Đẩy mạnh thanh toán qua mã QR là xu hướng của tương lai
Theo số liệu thống kê của Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY), cuối năm 2018, có 50.000 điểm chấp nhận thanh toán mã QR trong mọi lĩnh vực.
Thanh toán qua mã QR có thể thống trị xu hướng thanh toán trong tương lai
Mã QR với hình ảnh những ô vuông rằn ri đã xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng 10 năm trước với chức năng liên kết đến những trang quảng cáo của các thương hiệu lớn. Trong một vài năm trở lại đây, chức năng của mã QR tại Việt Nam đã bắt đầu chuyển hướng sang vai trò hỗ trợ thanh toán trong hoạt động tiêu dùng theo sự thay đổi thói quen mua bán của giới trẻ hiện đại.
Không nằm ngoài xu thế trên thế giới, luồng dịch chuyển của xu hướng thanh toán tại Việt Nam được kỳ vọng diễn ra từ thanh toán tiền mặt đến thanh toán thẻ, từ thanh toán thẻ chuyển dần đến thanh toán di động. Thanh toán bằng mã QR chính là một trong những hình thức thanh toán di động nhanh chóng, tiện lợi và an toàn nhất cho cả 3 phía:
Với người mua hàng: Thanh toán bằng mã QR mang tính bảo mật cao khi không yêu cầu khách hàng phải nhập thông tin cá nhân vào các thiết bị khác.
Với người bán hàng: giúp tiết kiệm các chi phí đầu tư cho hoạt động thu ngân, kiểm tiền hay chi phí lắp đặt máy POS.
Với ngân hàng: QRPay giúp ngân hàng tiết giảm chi phí đầu tư cho ATM, POS và mở rộng mạng lưới sử dụng dịch vụ thanh toán của mình.
Video đang HOT
Theo số liệu thống kê của Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY), cuối năm 2018, có 50.000 điểm chấp nhận thanh toán mã QR trong mọi lĩnh vực.
Là một trong những ngân hàng đón đầu xu hướng về công nghệ, Vietcombank cũng đã tích hợp hình thức thanh toán bằng mã QR vào hai ứng dụng ngân hàng di động là VCB-Mobile B@nking và VCBPAY. Cả hai ứng dụng này đều được có khả năng thanh toán bằng mã QR và có thể liên kết với nhiều chức năng thú vị khác.
Sự tiện lợi khi thanh toán bằng mã QR trên ứng dụng Ngân hàng số của Vietcombank
Nằm trong Hệ sinh thái Mobile Banking của Vietcombank, hai ứng dụng VCB-Mobile B@nking và VCBPAY được tích hợp nhiều chức năng nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu thanh toán của khách hàng. Thanh toán bằng mã QR có trong các ứng dụng này và được phát triển tối ưu khi có thể kết hợp với nhiều chức năng thanh toán thông minh.
Được ra mắt vào tháng 8/2018, VCBPAY là sản phẩm công nghệ của Vietcombank dành riêng cho tập khách hàng trẻ tuổi. Tính năng “Gửi yêu cầu chuyển tiền” hỗ trợ chia tiền theo nhóm được xem là điểm nổi bật được nhiều người yêu thích trên VCBPAY khi có khả năng giải quyết cơn nhức đầu trong những buổi ăn uống, hội họp tập thể. Cả một quá trình trả tiền => chia hoá đơn => nhận tiền từ bạn bè => trả lại khoản tiền dư đầy rắc rối sẽ còn được rút ngắn hơn khi “chủ chi” đại diện sử dụng chức năng thanh toán qua mã QR. Chỉ cần quét mã QR tại nhà hàng, thông tin thanh toán sẽ được hiển thị trên màn hình điện thoại. Sau khi thanh toán, khách hàng có thể liên kết thông tin trên đến chức năng chia tiền thanh toán, ứng dụng VCBPAY sẽ gửi yêu cầu chuyển tiền tới những người tham gia và tự động hoàn tất các bước còn lại.
Vietcombank thúc đẩy xu hướng thanh toán hiện đại bằng nhiều ưu đãi hấp dẫn
Không chỉ dừng lại ở việc tích hợp những chức năng thời thượng trên các ứng dụng điện thoại của mình, Vietcombank còn thúc đẩy sự trẻ hoá trong hành vi sử dụng ngân hàng điện tử qua nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Trong thời gian qua, Vietcombank đã triển khai chương trình khuyến mại “Quét mã QR – Săn quà đón Tết cùng VCB-Mobile B@nking và VCBPAY”. Theo đó, các khách hàng cá nhân có giao dịch thanh toán bằng mã QR thành công trên VCB – Mobile B@nking và VCBPAY đều có cơ hội được hoàn tiền trực tiếp vào tài khoản với tổng giá trị hoàn tiền lên tới gần 1 TỶ ĐỒNG.
Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông được Vietcombank triển khai đồng bộ trên các kênh như tổ chức sự kiện ca nhạc – trải nghiệm tại 02 Trung tâm thương mại lớn tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, ra mắt clip ca nhạc “Thích là đi”, kênh báo chí, digital… nhằm quảng bá cho dịch vụ Ngân hàng điện tử của Vietcombank nói chung và tính năng thanh toán bằng mã QR nói riêng.
Với sự đầu tư về công nghệ, luôn đi đầu trong các xu hướng thanh toán hiện đại, Vietcombank hướng tới tầm nhìn đã được xác định trong đề án tái cơ cấu ngân hàng đến năm 2020 là ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực, một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.
Theo Genk
Dùng mã QR tra thông tin lịch sử phát triển Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng đã ứng dụng công nghệ vào nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa, du lịch trong mục tiêu phát triển thành phố thông minh trong thời gian tới.
Thuyết minh tự động tại bảo tàng
Gia đình ông Nguyễn Công Phúc mới đây đã đến tham quan Bảo tàng Đà Nẵng trong chuyến về quê sau hơn 30 năm sống ở thủ đô Hà Nội và rất ấn tượng với gian phòng trưng bày những hình ảnh và hiện vật Quảng Nam-Đà Nẵng xưa và nay. Ông được nhân viên bảo tàng giới thiệu những mẫu giấy QR Code (Mã phản hồi nhanh) được dán gần các bức tranh và hiện vật cũng như cách sử dụng để nghe về lịch sử phát triển Đà Nẵng. Sau đó, ông tải ứng dụng "Bao tang Da Nang" về máy và quét mã QR để đọc hoặc nghe về lịch sử phát triển của quê hương. "Rất hữu ích. Tôi muốn nghe cái gì cũng được, không cần phải có hướng dẫn viên", ông nói.
Ứng dụng mà nhân viên bảo tàng giới thiệu cho ông Phúc nằm trong hệ thống thuyết minh đa ngữ qua thiết bị di động mà Bảo tàng Đà Nẵng vừa ra mắt giữa tháng 1-2019 vừa qua. Theo đó, với chiếc điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành iOS hay Android, du khách làm theo các bước được hướng dẫn là có thể được đọc hoặc nghe thuyết minh về nội dung của 600 tư liệu, hiện vật đang được trưng bày tại bảo tàng này.
Ứng dụng thuyết minh thông qua quét QR Code đang được thực hiện tại Bảo tàng Đà Nẵng.
Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, cho biết Bảo tàng Đà Nẵng được xem là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện ứng dụng này. "Dịch vụ mới này sẽ giúp thu hút khách tham quan đến bảo tàng nhiều hơn", ông Thiện nói với SGTT. Hoạt động này nhằm thực hiện chương trình quảng bá, xúc tiến, giới thiệu điểm tham quan Bảo tàng Đà Nẵng và một số ứng dụng mới tại bảo tàng đến với công chúng và các cơ quan và đơn vị kinh doanh du lịch.
Là doanh nghiệp lữ hành đưa nhiều khách đến Bảo tàng Đà Nẵng hằng ngày, ông Lê Tấn Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam (Vitours), nói ứng dụng này hữu ích cho học giả/khách tham quan trong bối cảnh Đà Nẵng ngày càng thu hút được nhiều du khách đến từ nhiều nơi. "Điều này đặc biệt phù hợp với xu hướng du khách tự khám phá không cần hướng dẫn viên và đặc biệt là tình trạng ngày càng nhiều trưởng đoàn hướng dẫn người nước ngoài thuyết minh xuyên tạc văn hóa, lịch sử, lãnh thổ, con người Việt Nam dù là vô tình hay cố ý nhằm làm vui lòng khách", ông Tùng nói.
Theo ông Huỳnh Đức Trung, Trưởng phòng Quản lý lữ hành (Sở Du lịch Đà Nẵng), hệ thống này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc quản lý lữ hành bên cạnh những camera giám sát để phòng ngừa những sự cố không hay về xuyên tạc lịch sử đã từng xảy ra. "Bảo tàng Đà Nẵng nằm trong tour văn hóa thành phố bên cạnh Nhà trưng bày Hoàng Sa hay đình làng Hải Châu. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ cũng sẽ thúc đẩy loại hình tour này", ông Trung nói.
Cần sự hiệu quả
Những dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, y tế và các ngành khác, vào đời sống kinh tế - xã hội nằm trong mục tiêu dài hạn xây dựng thành phố thông minh thông của Đà Nẵng. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững tại thành phố miền Trung này.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên, bên cạnh việc kêu gọi doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực, đặc biệt là văn hóa, du lịch thì các doanh nghiệp lữ hành tại Đà Nẵng cho rằng những dự án đang thực hiện cũng cần phải làm một cách hiệu quả.
Năm 2018, Bảo tàng Đà Nẵng đón 275.571 lượt khách tham quan, trong đó có 240.911 lượt khách nước ngoài (khách Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm phần lớn). Con số thống kê này cho thấy, đa số khách đến bảo tàng là người nước ngoài còn khách Việt chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Theo ghi nhận thực tế, vào những ngày cuối tuần, Bảo tàng Đà Nẵng thu hút rất nhiều đoàn khách tham quan nhưng chủ yếu là khách Trung Quốc và Hàn Quốc.
Tuy được gọi là hệ thống thuyết minh đa ngữ qua thiết bị di động nhưng hệ thống này mới chỉ có tiếng Việt. Ông Thiện cho biết đây là dự án do bảo tàng phối hợp với Đại học Đà Nẵng thực hiện và trước mắt chỉ có tiếng Việt và các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, Pháp, Hàn và Trung sẽ được thêm vào trong thời gian sắp tới.
Nói về sự hạn chế ngôn ngữ trong hệ thống trên, ông Nguyễn Ngọc Anh, Giám đốc Omega Tours, cho biết đây là một trong những điểm bất cập của hệ thống này vì phần lớn đối tượng của bảo tàng hiện nay là người nước ngoài. Hơn nữa, hệ thống chưa thể hỗ trợ được nhiều hay thậm chí là thay thế hướng dẫn viên được. Đặc thù của khách du lịch là muốn nghe lời giới thiệu đầy truyền cảm từ hướng dẫn viên du lịch chứ không muốn nghe hay đọc tự động một cách nhàm chán. Vì vậy, Bảo tàng Đà Nẵng cần đầu tư nhiều hơn cho hệ thống này để hiệu quả hơn, ông Anh nói.
Theo sai gon tiep thi
Xác thực và định danh điện tử: Cần hành lang pháp lý phù hợp Bộ TT-TT đang trình Chính phủ đề nghị xây dựng Nghị định quy định về xác thực và định danh điện tử, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc cung cấp và sử dụng dịch vụ xác thực và định danh điện tử đa dạng, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong giao dịch điện tử. Cần bỏ...