe mũi miệng, khóe má miệng, nâng không phẫu thuật một số vùng như cằm, mũi, thái dương, trán...
Thông thường tại các bệnh viện thẩm mỹ, chi phí nâng mũi bằng filler từ 7 đến 9 triệu 1 cc hoặc cấy chỉ mũi 15-20 triệu đồng. Trong khi đó, filler bán ở các spa nhỏ lẻ hoặc trên mạng giá chỉ khoảng 800.000 đến hai triệu đồng cho 1 cc. Tuy nhiên filler có thể kém chất lượng, dễ dẫn đến tai biến, khó hồi phục hoàn toàn, điều trị lâu dài tốn kém.
Đây không phải trường hợp đầu tiên bị tai biến do tiêm filler, trao đổi với phóng viên, BS. CKI, Trần Thị Thu Hương Phó khoa Lazer, BV Da liễu Hà Nội cho biết, từng gặp và xử trí nhiều trường hợp biến chứng nặng sau tiêm filler hoặc hậu quả từ việc thực hiện không đúng ở các cơ sở thẩm mỹ bên ngoài đặc biệt từ các cơ sở thẩm mỹ mà người làm không có trình độ chuyên môn, hoặc không được đào tạo về da liễu, thẩm mỹ.
Theo đó, có trường hợp tiêm filler để trẻ hoá da nhưng thay vì da căng mọng lại tạo thành những sẩn cục ở trên mặt. Tại khoa đã từng phải điều trị cho một phụ nữ thủng ngực, mất mũi chỉ vì tiêm filler không đúng cách.
'Hầu hết những bệnh nhân đến với chúng tôi sau khi khai thác tiền sử đều có chung tình trạng tiêm làm đầy ở những cơ sở mà người thực hiện không có chuyên môn. Họ đi làm đẹp, thực hiện việc tiêm này đều nghe theo người quen giới thiệu. Xu hướng ngày một gia tăng', BS Thu Hương lo ngại.
Theo BS Thu Hương, bản chất của tiêm filler là tiêm Hyaluronic Acid (HA)- là thành phần tự nhiên có trong da của người. Khi tiêm vào có tác dụng làm đầy như bơm mũi, độn cằm, chống hóp má, thái dương.
"Nhưng HA này nếu tiêm vào mạch máu tắc mạch. Khi đã tắc mạch sẽ gây hoại tử mô và tuỳ mức độ, sự hồi phục sẽ khó khăn', BS Thu Hương nói.
Để tránh những biến chứng không đáng có trên khuôn mặt, BS Thu Hương khuyến cáo chị em cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định thực hiện bất kỳ một liệu pháp làm đẹp nào.
Đặc biệt đối với việc tiêm filler làm đẹp, các bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ để được khám và tư vấn. Bệnh nhân không nên đến các cơ sở y tế không có bác sĩ chuyên khoa, không có chứng chỉ hành nghề về chuyên ngành thẩm mỹ, không nghe tư vấn thiếu khoa học và đặc biệt là không được để những người không phải bác sĩ thực hiện thủ thuật cho mình, đặc biệt càng không thể tự mình tiêm filler để tránh các tai biến có thể xảy ra.
Cấy chỉ căng da mặt - nên hay không? Cấy chỉ căng da mặt là thủ thuật trẻ hóa da mặt không phẫu thuật, đưa các sợi chỉ tự tiêu vào bên dưới bề mặt da để làm trẻ hóa và nâng mô chảy xệ. Hình minh họa. Theo chia sẻ của bác sĩ Thạch Văn Toàn, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, công...