Đẩy mạnh cuộc đấu tranh pháp lí về vi phạm bản quyền truyền hình
Trong xu thế tăng cường hội nhập quốc tế và bảo hộ quyền cho các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ mà biểu hiện rõ nhất là việc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực quyền tác giả (TG), quyền liên quan (LQ).
Mặc dù vậy, hiện nay tại Việt Nam, tình trạng vi phạm quyền tác giả vẫn diễn biến rất phức tạp trong tất cả các lĩnh vực văn hóa, khoa học của đời sống xã hội nói chung và trong lĩnh vực báo chí, truyền hình nói riêng. Chung tôi đa co cuôc trao đôi vơi ông Nguyên Thanh Vân – Trương phong Sơ hưu Tri tuê – Ban Kiêm tra – Đai THVN xung quanh vân đê nay.
Ông Nguyên Thanh Vân
Thưa ông, ông co thê cho biêt tinh trang vi pham ban quyên truyên hinh trên cac chương trinh truyên hinh VTV trong thơi gian qua?
Trong lĩnh vực bảo vệ quyền SHTT của VTV, qua khảo sát và kiểm tra, hiện đang có thực tế rằng tình trạng vi phạm bản quyền chương trình của Đài đang diễn ra khá nghiêm trọng với nhiều hình thức khác nhau. Tôi có thể liệt kê ra một số dạng vi phạm:
Một số tập đoàn truyền thông và rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực truyền hình trả tiền đã tự ý lấy chương trình của VTV mà không hề xin phép, thỏa thuận, gây thiệt hại đến quyền lợi của Đài. Thậm chí, có khả năng đẩy Đài THVN vào những vụ tranh chấp do vi phạm hợp đồng mua bản quyền đã ký kết với các đối tác khác. Tình trạng vi phạm diễn ra dưới nhiều phương thức như Cáp, Internet, IPTV, mobiTV. Nói thêm về vi phạm trên Internet, chương trình truyền hình chính là nội dung được các trang web khai thác nhiều nhất, do nhu cầu của thị trường lớn. Các trang web này không thu phí người xem, doanh thu của họ đến từ nguồn quảng cáo trên website.
Bên canh đo, một số cơ quan, tổ chức truyền thông khi tiếp phát sóng chương trình của Đài THVN nhưng đến phần quảng cáo thì cắt sóng của Đài THVN để chèn quảng cáo của mình vào hoặc tự ý chèn banner quảng cáo trong chương trình, việc này vi phạm tính toàn vẹn của chương trình và làm thiệt hại cho Đài THVN. Điển hình của tình trạng này một số hãng truyền hình cáp và một số tổ chức truyền hình ở khu vực phía Bắc. Thậm chí, một số địa phương còn công khai chào giá quảng cáo để chèn, trám vào các kênh sóng của Đài THVN.
Một số chương trình đặc sắc của Đài như Táo quân, The Voice… bị sao chép và phát tràn lan trên Internet, thậm chí bị sao in thành băng đĩa và bán trên thị trường (có cả logo VTV và không có logo). Nhiều phim và chương trình TH của VTV đã bị sao chép, biên tập lại và phát hành dưới hình thức băng đĩa lậu tại Việt Nam, Mỹ, Úc, châu Âu và Liên Xô cũ. Một số đơn vị còn in sao băng chương trình truyền hình Cáp trên kênh tiếng Việt của VCTV và gửi bán cho các tổ chức truyền hình địa phương phát sóng.
Video đang HOT
Trươc thưc trang đo, theo ông chung ta cân lam gi đê năm 2014 thưc sư la năm VTV băt đâu cuôc đâu tranh phap li va truyên thông?
Căn cứ tình hình đất nước và chiến lược phát triển của Đài THVN, Lãnh đạo Đài sẽ quyết định về chiến lược khai thác, bảo vệ bản quyền chương trình VTV dài hạn và hàng năm. Theo ý kiến chuyên môn của tôi, đê năm 2014 thưc sư la năm VTV băt đâu cuôc đâu tranh phap li va truyên thông, cần chú trọng tăng cường những hoạt động như:
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông nhằm nâng cao ý thức pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan của xã hội trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội nói chung và trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, truyền hình nói riêng. Hãy để sự tôn trọng quyền Tac gia, quyền Liên quan trở thành ý thức tự giác thường trực của mỗi người dân mỗi khi sử dụng, khai thác các sản phẩm sáng tạo. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể bảo hộ triệt để quyền lợi của các tác giả, chủ sở hữu quyền Tac gia, quyền Liên quan.
Thêm nưa chung ta cung cân đẩy mạnh hoạt động khai thác, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của Đài nhằm góp phần hỗ trợ hoạt động bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan của Đài.
Môt hinh thưc vi pham ban quyên đươc Ban kiêm tra – Đai THVN phat hiên
La môt ngươi trưc tiêp lam công tac bao vê quyên Sơ hưu tri tuê cua Đai. Ông cho răng chung ta nên co nhưng kê hoach hanh đông gi đê chông tinh trang vi pham sơ hưu tri tuê, ban quyên cua VTV trên song truyên hinh va cac truyên thông đa phương tiên khac?
Việc triển khai các kế hoạch hành động cụ thể phải căn cứ trên chiến lược bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Đài THVN do Lãnh đạo Đài quyết định. Theo ca nhân tôi, Đài có thể xem xét triển khai các hoạt động cụ thể như:
Các đơn vị biên tập của Đài cần tăng cường xây dựng các chương trình chuyên biệt và lồng ghép thông tin pháp luật trong các chương trình truyền hình khác. Vấn đề nâng cao ý thức pháp luật và sự tôn trọng quyền Tac gia, quyền Liên quan của mỗi người dân phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và có định hướng. Đồng thời, thông qua hoạt động tuyên truyền chung trên truyền hình, các cơ quan chức năng Nhà nước sẽ phải tăng cường hoạt động giám sát, xử lý vi phạm. Sự nghiêm khắc của các cơ quan Nhà nước sẽ là biện pháp răn đe hữu hiệu khiến những đối tượng vi phạm chùn tay. Trong điều kiện đó, các đơn vị chức năng của Đài cần có kế hoạch tăng cường rà soát, xác minh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền SHTT của Đài. Khi phát hiện vi phạm, bước đầu tiên là nhanh chóng có văn bản nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt vi phạm và cảnh báo việc xử lý. Đối với những đối tượng cố tình trây ỳ, Đài sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước để tiến hành thanh tra, xử lý hành chính. Đặc biệt, với những vụ việc nghiêm trọng, tính chất vi phạm ở quy mô thương mại thì có thể kiến nghị và phối hợp với cơ quan công an để xem xét khởi tố theo Luật Hình sự.
Trên cơ sở kết quả xử lý của một số vụ việc nổi cộm, chúng ta nên có chương trình để chỉ rõ các hành vi và đối tượng sai phạm. Sự “vạch mặt, chỉ tên” sẽ là biện pháp hữu hiệu để các chủ thể khác không thể và không muốn lặp lại hành vi vi phạm tương tự. Rõ ràng, việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm quyền SHTT của Đài sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi kết hợp chặt chẽ với hoạt động tuyên truyền trên báo chí. Đây cũng chính là thế mạnh của VTV. Sự tăng cường ý thức pháp luật của xã hội nói chung và việc tuyên truyền, nêu gương vi phạm, tạo dư luận tẩy chay các sản phẩm vi phạm bản quyền của Đài sẽ góp phần bảo vệ quyền SHTT của Đài một cách hiệu quả.
Xin trân trong cam ơn ông!
Theo VTV
"Nóng" cuộc chiến chống vi phạm bản quyền phần mềm
Lần đầu tiên, một doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã bị khởi kiện ra tòa do hành vi sử dụng phần mềm máy tính bất hợp pháp, đánh dấu một bước tiến mới trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam. Có thể nói, tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam hiện vẫn còn phổ biến và đòi hỏi có những nỗ lực lớn hơn của các cơ quan chức năng nếu muốn đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ vi phạm xuống bằng với mức chung của khu vực Đông Nam Á là 55% trong những năm tới.
Ảnh minh họa. Nguồn: thompsonhall.com
Cuộc chiến mới...
Ngày 17/6/2013, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch phối hợp với Phòng 4/C50 (Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm) tiến hành kiểm tra đột xuất tại Công ty TNHH Quốc tế Gold Long John Đồng Nai Việt Nam (Long John Dong Nai) - một công ty Đài Loan chuyên sản xuất vải dùng để làm giầy dép cho các thương hiệu như Nike, Adidas, Etc... Kết quả cho thấy, các cơ quan chức năng đã tìm thấy một lượng lớn phần mềm sử dụng bất hợp pháp. Cụ thể, có 69 máy tính đã cài đặt phần mềm Lạc Việt và Windows XP sever để sử dụng cho mục đích kinh doanh của công ty này.
Trước những chứng cứ không thể chối cãi, đại diện Long John Dong Nai đã ký vào biên bản thanh tra, thừa nhận hành vi sao chép, sử dụng phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả là vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ước tính, tổng giá trị các phần mềm ước tính lên tới gần 1 tỷ đồng (nếu trả tiền bản quyền). Hiện nay, đơn kiện của công ty Lạc Việt và công ty Microsoft đã được Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai thụ lý giải quyết.
Điều đáng nói là Công ty Microroft tại Việt Nam đã phát hiện Long John Dong Nai vi phạm bản quyền từ lâu và trước đó đã từng tuyên truyền phổ biến về việc sử dụng bản quyền phẩn mềm cho DN này. Tuy nhiên, trước thái độ bất hợp tác của Long John Dong Nai và vẫn tiếp tục sử dụng phần mềm của Microsoft bất hợp pháp nên Microft tại Việt Nam đã khởi kiện.
Ông Tarun Sawaney, giám đốc phụ trách công tác chống vi phạm bản quyền khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Liên minh phần mềm (BSA) cho biết, với trường hợp đầu tiên được khởi kiện do vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam, BSA hy vọng tòa án sẽ là một kênh xử lý hiệu quả để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền tại Việt Nam xuống 70% trong năm 2013. Việc khởi kiện này cũng được coi là đột phá mới trong cuộc chiến vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam.
... vẫn còn nỏng bỏng
Nhiều năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm bảo vệ bản quyền tác giả. Số liệu từ BSA cho thấy vào năm 2004, tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam là 92%, nhưng đến nay con số này đã giảm xuống còn 81%. Số lượng vụ vi phạm, số lượng DN kinh doanh máy tính có vi phạm về việc cài đặt những phần mềm chưa có bản quyền trên các máy tính của mình đều có xu hướng giảm. Thống kê của BSA cũng cho thấy, hiện tại mỗi năm, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam đang giảm 2 điểm phần trăm.
Trong những năm qua, bên cạnh hoàn thiện hành lang pháp lý, tăng cường chế tài xử phạt, các cơ quan quản lý cũng đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra. Riêng 8 tháng đầu năm 2013, cơ quan thanh tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành thanh tra 64 DN, kiểm tra 3.958 máy tính. Tỷ lệ vi phạm bản quyền của các DN này là rất lớn với giá trị thương mại của các phần mềm mà các DN này vi phạm vào khoảng 11 tỉ đồng, tương đương 537.000 USD. Cơ quan thanh tra cũng đã xử phạt các DN này số tiền gần 1,3 tỉ đồng. Bên cạnh đó, tiếp tục tuyên truyền về việc sử dụng các phần mềm có bản quyền cũng như khuyến khích các chủ sở hữu quyền tác giả kiện ra tòa để xử lý và cảnh báo, ngăn ngừa các DN vi phạm.
Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, dù đã có những bước tiến đáng ghi nhận song tỷ lệ vi phạm ở Việt Nam vẫn ở mức cao, chưa đáp ứng được mong muốn của Chính phủ và các DN sản xuất phần mềm trong việc thúc đẩy quyền bảo hộ bản quyền ở góc độ quốc gia và hội nhập quốc tế. Theo số liệu từ BSA, hiện tại, với tỷ lệ 81% vi phạm bản quyền phần mềm, Việt Nam được coi là một quốc gia có tỷ lệ vi phạm cao so với trung bình các quốc gia trong khu vực. Khảo sát của Công ty Lạc Việt cho thấy hiện Việt Nam có trên 10 triệu máy tính đang sử dụng phần mềm Lạc Việt không bản quyền, nếu 10 triệu máy này mua bản quyền (5 USD cho 1 sản phẩm) thì Lạc Việt sẽ thu về khoảng 50 triệu USD để dùng vào việc nghiên cứu, sáng tạo và cho ra đời nhiều sản phẩm khác.
Điều khá ngạc nhiên là nếu như việc tôn trọng bản quyền phần mềm được thực thi một cách nghiêm túc ở khối cơ quan chính phủ thì tình trạng vi phạm hiện chủ yếu diễn ra ở các DN và người dùng cá nhân. Cụ thể, khá nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ Đài Loan, Trung Quốc, Australia hay Nhật Bản, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực ngành nghề, từ da giày, điện tử, lập trình máy tính đến xây dựng công nghiệp. Thậm chí, có những DN sử dụng phần mềm vi phạm có giá trị lên tới 500.000 USD. Bên cạnh đó, vi phạm bản quyền phần mềm cũng diễn ra phổ biến tại một số DN, các cơ sở bán lẻ máy tính và người dùng máy tính cá nhân.
Theo BSA, sử dụng phần mềm có bản quyền đầy đủ sẽ làm giảm rủi ro và tăng hiệu quả hoạt động của các DN. Phần mềm có bản quyền không chỉ có lợi cho DN mà còn là một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc dân. Cụ thể, việc tăng mức sử dụng phần mềm có bản quyền tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương lên 1% sẽ làm cho nền kinh tế cua khu vực tăng thêm được 18,7 tỷ USD, so với mức 6 tỉ USD mà phần mềm lậu có thể đem lại (chênh lệch lên tới 12,7 tỷ USD). Bên cạnh đó, theo các chuyên gia công nghệ, việc sử dụng phần mềm có bản quyền sẽ giúp cho DN và người dân hạn chế được các nguy cơ bị nhiều loại virus và tin tặc tấn công cũng như tránh được nguy cơ bị tấn công qua mạng khi thực hiện các giao dịch trực tuyến.
Theo Tapchitaichinh
Xu thế nào cho làng game Việt năm 2014? Việc lựa chọn một dòng game ưng ý, hợp với sở thích của mình luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi game thủ. Đây cũng là vấn đề gây đau đầu cho các NPH trong công cuộc tìm ra thị hiếu của gamer. Với sự đi lên không ngừng nghỉ của ngành công nghiệp game online hiện nay, liệu đâu sẽ...