Đẩy nhanh tiến độ thu phí không dừng
Đến thời điểm này, dự án thu phí không dừng vẫn đang chậm tiến độ so với mục tiêu hoàn thành trong năm 2020 theo chỉ đạo của Chính phủ. Tại cuộc tọa đàm tổ chức ở Hà Nội ngày 13-5, với sự tham gia của lãnh đạo Bộ GTVT và các đơn vị liên quan, nguyên nhân chậm tiến độ một lần nữa được mổ xẻ, trong đó nhiều vấn đề liên quan đến quyền lợi người sử dụng dịch vụ.
Cần xem xét phương thức trả sau
Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho rằng, trong điều kiện các đơn vị kinh doanh vận tải rất khó khăn, đầu tư mua sắm phương tiện, áp lực lãi vay ngân hàng… nếu chỉ dùng 1 phương thức như hiện nay là các đơn vị sử dụng đường phải chuyển tiền trước, đồng nghĩa với các doanh nghiệp vận tải phải vay tiền. Với những doanh nghiệp nhiều xe, đây là số tiền lớn. Một chuyến xe từ phía Nam ra Lạng Sơn, nếu xe lớn thì số tiền lên tới hàng chục triệu đồng. Với doanh nghiệp có cả trăm đầu xe, số tiền chi cho phí đường bộ trong 1 tháng có thể lên đến hàng tỷ đồng. Do đó, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đề xuất nên nghiên cứu 2 phương thức: trả trước như đang làm và trả sau. Với hình thức trả sau, các bên sẽ ký hợp đồng, thông báo tài khoản, xe đi qua cứ tích vào sau đó doanh nghiệp vận tải sẽ trả. Cách làm này giúp doanh nghiệp vận tải có giấy tờ để hạch toán được chi phí đầu vào (cách làm như hiện nay khó hạch toán được).
Đồng thuận với ý kiến này, ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, phân tích, mỗi doanh nghiệp taxi có 2.000 đầu xe, chỉ cần mỗi tài khoản phải nạp khoảng 500.000 đồng thì đã phải “giam” 10 tỷ đồng trong ngân hàng. Số tiền này doanh nghiệp phải đi vay và trả lãi suất sẽ là một gánh nặng rất lớn.
Trả lời về vấn đề này, đại diện nhà đầu tư dự án thu phí không dừng cho biết, hệ thống được thiết kế song song trả trước và trả sau, cũng giống như thuê bao di động. Theo lộ trình, những doanh nghiệp uy tín, sử dụng lâu dài thì sẽ chuyển sang trả sau. Tuy nhiên, để tránh việc trả sau có thể dẫn đến nợ xấu cho nhà đầu tư BOT, có thể lên tới vài ngàn tỷ đồng, các cơ quan quản lý cần sửa đổi quy định, có chế tài xử lý những doanh nghiệp chậm trả tiền, gian lận hoặc không trả. Ông Nguyễn Viết Huy, Vụ Đối tác công tư (Bộ GTVT), cũng cho biết, Bộ GTVT đã có lộ trình với 4 giai đoạn. Giai đoạn hiện đang triển khai là giai đoạn sơ khai có barie, có số dư. Đến giai đoạn 4, các xe cứ qua rồi trả tiền sau nhưng khi nào đến giai đoạn này thì chưa xác định được. Về băn khoăn tại sao việc thu phí không dừng không trừ thẳng vào tài khoản ngân hàng của cá nhân mà lại thông qua một tài khoản riêng chỉ phục vụ thu phí không dừng, Bộ GTVT cho biết, thời gian xe đi qua trạm chỉ 0,02 giây, không đủ thời gian truy nhập nhiều lớp bảo mật của ngân hàng, do đó ngân hàng liên kết sẽ tự động trừ một khoản vào tài khoản thẻ ETC.
Phải hoàn thành trong năm 2020
Theo Bộ GTVT, hiện dự án đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 với 40 trạm. Riêng các dự án của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vẫn đang vướng vì chưa tìm được nguồn vốn triển khai, do hiệp định vay vốn đã kết thúc và VEC đã chuyển về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Với 33 trạm của giai đoạn 2, hiện Bộ GTVT vẫn đang chờ ý kiến Thủ tướng Chính phủ cho phép sửa một số quy định liên quan để có thể thành lập doanh nghiệp dự án và bắt tay ngay vào thi công.
Về số lượng phương tiện đã dán thẻ thu phí không dừng còn thấp, chỉ xấp xỉ 800.000 thẻ trên tổng số lượng phương tiện khoảng 3,5 triệu chiếc, Bộ GTVT cho rằng, nguyên nhân là do các quy định hiện hành mới chỉ khuyến khích, chưa bắt buộc các phương tiện phải dán thẻ. Nhiều lái, chủ xe nhận thấy dán thẻ chưa mang lại hiệu quả thiết thực, vì nhiều trạm không có làn thu phí tự động không dừng. Hơn nữa, hiện các trạm thu phí vẫn đang để lại một làn hỗn hợp. Đại diện Bộ GTVT cho biết, trong thời gian tới, cần sửa đổi các quy định để bắt buộc các xe phải dán thẻ khi đi đăng kiểm. Hiện các trạm thu phí đều có biển hướng dẫn làn thu phí tự động không dừng, nếu phương tiện không dán thẻ mà cố tình đi vào làn thu phí tự động không dừng gây ùn tắc sẽ bị phạt. Quy định này đã được đưa vào Nghị định 100 về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ với mức xử phạt 1,2 triệu đồng. Với tình trạng xe đi nhầm làn thu phí không dừng, các cơ quan chức năng mới đang kiểm tra, nhắc nhở, chưa xử phạt, nhưng sắp tới sẽ tiến hành xử phạt. Hiện việc dán thẻ cũng đang được thực hiện miễn phí, từ năm 2021, việc dán thẻ sẽ thu phí theo quy định.
Ông Nguyễn Viết Huy cho biết, xác định dự án thu phí không dừng là dự án quan trọng, lãnh đạo Bộ GTVT họp liên tục để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ cho dự án. Trước mắt, Bộ GTVT ưu tiên chỉ đạo hoàn thành ở cửa ngõ thủ đô và các trạm lớn, trong đó, trạm trên tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ và Cầu Giẽ – Ninh Bình, tháng 5 phải hoàn thành thu phí không dừng. Trạm Hà Nội – Hải Phòng phải xong trong tháng 6. Các trạm còn lại của dự án giai đoạn 2 phải hoàn thành trong năm 2020.
Doanh nghiệp vận tải gửi... "tâm thư"!
Trong bối cảnh hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa bị sụt giảm nghiêm trọng, doanh nghiệp mong được hỗ trợ để vượt qua giai đoạn trước mắt và tạo điều kiện tái hoạt động.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, hiện hầu hết doanh nghiệp (DN) kinh doanh vận tải ôtô và bến xe đều gặp khó khăn. Vận tải hành khách, hàng hóa giảm đến 90%, vì vậy phía hiệp hội đang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Khó khăn chồng chất
Đơn cử tại TP HCM, trước thời điểm tạm ngưng hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, sản lượng vận tải hành khách liên tỉnh thông qua các bến xe trên địa bàn TP đã sụt giảm nặng nề do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP, từ ngày 1-2 đến 22-3, sản lượng khách giảm 14% so với cùng kỳ năm 2019, khi chỉ đạt hơn 4,1 triệu lượt với 284.637 lượt xe phục vụ.
Cũng ảm đạm không kém, theo ông Bùi Văn Quản, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM, từ đầu năm đến nay, doanh thu của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hóa sụt giảm 50%-60% so với cùng kỳ. Hoạt động vận tải nhiều lĩnh vực ngưng toàn bộ từ ngày 1-4, còn lại nếu hoạt động thì chỉ cầm cự và cố duy trì, song hầu hết chi phí đầu vào của hoạt động này đều không giảm khiến khó khăn càng chồng chất. "Giá xăng dầu giảm mạnh là điều kiện tốt cho các DN vận tải nhưng việc này đồng nghĩa với giá thành vận chuyển giảm theo. Trong khi đó, hầu hết chi phí đầu vào mà DN phải đóng vẫn giữ nguyên như phí bảo trì đường bộ, BHXH, BHYT... cho người lao động. Chưa kể, chi phí phục vụ công tác phòng chống dịch lại tăng, đồng thời nhiều lĩnh vực "đóng băng" khiến xe nằm chờ, tiếp tục làm tăng chi phí bến bãi khiến càng thêm khó khăn" - ông Quản nói.
Trong văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp hỗ trợ DN vận tải, ông Nguyễn Văn Quyền nêu thực trạng hầu hết các đơn vị vận tải đã dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, không có doanh thu. Nhưng để giữ người lao động, nhiều đơn vị vẫn duy trì chi trả lương, chờ hết dịch để tiếp tục hoạt động. Đặc biệt, ông Quyền cho biết hiện cả nước có gần 1 triệu thiết bị giám sát hành trình đã được lắp đặt trên các ôtô kinh doanh vận tải. Với tình hình hiện nay, doanh thu của các đơn vị bị sụt giảm nặng nề và nhu cầu sử dụng dịch vụ giám sát hành trình cũng tụt giảm tương ứng nhưng các đơn vị cung ứng dịch vụ này lại không thể cắt giảm nhân sự hay hạ tầng công nghệ thông tin, máy móc, phí viễn thông..., do đó sự ảnh hưởng càng trở nên trầm trọng.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô nhìn nhận theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bởi dịch, kích thích phát triển kinh tế, đặc biệt với các đơn vị vận tải ôtô, song trên một số lĩnh vực vẫn thiếu sự chia sẻ khó khăn. Đơn cử như hiện một số ngân hàng đưa ra chính sách giãn nợ nhưng nếu như vậy thì không được giảm lãi suất, còn nếu giảm lãi suất thì không được giãn nợ. Trong khi chỉ một số ngân hàng cho giảm lãi suất nhưng cũng chỉ ở mức 0,5%/năm.
Hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa bị sụt giảm nghiêm trọng, các doanh nghiệp đang kiến nghị được "giải cứu"
Mong sớm tháo gỡ, khôi phục hoạt động
Một vấn đề khác, theo ông Nguyễn Văn Quyền, với BHXH, hiện chỉ cho giãn nộp chứ không cho dừng nhưng nếu thực hiện thì kèm theo đó là DN phải có 50% số người lao động nghỉ việc trở lên hoặc thiệt hại đến 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh. Những điều kiện đó đã tiếp cận sự phá sản của DN. Ngoài ra, để được hưởng chính sách như trên, DN cần có sự xác nhận của Sở Tài chính, chính quyền địa phương..., dẫn đến các điều kiện càng trở nên khó khăn hơn. Chưa kể đối với ngành thuế thì đến nay vẫn chưa có giải pháp để hỗ trợ khó khăn cho DN...
Trước hàng loạt khó khăn nêu trên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô kiến nghị ngân hàng hỗ trợ giảm 50% lãi suất vay cho các khoản vay trả lãi từ tháng 4 đến tháng 6-2020 (trong số này, nhà nước hỗ trợ 25% và ngân hàng 25%). Đồng thời, từ tháng 7-2020, áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho DN cũng như giãn nợ các khoản vay gốc và lãi từ 6 đến 12 tháng (tính từ thời điểm công bố dịch); tiếp tục cho vay với lãi suất ưu đãi để DN khôi phục hoạt động... Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần có chính sách hỗ trợ, giảm thuế. Kiến nghị Chính phủ cho phép DN và người lao động miễn đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp từ lúc công bố dịch đến hết tháng 6-2020 hoặc đến khi công bố hết dịch Covid-19.
Đồng tình với những kiến nghị trên, ông Bùi Văn Quản bổ sung một vấn đề có thể thực hiện ngay và phù hợp, giúp giảm khó khăn cho DN, là Bộ GTVT cần xem xét miễn phí bảo trì đường bộ, đồng thời giảm phí đăng kiểm cũng như điều chỉnh tăng thời hạn kiểm định ôtô... "Hầu hết các tuyến đường chính hiện đều có trạm BOT, còn những tuyến không có BOT do nhà nước bảo trì không còn nhiều. Vì vậy, việc miễn phí bảo trì đường bộ trong tình hình khó khăn hiện nay là một sự chia sẻ lớn cho DN" - ông Quản kiến nghị.
Sở GTVT TP HCM kiến nghị hỗ trợ
Lãnh đạo Sở GTVT TP HCM cũng đánh giá các đơn vị kinh doanh vận tải đang gặp nhiều khó khăn, trong đó những đơn vị 100% vốn do nhà nước quản lý còn phải bảo đảm các quỹ lương, thưởng phúc lợi năm 2020 từ 90% trở lên so với bình quân thực hiện của năm 2019. Vì vậy, để giảm khó khăn cho các DN vận tải, Sở GTVT đã kiến nghị UBND TP xem xét có các chính sách hỗ trợ DN như về lãi vay ngân hàng, thuế, phí bảo trì đường bộ...
Gia Minh
Vận tải "ngắc ngoải" vì dịch, doanh nghiệp xin miễn phí bảo trì đường bộ Vận tải hành khách, hàng hóa giảm đến 90%, số còn lại hoạt động không hiệu quả, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, doanh nghiệp vận tải kêu cứu... Đại dịch Covid-19 đang tàn phá nặng nề nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trên nhiều lĩnh vực, nhất là ngành vận tải. Để giảm bớt...