Đây là ứng cử viên cho chiếc xe điện nhanh nhất thế giới
Farnova Othello là một chiếc hypercar chạy điện được sản xuất tại Trung Quốc với công suất 1.835 mã lực. Othello có thể thách thức với Bugatti và Koenigsegg trở thành chiếc xe điện nhanh nhất thế giới.
Farnova Automotive, một công ty con của Farnova Yachts ở Trung Quốc được thành lập năm 2019 đã giới thiệu phiên bản nguyên mẫu Proto 1 của Othello. Công ty cũng đặt mục tiêu sản xuất khoảng 200 chiếc vào năm sau với mức giá 1,86 triệu nhân dân tệ (tương đương 6,55 tỉ đồng).
Othello Proto 1 có thể sẽ trở thành chiếc xe điện nhanh nhất thế giới. Nguồn: Farnova Automotive
Sau một thỏa thuận giữa Farnova Automotive và Qiantu Motors, Farnova Othello được thiết kế dựa trên khung gầm của chiếc xe thể thao Qiantu K50. Mặc dù chia sẻ những nền tảng giống nhau nhưng hai mô hình khác nhau cả về kiểu dáng và công suất.
Cụ thể hơn, Othello được trang bị hệ thống động cơ kép có khả năng sản sinh công suất 1.835 mã lực và mô men xoắn 12.000 Nm. Với con số này cho phép Othello có thể tăng tốc từ 0-100 km/h chỉ trong 1,8 giây và đạt mốc 300 km/h chỉ mất 8,5 giây, có tốc độ tối đa lên tới 420 km/h.
Video đang HOT
Dù chưa ra mắt nhưng chiếc xe này đã có những tuyên bố khá tuyệt vời. Nguồn: Cintamobil
Công ty cho biết pin xe có nguồn gốc từ công ty Thụy Điển Northvolt, dung lượng 75 kWh, có vẻ rất nhỏ đối với một chiếc xe điện có thông số kỹ thuật như Othello. Farnova tuyên bố rằng chiếc xe này có phạm vi hoạt động lên đến 600 km cho một lần sạc.
Về kiểu dáng , chiếc hypercar này được thiết kế đặc trưng bởi những đường gấp khúc rõ nét trên thân xe, bộ cửa cánh chim và hệ thống phanh trên nóc có thể thu vào. Chiếc xe có kích thước dài 4.670 mm, rộng 2.080 mm và cao 1.145 mm, với trọng lượng 1.350 kg.
Nội thất của Farnova Othello. Nguồn: Cintamobil
Cho đến thời điểm hiện tại, Farnova Othello vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Tuy nhiên, Farnova Automotive đủ lạc quan khi nói rằng ứng cử viên cho chiếc xe điện nhanh nhất thế giới sẽ được sản xuất vào năm 2022 và bán ra thị trường sau đó.
Bên cạnh hypercar, Farnova còn có những kế hoạch lớn cho lĩnh vực kinh doanh ô tô. Công ty đã đưa ra những hình ảnh về một chiếc xe buýt điện được cho là do một cựu thiết kế trưởng giấu tên của Lamborghini thiết kế và bắt đầu từ năm 2023 sẽ tung ra các mẫu SUV, crossover và sedan chạy điện.
Xe điện Trung Quốc 'làm mưa làm gió' thị trường ô tô thế giới
Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang lấp đầy khoảng trống trong thị trường vận tải Nhật Bản.
Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang tấn công thị trường xe tải và xe buýt thương mại ở Nhật Bản, dẫn đầu là nhà sản xuất ô tô nhà nước DFSK cũng như nhà sản xuất tư nhân BYD.
DFSK, một công ty con của Dongfeng Motor thuộc sở hữu nhà nước, sẽ cung cấp 5.000 xe tải nhỏ cho SBS của Nhật Bản, công ty sẽ mua 5.000 xe khác từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc khác. BYD (một nhà sản xuất ô tô điện khác của Trung Quốc) đặt mục tiêu giảm giá xe buýt 40% so với mức giá hiện tại là 40 triệu yên (354.120 USD) tại Nhật Bản.
Xe điện Trung Quốc sẽ "thống trị" nhiều thị trường tô tô rên thế giới.
Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang lấp đầy khoảng trống trong thị trường vận tải Nhật Bản, nơi các công ty đang cố gắng chuyển sang các phiên bản ô tô xanh để tuân thủ các mục tiêu khí thải của quốc gia. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã không thể nhanh chóng đưa ra tất cả các loại xe mà thị trường địa phương đang đòi hỏi, làm dấy lên lo ngại rằng họ sẽ thua các đối thủ Trung Quốc.
Trên thực tế, những chiếc xe tải điện 1 tấn đầu tiên mà DFSK cung cấp cho SBS, nếu không bao gồm trợ cấp, mỗi chiếc xe điện 1 tấn sẽ có giá 3,8 triệu Yên, ngang với giá một chiếc xe tải thông thường của Nhật Bản. Điều này cho thấy rằng với các khoản trợ cấp, các phiên bản Trung Quốc sẽ rẻ hơn. Những chiếc xe điện này có phạm vi hoạt động 300 km và sẽ được sử dụng để vận chuyển hàng hóa tại nhà.
Trong vòng 5 năm tới, SBS sẽ thay thế đội xe gồm 5.000 xe tải diesel của Nhật Bản, bao gồm cả những xe do các công ty đối tác sử dụng, bằng những xe điện của Trung Quốc.
Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang từng bước phát triển xe tải điện. Vào tháng 7, Suzuki Motor và Daihatsu Motor đã công bố tham gia vào một dự án do Toyota dẫn đầu nhằm phát triển một chiếc xe tải điện. Tuy nhiên động thái này có vẻ khá chậm so với sự phát triển của xe điện hiện nay.
Các công ty giao hàng khác của Nhật Bản cũng đang chuyển sang sử dụng xe điện của Trung Quốc.
GM đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu vào năm 2030 GM đang mở rộng sản xuất xe điện, với một mẫu xe có mức giá 30.000 USD, thấp hơn mức giá mà Tesla và các đối thủ khác chào bán. Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN) Hãng sản xuất ôtô General Motors (GM) của Mỹ ngày 6/10 công bố mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu vào năm 2030, khi thúc đẩy sản xuất...