Đẩy nhanh chuyển đổi số, phát triển xã hội số
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đưa ra đề nghị trên tại buổi tổng kết giai đoạn 2016 – 2020 và triển khai định hướng giai đoạn mới 2021 – 2025 của Bộ TT&TT diễn ra sáng 12/1.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại buổi lễ.
Sáng nay (12/1), Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tổng kết giai đoạn 2016 – 2020 và triển khai định hướng giai đoạn mới 2021 – 2025.
Theo báo cáo, hạ tầng viễn thông – công nghệ thông tin từng bước trở thành hạ tầng số quốc gia, khởi động chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Doanh thu toàn ngành đạt hơn 3 triệu tỷ đồng.
Tính đến hết năm 2020, tổng số doanh nghiệp công nghệ số đã tăng 2 lần sau 5 năm. Xếp hạng viễn thông Việt Nam tăng hơn 50 bậc so với năm 2018. Việt Nam trở thành quốc gia trong nhóm 5 nước đầu tiên làm chủ mạng 5G. Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 50%.
Cũng trong sáng nay, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục công bố nhiều chương trình nhằm thúc đẩy chuyển đổi số cho cơ quan báo chí, trao cơ hội chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và ngăn chặn các nguy cơ từ môi trường trực tuyến.
Video đang HOT
Chuyển đổi số đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
“Năm 2021 không chỉ là một năm mới mà còn là năm đầu của giai đoạn 5 năm để Việt Nam vượt qua thu nhập trung bình thấp, là năm đầu tiên của giai đoạn 10 năm để Việt Nam đến năm 2030 trở thành nước thu nhập trung bình cao, là năm đầu của giai đoạn 25 năm để đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển thu nhập cao. Con đường để đạt mục tiêu đó là khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và chuyển đổi số”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận những đóng góp của ngành trong những năm qua và đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục định hướng, triển khai nhiều giải pháp, ứng dụng công nghệ mới để đẩy nhanh chuyển đổi số, phát triển xã hội số tại Việt Nam.
Hải Dương chủ động thúc đẩy chuyển đổi số
Hải Dương xác định xây dựng Chính phủ số - kinh tế số - xã hội số là mục tiêu chiến lược trong phát triển bền vững.
Đó là khẳng định của Bí thư Tỉnh Uỷ Hải Dương Phạm Xuân Thăng tại hội nghị chuyên đề trực tuyến chủ đề Chuyển đổi số - Cơ hội và thách thức , diễn ra ngày 6/1 với sự tham dự của hơn 400 đại biểu dự trực tiếp và 300 đại biểu trực tuyến tại tất cả các điểm cầu hội nghị của tỉnh.
Chương trình nằm trong mục tiêu thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 96-CTr/TU ngày 4/6/2020 của Tỉnh ủy Hải Dương về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Hội nghị giới thiệu "Đề án xây dựng Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến 2030" với nhiều nội dung điểm nhấn, thể hiện quyết tâm và sự chủ động của Hải Dương trong chiến lược chuyển đổi số.
Theo đó, Hải Dương xác định, đến năm 2030, chuyển đổi số được triển khai đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh, đưa Hải Dương trở thành 1 trong 15 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có chỉ số cao về Chính phủ số, kinh tế số của cả nước; hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt cộng đồng của người dân.
Với sự tham gia của đại diện Cục tin học hoá và đơn vị đồng hành là Tập đoàn FPT, hội nghị đã cùng trao đổi về cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số nói chung và trong xây dựng, phát triển Kinh tế số, thành phố thông minh hay chính phủ số của tỉnh nói riêng.
Ông Nguyễn Trọng Đường - Phó Cục trưởng Cục Tin học hoá - Bộ TT&TT đã chỉ ra các cơ hội của Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng trong việc phát triển kinh tế số. Cụ thể, kinh tế số du lịch, kinh tế số nông nghiệp và chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ là 3 lĩnh vực trọng tâm phù hợp với tiềm năng của địa phương, cần được Hải Dương thúc tiến nhanh chóng.
Ông Nguyễn Trọng Đường - Phó Cục trưởng Cục Tin học hoá - Bộ TT&TT - phát biểu tại sự kiện
Cũng theo ông Đường, việc tham gia của cả hệ thống chính trị và quản lý của tỉnh trong hội ngị thể hiện quyết tâm lớn của Hải Dương trong chiến lược chuyển đổi số, thể hiện tinh thần của chuyển đổi số là công việc của tất cả các đơn vị.
Đại diện Tập đoàn FPT, ông Trương Gia Bình đã chia sẻ nhiều nguyên lý then chốt trong thực hiện chuyển đổi số. Ông Bình cho rằng, Hải Dương có thể triển khai ngay quá trình chuyển đổi số trong du lịch, nông nghiệp, y tế, phát triển doanh nghiệp số và tin rằng "chuyển đổi số là niềm vui và mang lại hiệu quả bởi nó khích lệ mọi người hào hứng thay đổi dựa trên sự sáng tạo".
Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT - chia sẻ nhiều nguyên lý then chốt trong thực hiện chuyển đổi số
Theo ông Bình, cách đặt vấn đề và cách triển khai có tính quyết định tới thành công trong chuyển đổi số. Dưới quan điểm của FPT, chuyển đổi số được kích hoạt thành công với nguyên lý 3H - bắt đầu từ trái tim (Heart), khao khát chuyển đổi, sử dụng trí óc, các thành tựu công nghệ tiên tiến (Head) rồi mới bắt tay vào hành động (Hand). Hay nguyên lý 3S chỉ ra chuyển đổi số cần bắt đầu thông minh (Start Smart), ở quy mô nhỏ (small) để đánh giá, khi thành công sẽ nhanh chóng mở rộng (Scale).
Kết luận hội nghị, ông Phạm Xuân Thăng - Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương bày tỏ sự ghi nhận và đồng tình với những quan điểm, nội dung được đưa ra. Hải Dương quyết tâm thực hiện mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế 4 trụ cột, bình quân tăng trưởng đạt 9% trở lên, đến năm 2025 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
Ông Phạm Xuân Thăng - Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương - nhấn mạnh các mục tiêu trọng điểm của Hải Dương đến năm 2025
Để hiện thực hoá các mục tiêu đó, ông Thăng khẳng định Hải Dương cần có các giải pháp đột phá, triển khai các chương trình mục tiêu, ban hành Ngị quyết chuyển đổi số ngay trong tháng 2 và trên hết, "mọi việc cần được xuất phát từ trái tim và khối óc, cần bắt đầu từ những việc nhỏ và có kết quả ngay".
Ngày 16/1 tới đây, Hải Dương sẽ tiếp tục hợp tác với FPT tổ chức hội thảo về chuyển đổi số cho đối tượng 250 đại diện doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Các mục tiêu nổi bật của tỉnh Hải Dương đến năm 2025 được xác định bao gồm:
- Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, với chỉ tiêu 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; Kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ số; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội; Ưu tiên Chuyển đổi số trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục, nông nghiệp, du lịch, tài nguyên và môi trường...
- Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế với tỷ lệ Kinh tế số chiếm 20% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP); kinh tế số trong mỗi ngành chiếm 7%...
- Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số với Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã...
10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2020 Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ mới đây đã công bố 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2020. Đây là kết quả bình chọn của hơn 60 nhà báo chuyên khoa học công nghệ của gần 25 cơ quan truyền thông. Các sự kiện được bầu chọn theo 5 nhóm lĩnh vực. Trong lĩnh...