Đẩy mạnh thanh toán trực tuyến
Nhiều năm qua, thương mại điện tử của Thủ đô liên tục có bước tăng trưởng khá.
Trong Kế hoạch số 84/KH-UBND về phát triển thương mại điện tử năm 2018, Hà Nội đặt mục tiêu doanh thu bán lẻ trực tuyến chiếm 8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của thành phố, tăng 1% so với năm 2017; giữ vững xếp hạng từ thứ hai trở lên so với cả nước về Chỉ số Thương mại điện tử (EBI) hằng năm; tỷ lệ số dân Hà Nội tham gia mua sắm trực tuyến đạt 66% số người sử dụng in-tơ-nét, tăng 3% so với năm 2017.
85% số cơ sở phân phối, bán lẻ hiện đại, cửa hàng xăng dầu, đơn vị cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Dù mua sắm, tiêu dùng trực tuyến đang dần trở nên quen thuộc với người dân Hà Nội, nhưng chưa nhiều người sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến. Phần lớn mọi người khi mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ đều sử dụng hình thức trả tiền mặt. Nguyên nhân của tình trạng này là do tâm lý e ngại, chưa tin tưởng đối với các hình thức thanh toán trực tuyến. Nhất là trong các dịch vụ điện, nước, viễn thông, dù đã triển khai việc liên kết với các ngân hàng để hỗ trợ người dân thanh toán hóa đơn, nhưng đội ngũ nhân viên đi thu tiền trực tiếp của các đơn vị này không giảm được nhiều. Có khi không gặp khách hàng, khiến nhân viên thu ngân phải đi lại nhiều lần mới thu được.
Hiện nay, ngoài các cổng thanh toán trực tuyến, ví điện tử, hầu hết các ngân hàng đều triển khai dịch vụ Internet Banking (ngân hàng trên in-tơ-nét), Mobile Banking (ngân hàng trên điện thoại) với các chức năng đơn giản, thuận tiện và có tính bảo mật cao. Khi sử dụng các hình thức giao dịch này, người dân có thể dễ dàng thanh toán vé máy bay, vé xem phim, hóa đơn mua sắm hàng hóa… mà không cần đến tận cửa hàng. Với nhiều dịch vụ như thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ viễn thông…, sau khi đăng ký với ngân hàng, hằng tháng tài khoản của khách hàng sẽ tự động trích tiền để trả, sau đó gửi thông tin, biên lai vào địa chỉ email. Như vậy, người dân không cần phải mất thời gian, công sức để đi đóng tiền điện, nước hoặc ở nhà chờ đợi người đến thu.
Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho rằng, để đưa mua sắm trực tuyến trở thành hình thức mua hàng phổ biến của người tiêu dùng, từng bước thay đổi thói quen mua sắm, hạn chế sử dụng tiền mặt, các ngân hàng, doanh nghiệp cần hoàn thiện các hình thức thanh toán trực tuyến sao cho đơn giản, thuận tiện và an toàn nhất. Đồng thời, xây dựng nhiều cơ chế ưu đãi, tích cực tư vấn, hướng dẫn, vận động khách hàng thử nghiệm hình thức thanh toán mới. Sau khi trải nghiệm, thấy dễ dàng, nhanh chóng, người dân sẽ bỏ qua tâm lý ngại ngần. Thành phố cũng khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc khởi nghiệp kinh doanh từ thương mại điện tử. Bởi việc giao dịch tài chính không sử dụng tiền mặt mà thông qua các kênh thanh toán điện tử không chỉ mang lại lợi ích cho người dùng, mà còn là xu thế của môi trường kinh tế hiện đại, giúp các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng quản lý tài chính, vận hành kinh doanh một cách minh bạch, đơn giản hơn.
Theo nhandan
Thanh toán không dùng tiền mặt sẽ "lên ngôi" nhờ 5 hình thức này
Nhiều hình thức thanh toán mới mẻ đã dần ra đời để giúp cho việc thanh toán trở nên đơn giản, thuận tiện và hiện đại hơn
Video đang HOT
Tiền mặt vốn đã quen thuộc trong các giao dịch mua - bán. Tuy nhiên theo sự phát triển của công nghệ, nhiều hình thức thanh toán mới mẻ đã dần ra đời để giúp cho việc thanh toán trở nên đơn giản, thuận tiện và hiện đại hơn, hứa hẹn sẽ tạo ra một tương lai "thanh toán không dùng tiền mặt".
1. Thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán có thể quẹt tại các máy POS, thanh toán trực tuyến,...
Thẻ thanh toán là một cách thức thanh toán hóa đơn rất phổ biến hiện nay, từ thẻ thanh toán quốc tế (Visa Debit, Visa Credit, MasterCard,...) cho tới một số loại thẻ ATM nội địa. Những chiếc thẻ này gắn liền với tài khoản ngân hàng của người dùng, giúp việc thanh toán đơn giản chỉ là quẹt qua chiếc máy POS ở những địa điểm có hỗ trợ, thanh toán trực tuyến hay giao dịch qua cây ATM của các ngân hàng.
2. Ví điện tử
Có thể nạp tiền vào ví điện tử từ tiền trong tài khoản ngân hàng, thẻ cào,...
Ví điện tử cũng là một cách thức thanh toán mới nổi trong những năm gần đây. Để sử dụng ví điện tử, người dùng chỉ việc đăng ký tài khoản với nhà cung cấp dịch vụ, rồi nạp tiền vào ví thông qua nhiều hình thức khác nhau, như nạp từ tài khoản ngân hàng, thẻ cào điện thoại,... Hiện nay, các dịch vụ ví điện tử đang có sự cạnh tranh khá khốc liệt nên người dùng có thể hưởng lợi bởi các chương trình khuyến mại. Tuy nhiên, không phải tất cả những nơi người dùng đang cần giao dịch đều hỗ trợ ví điện tử.
3. Samsung Pay
Samsung Pay là một cách thức thanh toán mới mẻ, tiện lợi và bảo mật.
"Sinh sau đẻ muộn" nhưng hình thức thanh toán di động Samsung Pay của hãng công nghệ Hàn Quốc đang "làm mưa làm gió" trên thị trường. Đây là giải pháp mới mẻ nhất và "độc" nhất hiện nay. Theo đó, tính năng Samsung Pay trên các dòng smartphone Samsung có hỗ trợ, sẽ cho phép người dùng liên kết với thẻ ngân hàng chỉ qua vài bước đơn giản. Hoàn thành liên kết, người dùng có thể sử dụng chiếc smartphone như một chiếc thẻ ngân hàng để thanh toán hóa đơn tại các máy POS tương tự thẻ Visa, thậm chí là rút tiền mặt tại máy ATM.
Đặc biệt nhờ khả năng hỗ trợ cùng lúc nhiều thẻ ngân hàng, người dùng có thể gom tất cả các thẻ ngân hàng hiện có vào một mối với Samsung Pay mà không phải lo lắng về vấn đề bảo mật. Theo hãng công nghệ Hàn Quốc, khi chiếc smartphone đã có Samsung Pay thì thậm chí người dùng có thể không cần phải mang theo chiếc ví bên người.
4. Dùng điểm đổi hàng
Dùng điểm đổi hàng là một cách giảm thanh toán tiền mặt.
Một số dịch vụ hiện nay sẽ cộng điểm thưởng cho khách hàng sau khi họ chi tiêu một số tiền nhất định. Với số điểm thưởng có được, người dùng có thể đổi lấy các món quà, mặt hàng giá trị từ các dịch vụ khác có liên kết. Thực tế, cách thanh toán này đang được nhúng vào hầu hết các dịch vụ công nghệ hiện nay nhằm thu hút người dùng, chẳng hạn nó được nhúng trong ứng dụng của Grab, CGV hay thậm chí là nhúng bên trong tính năng thanh toán Samsung Pay. Việc đổi điểm để lấy một món hàng yêu thích cũng có thể xem là một cách giúp hạn chế giao dịch tiền mặt trên thị trường.
5. Tiền ảo
Việt Nam chưa chấp nhận các giao dịch bằng tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng.
Nếu như để có điểm thưởng, người dùng phải sử dụng các dịch vụ; thì để có tiền ảo, người dùng chỉ việc thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu (đào tiền ảo, tích cực đăng bài viết, bình luận,...). Nổi cộm thời gian qua chính là hình thức đào tiền ảo Bitcoin. Với những đồng tiền Bitcoin có được, một số nơi cho phép mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ bằng cách quy đổi giá trị thị trường. Tuy nhiên cần lưu ý, hình thức giao dịch bằng tiền ảo chỉ đang được các cơ quan chức năng tại Việt Nam nghiên cứu áp dụng, hiện vẫn đang bị cấm.
Theo Danviet.vn
Cách sử dụng Samsung Pay để dùng di động thay thế ví tiền Sau thời gian chạy thử nghiệm, giải pháp thanh toán dùng di động để thay thế tiền mặt là Samsung Pay đã chính thức được triển khai tại Việt Nam. Vậy làm thế nào để sử dụng tính năng này? Samsung Pay đã chính thức được triển khai sau một thời gian thử nghiệm tại Việt Nam. ẢNH: T.LUÂN Theo thống kê sơ...