Đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Payoo đóng vai trò cầu nối giữa các ngân hàng, fintech, doanh nghiệp và khách hàng cuối nhằm góp phần hướng đến mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước thúc đẩy.
Giải pháp chấp nhận mọi thanh toán (Payoo One-Stop Payment Acceptance) hỗ trợ Thẻ quốc tế, Thẻ ngân hàng nội địa, Ví điện tử, QR Code từ các ứng dụng ngân hàng và các phương thức thanh toán khác (coupon, voucher, thẻ trả trước…) trên một thiết bị duy nhất.
Theo định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, rất nhiều ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán và các doanh nghiệp đã nỗ lực cung cấp nhiều giải pháp thanh toán điện tử như QR Code trên ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, thẻ thanh toán không tiếp xúc…
Tuy nhiên, do thị trường hiện đang có quá nhiều phương tiện và cách thức thanh toán điện tử khác nhau nên các doanh nghiệp khá vất vả và tốn kém nguồn lực, chi phí trong việc kết nối, chấp nhận xử lý thanh toán và vận hành dịch vụ.
Để tăng thêm cơ hội bán hàng, doanh nghiệp phải kết nối và lắp đặt hệ thống và thiết bị thanh toán với từng kênh thanh toán riêng lẻ, từ đó dẫn đến một số khó khăn về vận hành và quản lý khi phải kết nối nhiều đối tác và hình thức thanh toán khác nhau.
Video đang HOT
Để giải quyết triệt để vấn đề đó, Payoo đã xây dựng một hệ thống hỗ trợ xử lý thanh toán toàn diện và đa kênh. Qua đó, chỉ cần một kết nối duy nhất, doanh nghiệp có thể chấp nhận nhiều hình thức như thanh toán qua thẻ ngân hàng (quốc tế, nội địa), ví điện tử, ứng dụng ngân hàng (QR Code)…
Trong thời gian tới, Payoo sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm, liên kết với nhiều Ngân hàng và các công ty Fintech nhằm để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của xã hội hiện đại.
TIỂU MINH
Theo Kynguyenso.plo.vn
Cho vay tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán
Nhiều chuyên gia tài chính - ngân hàng nhận định, từ nay đến Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ tăng khoảng 50-70% so với trong năm.
Chỉ còn hơn một tháng nữa là tới Tết Nguyên đán. Dịp cuối năm nhiều gia đình mạnh tay hơn cho những khoản chi tiêu dùng, ít thì vài món đồ gia dụng mới, nhiều là cả căn nhà hay chiếc xe. Và đương nhiên, các nhà băng sẽ không bỏ qua "con gà đẻ trứng vàng" này. Nội dung trên tờ Thời báo Kinh doanh số ra sáng 13/12.
Ảnh minh họa.
Lãi suất hấp dẫn là nước cờ của hầu hết các nhà băng như gói vay mua ô tô tại VPBank đang áp dụng là 7,49%/năm, TPBank từ 7,6%/năm, BIDV từ 8%/năm, Techcombank từ 8,29%/năm. Bên cạnh đó, tỷ lệ cho vay có thể lên đến 85%, thậm chí là 100% nếu khách hàng thế chấp bằng bất động sản. Thời gian vay tối đa lên đến 96 tháng đối với xe ô tô mới.
Tuy nhiên, tờ Đầu tư lại nhìn câu chuyện cho vay tiêu dùng ở góc độ đề phòng hơn. Bài viết trích ý kiến của ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho biết, nợ xấu trong cho vay tiêu dùng đến hết tháng 10/2019 đạt hơn 10.200 tỷ đồng, chiếm 2,3% tổng dư nợ tiêu dùng. Việc tín dụng bất động sản "núp bóng" tiêu dùng cũng được xem là một rủi ro lớn.
Tính đến hết tháng 11/2019, dư nợ bất động sản đã chiếm 11% tổng dư nợ, tăng 9,6% so với đầu năm. Các chuyên gia cho rằng, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn tín dụng sản xuất - kinh doanh. Tín dụng tiêu dùng tăng, kéo theo cuộc đua lãi suất huy động đầu vào, từ đó tác động lên lãi suất đầu ra lên cao, do vậy, nếu không bóc tách cho vay mua nhà khỏi cho vay tiêu dùng, sẽ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu tăng.
Một trong những kênh cho vay tiêu dùng phổ biến hiện nay đó chính là các trung gian tài chính Fintech. Nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ, Ngân hàng nhà nước, gần đây, đưa ra Dự thảo quy định tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là 49%.
Tờ Diễn đàn Doanh nghiệp nhận định, quy định này không chỉ gây khó khăn cho Fintech khi gọi vốn đầu tư mà còn có thể dễ dẫn đến nguy cơ bị khiếu kiện.
Theo các Hiệp định Thương mại thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, Hiệp định Đầu tư song phương Nhật Bản-Việt Nam...thì Việt Nam đều đưa ra cam kết mở cửa lĩnh vực tài chính - ngân hàng với phạm vi cam kết rất rộng, bao gồm tất cả các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền...
Mặt khác, mặc dù cơ quan soạn thảo cho rằng "trung gian thanh toán" không được thể hiện trong các lĩnh vực cam kết. Tuy nhiên, đây chỉ là một khái niệm pháp lý riêng của Việt Nam, còn về bản chất hoạt động này đã được bao gồm trong lĩnh vực được cam kết là dịch vụ thanh toán.
Tờ Đầu tư dẫn ý kiến của Luật sư Phùng Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính cho rằng chính phủ cần cân nhắc nhiều giải pháp khác nhau để kiểm soát, theo dõi và ngăn chặn các hoạt động đầu tư không mong muốn cụ thể thay vì áp đặt hạn chế trên toàn thị trường.
Theo VTV
Giải pháp nào giảm tỷ trọng tiền mặt giảm xuống dưới 8%? Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 8%. Đây cũng là vấn đề được đặt ra tại Diễn đàn "Chuyển động cùng công nghệ chip" (EPF 2019) do Thời báo Kinh...