Đây mới chính là những nơi lý tưởng để sống, sức khỏe của bạn sẽ được tăng cường đáng kể
Các nhà khoa học Hong Kong chỉ ra rằng, chỉ việc nhìn thấy biển thôi cũng đã mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Nghiên cứu do Đại học Trung Hoa của Hong Kong (CUHK) và Đại học Exeter (Anh) tiến hành. Theo đó, những người dân sống tại nơi có tầm nhìn ra biển sở hữu sức khỏe tốt hơn. Trong khi đó, những người thường xuyên ghé thăm “ không gian xanh dương” có trạng thái tinh thần tốt hơn, nguy cơ trầm cảm thấp hơn.
Được đăng tải trên tạp chí sức khỏe cộng đồng, Health and Peace, đây là nghiên cứu đầu tiên thuộc dạng này được thực hiện ở châu Á.
Photo: Alamy
Nhà nghiên cứu hàng đầu CHUK, Giáo sư Martin Wong và nhóm của mình đã điều tra 1.000 người đến trung tâm tầm soát ung thư ở Sha Tin, một thành phố trong khu Tân Giới Hong Kong. Họ hỏi người tham gia một số câu hỏi về việc tiếp xúc với biển cũng như những nơi có nước khác; sức khỏe và trạng thái tinh thần của họ. Do bản chất của tầm soát ung thư, 80% người tham gia đều trên 50 tuổi.
Kết quả, nhiều người có xu hướng ghé thăm “những không gian xanh dương” của Hong Kong nhiều hơn nếu họ sống cách các địa điểm này tầm 10-15 phút đi bộ. Đối với các cư dân này, nơi gần biển có cơ sở vật chất tốt và nhiều động vật hoang dã để ngắm nhìn.
Ghé thăm biển ít nhất 1 hay nhiều hơn 1 giờ đồng hồ, tham gia vào một hoạt động cường độ cao khi ở đây, có liên quan tới mức độ vui vẻ, hạnh phúc cao hơn.
Các nhà khoa học cho biết, kết quả họ đạt được là một phần trong số ngày càng nhiều nghiên cứu khoa học trên khắp thế giới chỉ ra mối liên hệ giữa các không gian biển xanh với lợi ích sức khỏe của con người đủ mọi lứa tuổi.
Video đang HOT
Photo: Xiaomei Chen
Tiến sĩ Jo Garrett thuộc Đại học Exeter cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi gợi ý rằng, các cảng, bờ biển và ‘những không gian xanh dương’ tự nhiên của Hong Kong có thể là nguồn lực quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng, ít nhất đối với cư dân lớn tuổi. Chúng tôi nhận ra, những người sống ở nơi có tầm nhìn ra những môi trường này có sức khỏe tốt hơn. Những người thường xuyên ghé thăm biển cũng có trạng thái tinh thần vui vẻ, hạnh phúc hơn”.
Một người dân Hong Kong, bà Katheryn Rosie, cho biết, sống ở nơi có tầm nhìn ra Vịnh Discovery trên đảo Lantau khiến bà cảm thấy vô cùng thư giãn: “Không có gì tuyệt hơn việc được nhìn ra biển, bất kể thời tiết như thế nào, cảm xúc lúc đó của bạn ra sao. Không gian xanh dương rất quan trọng với những nơi như Hong Kong do nhịp sống hối hả và bận rộn”, người phụ nữ 65 tuổi bộc bạch. “Sống gần biển cũng khích lệ tôi khám phá nhiều hơn. Tôi đã kết thêm nhiều bạn mới bằng cách tham gia nhóm leo núi và nhờ đó, tôi có cảm giác hạnh phúc hơn”.
Với nhiều người cao tuổi ở Hong Kong, liệu pháp thăm biển sáng sớm để duy trì lối sống khỏe mạnh cực kỳ phổ biến. Cảnh tượng nhiều người già dạo chơi trên bãi biển, chạy bộ, thả mình bồng bềnh trên nước, tán gẫu với bạn bè, dạy cháu tập bơi… đã trở nên rất quen thuộc ở Hong Kong.
Với những người muốn tìm về với thiên nhiên, bơi lội ở các bể đá tự nhiên quanh Hong Kong cũng đem lại cảm giác tuyệt vời. Jasmine Nunns, một cư dân nơi đây, thổ lộ, loài người có mối quan hệ mật thiết với nước. Vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi việc ở gần “các không gian xanh dương” lại có tác dụng cải thiện trạng thái vui sống. “Hãy nhớ rằng, 90% cơ thể chúng ta là nước. Chúng ta chứa đại dương bên trong cơ thể mình”, Jasmine nhấn mạnh.
Photo: Edward Wong
Trong khi đó, các tác giả cho biết, cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để xác định rõ lợi ích tiềm tàng của các không gian xanh dương và vai trò của chúng trong hình thành quy hoạch và phát triển đô thị.
Giáo sư Wong bày tỏ: “Nghiên cứu trên có thể giúp định hình các nỗ lực bảo tồn, những chương trình tương lai nhằm khuyến khích con người tối ưu hóa lợi ích sức khỏe khi được trải nghiệm môi trường nước tự nhiên, ở cả Hong Kong và trên toàn thế giới”.
Theo Helino
Bài cuối: Xét nghiệm máu không phải là phương thức chẩn đoán và sàng lọc ung thư
Phát hiện sớm ung thư đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả bệnh. Tuy nhiên, do nhiều gói tầm soát ung thư hiện đang bị lạm dụng, đặc biệt xét nghiệm chỉ điểm khối u chỉ có giá trị trong tiên lượng và theo dõi điều trị, nhưng do không được khuyến cáo, giải thích đầy đủ gây hiểu lầm với người bệnh.
Hậu quả nhiều người vì tin vào tầm soát chỉ điểm khối u trong máu dẫn tới bỏ lỡ cơ hội "vàng" trong phát hiện và điều trị bệnh.
Xét nghiệm máu chỉ có giá trị khi đã chẩn đoán mắc ung thư
Trước việc tiêu tốn tiền bạc và thời gian khi tầm soát ung thư bằng các xét nghiệm chất chỉ điểm khối u trong máu, Ths.BS Phạm Tuấn Anh, Phó trưởng Khoa Điều trị A, Bệnh viện K cho biết: "Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u trong máu có giá trị chủ yếu khi đã có chẩn đoán mô bệnh học là ung thư, giúp đánh giá tiên lượng như khi chỉ điểm khối u cao thì liên quan đến tiên lượng xấu. Hoặc đánh giá đáp ứng điều trị, chỉ điểm khối u giảm có thể phản ánh phác đồ điều trị có hiệu quả. Một vai trò nữa là theo dõi tái phát di căn trên bệnh nhân ung thư sau kết thúc điều trị, nếu chỉ điểm khối u tăng gợi ý bệnh tái phát, định hướng cho các bác sĩ làm tiếp các xét nghiệm chuyên sâu, đặc biệt chẩn đoán hình ảnh để xác định vị trí tái phát di căn".
Trong sàng lọc cũng như trong chẩn đoán thì vai trò của chỉ điểm khối u rất hạn chế. Chỉ có 2 chỉ điểm khối u có giá trị kết hợp cùng các phương pháp khác khác trong chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư là PSA trong ung thư tiền liệt tuyến và AFP trong ung thư gan.
Bác sĩ Bệnh viện K thăm khám tuyến giáp cho bệnh nhân.
BS Tuấn Anh cho biết: "2 chỉ điểm khối u này cũng chỉ có giá trị tham gia vào sàng lọc phát hiện sớm, chứ không phải là xét nghiệm sàng lọc duy nhất. Thông thường cũng chỉ áp dụng cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao như bệnh nhân viêm gan, tuổi cao...".
BS Tuấn Anh cũng khẳng định, nhìn tổng thể xét nghiệm máu không phải là phương thức để chẩn đoán và sàng lọc ung thư. Theo bác sĩ, gần đây có một số công ty công nghệ trên thế giới xét nghiệm các đột biến di truyền bằng mẫu máu, nhưng giá trị cũng rất khiêm tốn, có thể giúp đánh giá, phân loại nguy cơ mắc ung thư, nhưng bằng chứng khoa học chưa chắc chắn, nếu có nguy cơ về mặt di truyền thì cần phải đến bệnh viện để làm các xét nghiệm sàng lọc sớm hơn so với khuyến cáo thông thường.
BS Tuấn Anh cũng cho biết, không có xét nghiệm sàng lọc nào chung cho tất cả các bệnh ung thư. Chẳng hạn để phát hiện ung thứ vú phải chụp tuyến vú hay siêu âm vú; ung thư đại tràng phải nội soi đại tràng, tìm máu ẩn trong phân; ung thư phổi phải chụp cắt lớp vi tính liều thấp; ung thư gan phải siêu âm kết hợp với chỉ điểm xét nghiệm AFP...
BS Tuấn Anh cho biết thêm, khi chưa có chẩn đoán mô học ung thư, giá trị xét nghiệm chỉ điểm u rất hạn chế. Vì xét nghiệm này không đặc hiệu, có thể tăng trong một số bệnh cảnh lành tính, đặc biệt viêm.
Phải đến cơ sở chuyên khoa
Phát hiện sớm ung thư có vai trò rất quan trọng, kết quả điều trị ung thư phụ thuộc vào giai đoạn, giai đoạn càng sớm thì điều trị càng hiệu quả. Theo Ths.BS Phạm Tuấn Anh, để sàng lọc phát hiện sớm các ung thư phổ biến, người dân cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ hàng năm để có thể phát hiện sớm bệnh. Sàng lọc ung thư còn được gọi là phòng bệnh cấp 2, nghĩa là đi tìm những dấu hiệu sớm nhất của một bệnh ung thư, để có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, làm tăng tỷ lệ chữa khỏi và giảm tỷ lệ tử vong do ung thư.
Ví dụ như để phát hiện ung thư vú, có 3 phương pháp là: tự khám vú; khám vú tại cơ sở y tế chuyên khoa (phụ nữ từ 40 tuổi trở lên cần khám định kỳ 1 năm/lần); chụp X quang tuyến vú có ưu điểm rõ rệt là có thể phát hiện các tổn thương bất thường ở tuyến vú ngay cả khi chưa sờ thấy khối u. Ung thư cổ tử cung cần làm xét nghiệm tế bào học cổ tử cung...
Theo BS Tuấn Anh, những người có nguy cơ cao mắc ung thư phải thường xuyên thăm khám ở độ tuổi trẻ hơn. Ví dụ những người có nguy cơ cao ung thư gan như tiền sử viêm gan B, xơ gan, nghiện rượu, nhiễm chất độc dioxin... cần siêu âm gan và xét nghiệm máu AFP định kỳ để phát hiện sớm. Những người nghiện thuốc lá ngoài 50 tuổi, có thể chụp X quang ngực hoặc cắt lớp vi tính lồng ngực liều thấp để phát hiện sớm ung thư phổi.
Theo BS. Thân Văn Thịnh, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, mỗi ung thư có phương pháp sàng lọc khác nhau, với bộ xét nghiệm dành riêng. Điều quan trọng nhất là việc nhận dạng bệnh phải được thực hiện tại cơ sở chuyên khoa và bởi bác sĩ ung bướu.
Phải làm gì để dự phòng ung thư? Theo BS Phạm Tuấn Anh, ung thư là bệnh có thể phòng tránh được. Vì vậy mọi người không hút thuốc lá, thuốc lào và tránh không hít phải khói thuốc sẽ giúp phòng ung thư phổi và nhiều loại ung thư đường hô hấp, đường tiêu hoá không chỉ cho bản thân người hút mà cho nhiều người xung quanh. hực hành dinh dưỡng hợp lý và an toàn như ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế ăn mỡ động vật và đồ ăn rán (chiên) quá cháy, không ăn thực phẩm mốc, bị ô nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng, phẩm màu, hoá chất bảo quản... để phòng ung thư đường tiêu hoá, ung thư vú, tuyến tiền liệt... Hạn chế sử dụng rượu bia để phòng ung thư gan.
Thực hiện sinh đẻ kế hoạch và tình dục an toàn để phòng ung thư cổ tử cung. Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B để phòng ung thư gan và tiêm vắc xin HPV để phòng ung thư cổ tử cung... Luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày nhằm tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể có khả năng chủ động phòng chống ung thư và nhiều bệnh tật khác.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, người dân cần thăm khám sức khỏe định kỳ ở những bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện, phòng ngừa ung thư sớm.
Trần Hằng
Theo CAND
Bài 1: Bi hài từ sàng lọc ung thư "Sàng lọc 15 loại ung thư bằng xét nghiệm máu cho kết quả chính xác 99%"; "xét nghiệm CEA, CA125, CA 153 để biết mình có mắc ung thư hay không", "chụp PET để phát hiện ung thư"... là những gói dịch vụ tầm soát, sàng lọc ung thư sớm mà nhiều phòng khám, cơ sở y tế quảng cáo rầm rộ. Mắc...