Đây là lý do vì sao Tào Tháo không bao giờ xưng Vương dù bá chủ Trung Nguyên
Dưới “gót sắt” của Tào Tháo, miền Bắc Trung Quốc hoàn toàn thống nhất dưới nền thống trị của Ngụy. Dù đã nắm địa vị “bá chủ”, nhưng đến lúc chết ông cũng không xưng đế.
“Tào Tháo không chỉ là một nhân vật được yêu thích trong lịch sử Tam Quốc mà còn trở nên rất phổ biến trong game online. Chính vì vậy mới đây một tựa game được thiết kế dành riêng cho những người yêu thích nhân vật Tào Tháo đã xuất hiện tại Việt Nam với nhiều tính năng chiến thuật đặc sắc. Game thủ quan tâm có thể tìm hiểu thêm tại fanpage: fb.com/TaoThaoTruyenMobie “
Tào Tháo và mộng đế vương
Tào Tháo là “nhất đại kiêu hùng” thời Tam Quốc, nửa đời đứng trên đỉnh cao quyền lực. Nhưng ông qua đời mà chưa hề bước lên ngai vàng Trung Nguyên. Trước khi Tào Tháo mất không lâu, Tôn Quyền đoạt Kinh Châu từ Thục Hán, giết Quan Vũ, nhưng vẫn phải cầu hòa với Tào. Tôn Quyền phái sứ giả dâng thư xin ông “sớm ngày đăng cơ”, song ông đáp lại – “Y (Tôn Quyền) muốn đẩy ta vào hỏa lò hay sao?”, đủ thấy tâm thế của Tào Mạnh Đức đối với 2 chữ “Hoàng đế” ra sao. Có quan điểm cho rằng, thực ra Tào Tháo không phải không muốn làm Hoàng đế, chỉ là những bài học lịch sử khiến ông không dám mơ đến Vương vị Hán triều.
Tào Tháo dư sức lên ngôi Hoàng Đế nhưng sự khôn ngoan đã giúp ông kiềm chế bản thân để tránh đại họa
Cuộc đời Hán Hiến Đế Lưu Hiệp luôn sống trong nhục nhã. Đầu tiên là bị Đổng Trác lấn át, sau thì bị Tào Tháo chuyên quyền. Tuy nhiên, nếu không có Đổng Trác thì Lưu Hiệp không có cơ hội làm Hoàng đế, và nếu không được Tào Tháo “giang cánh” bảo hộ, thì chưa biết chừng ông cũng sớm vong mạng dưới tay đám “quân phỉ” Lý Quyết, Quách Dĩ. Hán Hiến Đế dù ngồi vững trên ngai vàng, nhưng đại quyền nằm trong tay kẻ khác, bản thân ông chỉ là “tù binh cao cấp” trong tay Tào Tháo. Đương nhiên, Lưu Hiệp không cam lòng và muốn thực hiện một cuộc lật đổ Tào Tháo. Có bình luận rằng, đây là “trò chơi nguy hiểm” mà tất cả những ông vua hữu danh vô thực trong lịch sử Trung Quốc đều bị cuốn vào.
Sự kiện Lưu Hiệp âm mưu lật đổ Tào Tháo ở Đổng Tước Đài còn được dựng thành phim cùng tên
Bên cạnh đỉnh cao quyền lực cũng chính là tham vọng và mê hoặc. Hán Hiến Đế cũng không ngoại lệ, ông muốn nắm trọn vẹn quyền lực Đông Hán. Phe bảo hộ của chính quyền cũ như Quốc cữu Đổng Thừa, Vương Tử Phục, hay về sau này là cuộc bạo loạn của Cảnh Kỷ, Vi Hoảng ở Hứa Đô, đều là những nhân vật “nhiệt huyết” muốn lật đổ nền thống trị của Tào Tháo hơn cả chính bản thân Lưu Hiệp. Nguyên nhân bởi chính nhóm “cựu thần chính quyền cũ” này mới là những nhóm lợi ích bị tổn thất nhiều nhất. Họ không bị giết nhưng không có tương lai và phải sống cúi đầu dưới chính quyền của đối thủ, còn Lưu Hiệp ít nhất vẫn được “đối đãi bằng nghi lễ quân thần”. Nắm bắt được tâm lý này, cho nên Tào Tháo – người nắm quyền lực tối cao nhưng không phải bậc “cửu ngũ chí tôn” – thực thi những biện pháp đàn áp vô cùng quyết liệt đối với những người nhòm ngó đại quyền, và đó thường là những cuộc tắm máu.
Đảo chính “hụt” Tào Tháo ở Đồng Tước Đài, Lưu Hiệp đành ngậm đắng nuốt cay tiếp tục làm “Hoàng đế bù nhìn” cho cuộc chinh phạt thiên hạ của Tào.
Bản thân Tào Tháo không thể “danh chính ngôn thuận” ngồi lên ngai vàng Trung Nguyên, thì ông cũng không cho phép bất cứ thế lực nào có cơ hội làm điều đó. Việc Tào Tháo gả con gái Tào Tiết cho Hán Hiến Đế,bên cạnh thể hiện sự lung lạc của Tào đối với Lưu Hiệp thì cũng cho thấy Tào chưa dám công khai “bất kính” đối với vị Hoàng đế (dù chỉ là danh nghĩa) này. Nhưng mặt khác, Tào cũng không hề thực hiện bất cứ nghĩa vụ quân thần nào đối với Lưu Hiệp, thậm chí không để Hán Hiến Đế trong mắt, sẵn sàng “bạo nộ” trước mắt vua. Lưu Hiệp đã có lúc sợ hãi đến mức phải khẩn khoản xin Tào Tháo -”Nếu Thừa tướng có thể phò tá trẫm thì đáng quý, nếu không, mong hãy tha cho trẫm”. Dù “quyền lực vô hình” của Tào Tháo đã khiến Lưu Hiệp uất ức đến mức chỉ muốn 2 tay dâng ngai vàng cho Tào, nhưng cuối cùng ông cũng không xưng đế, mà chỉ làm Ngụy Vương, đúng như phương châm mà ông đã theo đuổi từ thời đánh giặc Hoàng Cân.
Dưới một gã bù nhìn, còn lại trên vạn người là điều mà Tào Tháo đã làm được
Người đời sau gọi Tào Tháo là gian hùng. Các học giả Trung Quốc đánh giá, điểm “gian” nhất của ông chính là “không đoạt đế quyền của Hán triều”. Điều này giúp Tào “vừa được tiếng, vừa được cả miếng”. Như trong “Nhượng huyện tự minh bản chí lệnh”, Tào Tháo đã tỏ rõ tư tưởng của mình – “Giả như quốc gia không có thần, thì không biết có mấy kẻ xưng đế, mấy kẻ xưng vương”. Cho nên, đã có Tào Tháo “gác cửa”, thì ông không làm vua, kẻ khác cũng đừng mong làm vua. Tào Tháo còn, thì Hiến Đế có thể “yên tâm” làm Hoàng đế Đại Hán.
Vì sao Tào Tháo không “phế Hán”?
Nếu Tào Mạnh Đức thực sự ôm mộng xưng đế, thì chỉ cần điều quân từ Sơn Đông về Lạc Dương, việc phế Hiến Đế dễ như trở bàn tay. Thế nhưng cả đời Tào không dám làm chuyện đó, cũng vì cố kỵ “vết xe đổ” của Đổng Trác. Tào Tháo hiểu rõ, trong cục diện thiên hạ đại loạn cuối thời Đông Hán, các thế lực quân phiệt nổi dậy khắp nơi. Phe nào cũng tự xưng mang danh nghĩa “hậu duệ trung thần”, “phò tá Hán triều” để chiếm cứ địa bàn. Chưa kể, danh nghĩa “phò tá Thiên tử hiệu lệnh chư hầu” đem lại cho Tào Tháo một vị thế “danh chính ngôn thuận hơn rất nhiều” để đứng ra hiệu triệu và lôi kéo các thế lực khác về với mình.
“Không xưng đế” là phương châm mà Tào Tháo tuân thủ nghiêm ngặt suốt cuộc đời ông, nhờ đó mà Tào tránh “vết xe đổ” của Đổng Trác.
Video đang HOT
Nếu Tào “dám” đoạt ngôi Hiến Đế thì ông sẽ ngay lập tức trở thành mục tiêu chung của quần hùng, giống như 18 lộ chư hầu Quan Đông khởi binh phạt Đổng Trác năm xưa. Cho dù Tào Ngụy có dùng thực lực quân sự hùng mạnh để tiêu diệt các thế lực địa phương thì cũng không có khả năng thu phục được lòng tin của mọi tầng lớp dân chúng – bởi tội danh “Hán tặc” mà Lưu Bị, Tôn Quyền gán cho Tào lúc này sẽ trở thành sự thực. Với tầm ảnh hưởng sâu rộng của hình tượng Hoàng đế Đại Hán trong tín ngưỡng của người dân Trung Quốc hàng trăm năm, hành động “phế đế” chẳng khác nào tội ác “đại nghịch bất đạo”.
Đó chính là “hỏa lò” mà Tào Tháo nhắc tới trong câu nói của mình, đồng thời thể hiện rõ tầm nhìn đầy mưu lược của một chính trị gia. Bên cạnh đó, dù Tào Mạnh Đức có thực muốn làm Hoàng đế, thì những trọng thần trung thành của ông như Tuân Úc, Tuân Du cũng là những người “ngấm” tư tưởng trung thành với Hán triều, cực lực phản đối. Chính vì một người tài như Tuân Úc, mà Tào Tháo đã phải “nuốt giận”.
Hiểu rõ việc phế Hán xưng Vương là con dao 2 lưỡi, nên cả đời Tào Tháo nhất định không làm vua
Càng về những năm cuối đời, tư tưởng và phương châm của Tào Tháo càng được chứng minh là đúng đắn khi thế lực Tào Ngụy thống trị toàn bộ lãnh thổ Trung Nguyên. Cho nên, trước “đòn khích tướng” dụ Tào Tháo xưng đế của Tôn Quyền, ông chỉ “cười mà từ chối”. Có nhiều học giả cho rằng, nếu không nhờ Tào Mạnh Đức cả đời tuân thủ nghiêm ngặt phương châm của mình, nhờ đó thay đổi được cả một tầng lớp sĩ tộc thân Hán cố hữu, thì con trai ông là Tào Phi cũng không có cửa “phế Hán, lập Ngụy”. Trung Quốc từng xuất hiện vô số “bá giả” ôm tham vọng đế vương, nhưng giữ được “cái đầu lạnh”, biết kiềm chế bản thân để mở đường cho hậu duệ thực hiện đế nghiệp, sử không có mấy người.
Theo Ccxiqi
Tào Tháo, Tôn Quyền, Lưu Bị - 3 thế lực tạo nên cục diện Binh Pháp 3D
Ngô Vương - Tôn Quyền, Thục Vương - Lưu Bị, Ngụy Vương - Tào Tháo, cả 3 người này đều xưng đế. Thiên hạ chia ba, mỗi người quản cai một phương. Hãy cùng khám phá sức mạnh của 3 đế vương này trong Binh Pháp 3D.
Binh Pháp 3D vừa chính thức công phá làng game Việt một thời gian ngắn và nhanh chóng thu hút sự quan tâm lớn của game thủ nhờ vào lối chơi dàn trận thời gian thực hấp dẫn, hệ thống Công thành - Quốc chiến đồ sộ chưa từng thấy với hơn 400 thành trì. Ngoài ra đồ họa 3D tươi sáng, sống động cũng là một điểm nhấn khiến Binh Pháp 3D khác biệt so với một số tựa game Tam Quốc khác ra mắt cùng thời điểm.
Để quyết định yếu tố thành bại, việc lựa chọn cho mình danh tướng phù hợp là vô cùng quan trọng. Hãy cùng khám phá sức mạnh của 3 đế vương, đại diện cho 3 nước Ngụy, Thục, Ngô này.
Tào Tháo
Tào Tháo có công lớn trong dẹp loạn Khăn Vàng và Đổng Trác, lần lượt đánh bại các thế lực Lữ Bố, Viên Thiệu. Năm 216 Tào Tháo ép Hán Hiến Đế phong làm Ngụy Vương, Ngụy Quốc bắt đầu từ đây
Kỹ năng:
- Hùng tâm kẻ bá: Kỹ năng tăng Công, Thủ của toàn quân phe ta.
- Truyền lệnh Chư hầu: Tăng Công quân phe ta. Thống soái tăng hiệu quả kỹ năng.
- Truyền lệnh Chư hầu I: Cứ tăng 1 điểm thống soái có thể tăng thêm võ dũng
Duyên phận:
- Tam phân: Tào Tháo ra trận cùng Lưu Bị, Tôn Quyền tăng bạo Cung 8%
- Đài Đồng Tước: Tào Tháo ra trận cùng Chân Cơ, Đại Kiều, Tiểu Kiều tăng HP 3%
- Công thần: Tào Tháo ra trận cùng Hạ Hầu Đôn tăng HP 3%
- Phụ Tử: Tào Tháo ra trận cùng Tào Sảng tăng miễn Cung 10%
- Đao Ỷ Thiên: Tào Tháo trang bị Ỷ Thiên Kiếm tăng Công 3%
- Nhất kỵ Tuyệt Trần: Tào Tháo trang bị Phi Điện tăng Thủ 3%
Tôn Quyền
Hoàng Đế khai quốc của Đông Ngô, hậu duệ đời thứ 22 của Tôn Võ. Lúc nhỏ theo huynh trưởng Tôn Sách chinh chiến, bình định Giang Đông. Tôn Sách mất sớm nên Tôn Quyền lên nắm giữ Đông Ngô vì thế mà cứu vãn được cơ nghiệp của Đông Ngô
Kỹ năng:
- Yêu đồng mắt biếc: Tấn công địch, gây sát thương nhất thời, gây thêm sát thương với toàn thể.
- Di giá: Tăng công quân phe ta. Thống soái tăng hiệu quả kỹ năng.
- Di giá I: Cứ tăng 1 điểm thống soái, có thể tăng ít võ dũng.
Duyên phận:
- Tôn gia: Tôn Quyền ra trận cùng Tôn Sách, Tôn Thượng Hương, Cam Ninh và Lục Tốn sẽ tăng HP thêm 3%
- Bá Vương: Tôn Quyền ra trận cùng Tôn Sách và Đại Kiều tăng bền Cung 4%
- Thiếu Đô Đốc: Tôn Quyền ra trận cùng Chu Du tăng bạo Kỵ 3%
- Nghĩa huynh trưởng: Tôn Quyền ra trận cùng Thái Sử Từ tăng bạo Kỵ 3%
- Bảo Đao: Tôn Quyền trang bị Bạch Bích Đao tăng Công 3%
- Roi ngựa: Tôn Quyền trang bị Khoái Hàng tăng Thủ 3%
Lưu Bị
Thục Hán Chiêu Liệt Đế, thái độ khiêm tốn, chiêu hiền đãi sĩ, có chí hướng lớn, giỏi dùng người, hành động nhân đức được người dân hết mực yêu mến và quý trọng
Kỹ năng:
- Liên Minh Vườn Đào: Toàn quân phe ta công tăng, thủ tăng, HP từ từ khôi phục. Thống soái ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ năng
- Hoàng thúc ở đây: Tăng tỉ lệ bạo bộ binh quân phe ta, thống soái tang hiệu quả kỹ năng
- Hoàng thúc ở đây I: Cứ tăng 1 điểm thống soái có thể tăng thêm võ dũng
Duyên phận:
- Vườn đào: Lưu Bị ra trận cùng Quan Vũ, Trương Phi sẽ tăng Bền Cung thêm 4%
- Tam Phân: Lưu Bị ra trận cùng Tôn Quyền và Tào Tháo tăng Bạo Cung 8%
- Quân Sư Thục: Lưu Bị ra trận cùng Bàng Thống, Từ Thứ, sát thương bạo kỵ tăng 10%
- Song Kiếm: Lưu Bị trang bị Thư Hùng Song Kiếm, công tăng 10%
- Đàn Khê: Lưu Bị trang bị Đích Lô, thủ tăng 10%
Binh Pháp 3D hiện vẫn đang lôi cuốn game thủ Việt, đặc biệt là những ai yêu thích thể loại Tam Quốc bằng lối chơi mới mẻ và đồ họa tươi sáng. Hãy tải game ngay hôm nay và thể hiện bản lĩnh cầm quân đại tài của bạn!
Link tải iOS: http://bit.ly/BP3D_iOS
Link tải Android: http://bit.ly/BP3D-Android
Trang chủ: http://binhphap3d.vn/landing
Facebook: https://www.facebook.com/binhphap3d.funtap
Theo GameK
aMO bất ngờ thông báo ngừng phát hành game Tào Tháo Tựa game Tào Tháo sẽ chính thức đóng cửa vào ngày 16/01/2016 sắp tới. Theo thông báo mới nhất của nhà phát hành aMO, vào ngày 16/01/2016 này, tựa game Tào Tháo sẽ chính thức đóng cửa sau gần 1 năm ra mắt cộng đồng game thủ Việt. "Bữa tiệc nào rồi cũng sẽ tàn, niềm vui nào cũng đến hồi kết. Tào...