Đây là phần bổ dưỡng nhất, chống được cả ung thư của bắp ngô mà nhiều người chúng ta vẫn luôn bỏ phí
Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế (UICC) công nhận ngô là thực phẩm chống ung thư do chứa nhiều selen có thể chống lại quá trình oxy hóa và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Các nghiên cứu quốc tế phát hiện ra rằng hàm lượng vitamin trong ngô rất cao, gấp 5-10 lần so với gạo và lúa mì, chất riboflavin của nó có thể bảo vệ mắt, selen có thể chống lại quá trình oxy hóa và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, chất xơ có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và cải thiện ruột.
Ngô cũng chứa nhiều vitamin E và zeaxanthin, có một số lợi ích nhất định để trì hoãn sự lão hóa của cơ thể con người và tăng cường sức mạnh thể chất, sức chịu đựng của cơ thể. Nhờ những lợi ích này, ngô được xếp vào danh sách những thực phẩm chống ung thư được Hiệp hội Phòng chống Ung thư quốc tế (UICC) công bố.
Tuy nhiên, ăn ngô như thế nào cho đúng để bạn có thể hấp thụ được toàn bộ chất dinh dưỡng và lợi ích mà nó mang lại. Hiện nay nhiều người vẫn đang ăn ngô sai cách, bỏ phí phần bổ dưỡng nhất của bắp ngô.
Phần ở chính giữa hạt ngô, bám chặt vào lõi ngô chính là phôi ngô – phần bổ dưỡng, có tác dụng chống ung thư của bắp ngô.
Trên thực tế, phần dinh dưỡng nhất của ngô nằm sát lõi ngô, nó được gọi là phôi ngô. Các loại vitamin, khoáng chất, glutathione, axit linoleic… và cả selen có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư có trong ngô cũng đều nằm ở phần phôi ngô này.
Hơn nữa, ngô là loại thực phẩm giàu chất xơ thô, không dễ tiêu hóa và không những không dễ tiêu hóa mà còn có thể gây tắc nghẽn đường ruột và các vấn đề khác cho người già. Do đó, bạn nên chú ý hai điểm khi ăn ngô:
- Nhai kĩ, nghiền nhỏ hạt ngô để cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ ngô.
Video đang HOT
- Nếu bạn không thể ăn kĩ, ăn tất cả phần hạt ngô và phôi ngô thì sau khi ăn xong phần hạt ngô bạn có thể dùng thìa (muỗng) để cạo phôi ngô ra để ăn tiếp. Hoặc bạn có thể tách các hạt ngô ra khỏi lõi để ăn, vừa tránh bỏ phí phôi ngô, vừa không phải gặm cả bắp ngô to.
Mặc dù ăn ngô là tốt, nhưng nó không phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt với những người bị trào ngược axit và tiêu chảy thì không nên ăn ngô.
Cách để phòng, chống ung thư bằng con đường ăn uống hiệu quả nhất
Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, đặc điểm chung của các loại thực phẩm có khả năng phòng, chống ung thư là giàu vitamin, khoáng chất hoặc các hoạt chất thực vật.
Khoai lang
Khuyến nghị: Phòng, chống ung thư đường ruột, ung thư phổi.
Một nghiên cứu của Đại học Philadelphia đã chỉ ra rằng, các hoạt chất thực vật đặc trưng của khoai lang có thể ức chế tế bào ung thư vú và ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, theo đông y, khoai lang là loại thực phẩm có khả năng bồi bổ cho phổi, lá lách, dạ dày và thận.
Táo tàu
Khuyến nghị: Dùng trong thời gian hóa, xạ trị ung thư và thời kì phục hồi chức năng.
Axit maslinic mà táo tàu sở hữu đã được nhiều nghiên cứu chứng minh về khả năng ức chế sarcoma, loại ung thư khởi phát trong các mô như xương hoặc cơ. Sarcoma xương và sarcoma mô mềm là 2 loại sarcoma chính. Bên cạnh đó, loại quả thường được dùng trong các bài thuốc đông y này còn có khả năng hỗ trợ điều trị tình trạng giảm tiểu cầu do tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
Tỏi
Khuyến nghị: Phòng, chống ung thư nói chung; cải thiện tình trạng đau bụng do ung thư.
Các nguyên tố vi lượng germanium và selenium trong tỏi có tác dụng rõ rệt trong phòng, chống ung thư. Đặc biệt, 2 hoạt chất này đã cho thấy khả năng ức chế đáng kể sự phát triển của ung thư máu ở những con chuột thí nghiệm.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc đã chỉ ra rằng: chỉ cần ăn tỏi 2 lần/ tuần cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, thậm chí đối với cả những người đang hút thuốc. Nhiều nghiên cứu khác về sức khỏe cũng đã khẳng định: tỏi có khả năng chống ung thư nhờ tinh dầu trong loại củ này dễ bay hơi và tan trong chất béo, có thể kích hoạt các đại thực bào, cải thiện khả năng chống ung thư của cơ thể.
Nấm linh chi
Khuyến nghị: Dùng trong thời gian phục hồi sau điều trị ung thư; cải thiện các triệu chứng như đau thắt lưng, đầu gối, ho, ù tai do ung thư.
Qua phân tích, các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều loại hoạt chất quý có trong nấm linh chi. Có thể kể đến như: nhóm polysacarit, đặc biệt là beta-D-glucan; germanium; axit ganoderic; axit ganodermic; các nguyên tố vi lượng thiết yếu như đồng, sắt, kali, magie, natri...
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy nấm linh chi có thể làm giảm các tác dụng phụ do hóa trị, xạ trị. Bên cạnh đó, nghiên cứu dược lực học chỉ ra rằng, polysacarit khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, giải độc gan, tiêu diệt tế bào ung thư.
Hải sâm
Khuyến nghị: Dùng trong thời kì hóa, xạ trị ung thư; tốt cho bệnh nhân ung thư bị suy giảm mạnh chức năng miễn dịch; bệnh nhân ung thư có các thông số máu bất thường.
Qua phân tích, các nhà khoa học đã phát hiện hoạt chất mucopolysacarit có trong hải sâm không chỉ có tác dụng chống ung thư, mà còn giúp cải thiện chức năng miễn dịch của bệnh nhân. Cùng với đó, bổ sung hải sâm vào chế độ ăn của bệnh nhân ung thư có tác dụng nhất định đối với tốc độ tạo máu của tủy xương, chức năng vốn bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của các đợt hóa, xạ trị.
Hạt sen
Khuyến nghị: Tốt cho bệnh nhân ung thư vòm họng.
Hạt sen tính bằng, vị ngọt, có tác dụng dưỡng tim, ích thận, khỏe tỳ. Những người bị ung thư hoặc vừa hóa trị, xạ trị xong cơ thể đang yếu nên thường xuyên ăn hạt sen. Hạt sen có chứa oxychrysanthin, hoạt chất đã được chứng minh về tác dụng ức chế các tế bào ung thư vòm họng. Người bị ung thư phổi nhiệt thấp, ho khan đều nên ăn nhiều hạt sen.
5 thực phẩm 'đắng chát' nhưng lại có tác dụng chống ung thư cực tốt Mặc dù có vị đắng khá khó ăn, nhưng những thực phẩm dưới đây lại có tác dụng chống ung thư cực tốt, bạn nên bổ sung ngay vào bữa ăn hàng ngày của gia đình mình. 1. Mướp đắng là thực phẩm chống ung thư cực tốt Tây y đã chứng minh, chất protein quinine có trong mướp đắng giúp phòng ngừa...