Đây là lý do Tuấn Anh không được triệu tập lên tuyển Việt Nam dự Asian Cup 2019
Sáng 17/12, HLV Park Hang-seo đã triệu tập bổ sung 6 cầu thủ cho đội tuyển Việt Nam chuẩn bị Asian Cup 2019. Tuấn Anh không được triệu tập khiến nhiều độc giả thắc mắc.
Soi vào danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị cho Asian Cup 2019, nhiều người hâm mộ cảm thấy tiếc nuối cho tiền vệ Tuấn Anh, người đã hồi phục hoàn toàn chấn thương sau quãng thời gian dài điều trị tại Hàn Quốc. Tài năng của tiền vệ 23 tuổi đã được kiểm chứng, nhưng việc HLV Park Hang-seo không triệu tập anh là có lý do hoàn toàn thuyết phục.
Đầu tiên, việc sử dụng Tuấn Anh ở thời điểm hiện tại trên đội tuyển quốc gia là việc làm rất mạo hiểm với cả cá nhân Tuấn Anh. Một cầu thủ thi đấu chưa đầy 20 trận trong 3 năm qua vẫn cần thêm thời gian để bắt nhịp dần dần bằng các giải đấu giao hữu ở cấp câu lạc bộ. Dưới thời HLV Hữu Thắng và Miura, người ta từng nóng vội triệu tập Tuấn Anh lên tuyển trong suốt những năm 2015, 2016 và 2017… nhưng rồi các HLV lại tiếc nuối sớm nói lời chia tay Tuấn Anh vì chấn thương.
Tiếp đó, cũng vì Tuấn Anh ít được ra sân thi đấu trong suốt 3 năm qua, chắc chắn nền tảng thể lực của anh đã bị bào mòn ít nhiều. Tiền vệ này chưa thể thi đấu trọn vẹn 90 phút với sức ép và sự cạnh tranh khốc liệt ở cấp đội tuyển Quốc gia. Bởi vậy, Tuấn Anh hiện tại đang ở lại phố núi tập luyện để chuẩn bị tham dự giải giao hữu BTV Cup, nhằm lấy lại cảm giác thi đấu và trau dồi thể lực.
Tuấn Anh (trái) đã bình phục chấn thương, anh tham dự một vài sự kiện và tập luyện cùng các đồng đội tại HAGL. Tuy nhiên, tiền vệ quê Thái Bình vẫn cần thời gian để có thể cạnh tranh một suất trên đội tuyển Việt Nam. Ảnh: Fanpage CLB HAGL.
Tuấn Anh cũng dành cả năm 2017 để hồi phục chấn thương. Anh vừa trở lại thi đấu được 2 trận thì tiếp tục phải rời xa sân cỏ từ tháng 3/2018. Ở trận đấu với Hải Phòng tại V.League, Tuấn Anh bị đứt dây chằng đầu gối phải và phải sang Hàn Quốc điều trị. Cuối tháng 10/2018 anh mới bình phục, sau đó trở lại Việt Nam.
Tiền vệ người Thái Bình có tiền sử chấn thương dày đặc. 3 năm trở lại đây, tiền vệ này đều phải làm bạn với bệnh viện nhiều hơn là sân tập hay sân thi đấu.
Video đang HOT
Ở đợt tập trung đội tuyển vào 20/12 tới, HLV Park Hang-seo triệu tập bổ sung Trần Minh Vương, Đinh Thanh Bình và Phan Thanh Hậu. Bên cạnh 3 cái tên của HAGL, ông còn bổ sung thêm Nguyễn Thành Chung (Hà Nội FC), Huỳnh Tấn Sinh (Quảng Nam) và Ngô Tùng Quốc (Cần Thơ). Được biết, 6 cái tên trên được Giám đốc kỹ thuật Jurgen Gede tư vấn cho HLV Park Hang-seo, để cùng 23 trụ cột vừa vô địch AFF Cup 2018 hướng tới Asian Cup 2019.
Đội tuyển Việt Nam sẽ tập luyện tại Hà Nội từ 20-28/12. Dự kiến, đội có một trận giao hữu với tuyển CHDCND Triều Tiên vào ngày 25/12. Tới ngày 29/12, đội tuyển Việt Nam sẽ lên đường sang Qatar tập huấn, sau đó sang thẳng UAE dự Asian Cup 2019. Trong khuôn khổ giải đấu cấp châu lục, tuyển Việt Nam nằm ở bảng D cùng Iraq, Iran và Yemen.
Lịch thi đấu Asian Cup 2019 của đội tuyển Việt Nam. Ảnh: Quý Sáng.
Theo Trí thức trẻ
Ai bảo vệ đôi chân các cầu thủ ĐTVN?
Vũ Văn Thanh mất AFF Cup 2018 vì chấn thương đứt dây chằng, một tin không vui cho bóng đá Việt Nam. Và đằng sau là câu chuyện đáng để những người làm bóng đá cần nghiêm túc nhìn nhận về y học thể thao.
Chấn thương là một phần của bóng đá. Vũ Văn Thanh lỡ AFF Cup 2018 vì đứt dây chằng là chuyện buồn của hậu vệ HAGL, đó còn là tổn thất cho ĐTVN khi ông Park Hang Seo tin dùng Văn Thanh trong hơn 1 năm qua.
Vắng Văn Thanh, ông Park sẽ tìm cách bịt lỗ hổng bằng những nhân tố khác, xoay chiến thuật... Đó là vấn đề con người và chuyên môn được quyết định bởi HLV. Ông Park sẽ có cách giải quyết vì Văn Thanh chưa thể nói quan trọng đến mức quyết định thành bại của ĐTVN. Tuy nhiên, đằng sau chấn thương của Văn Thanh là câu chuyện quan trọng cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc với bóng đá Việt Nam.
Bác sỹ Đồng Xuân Lâm đã tiết lộ là chụp MRI lần đầu tại Hàm Rồng (Gia Lai) cho Văn Thanh thì máy móc không được tốt lắm. Sau đó, ông Lâm mới đưa Văn Thanh xuống TP.HCM kiểm tra và phát hiện đứt dây chằng.
Bác sỹ Đồng Xuân Lâm và Vũ Văn Thanh.
Trường hợp của Văn Thanh được chuẩn đoán là đứt phần lõi dây chằng nên có thể vận động được 80%. Dẫu vậy, CLB HAGL quyết định đưa Văn Thanh đi Hàn Quốc phẫu thuật. Điều này phản ánh gì?
Văn Thanh không được chuẩn đoán lại ở TP.HCM thì nguy cơ hỏng cả sự nghiệp, vì đứt dây chằng trong bối cảnh có thể vận động được 80%. Vì vậy, khi chấn thương bị chuẩn đoán sai thì Thanh có thể ra sân trong tình trạng đã bị đứt dây chằng, thêm một tác động trên sân có thể khiến Văn Thanh nhận cái giá đắt hơn nhiều lần so với hiện tại.
Câu chuyện của Văn Thanh thực tế không hiếm gặp với bóng đá Việt Nam. Ba năm trước, một bác sỹ ở TP.HCM từng kể với tôi là không hiểu nổi các bác sỹ ở ĐTQG đã chuẩn đoán cho một tuyển thủ U23 Việt Nam kiểu gì, đến mức rạn xương bàn chân mà không phát hiện còn đưa sang Malaysia. Sau đó, cầu thủ này phải tìm đến ông để phẫu thuật khi suốt thời gian ở U23 Việt Nam vật lộn với chấn thương.
Câu chuyện này xảy ra ở thời HLV Miura, tuyển thủ kể trên nằm trong danh sách cuối cùng của U23 Việt Nam đi sang Maylaysia dự vòng loại U23 châu Á. Đó là kết quả của việc các bác sỹ ở ĐTQG non kém, không phát hiện được chấn thương.
Một năm sau câu chuyện bi hài kể trên thì ĐTQG tiếp tục xảy ra chuyện không vui với tiền vệ Nguyễn Tuấn Anh. Cầu thủ người Thái Bình được bác sỹ ở Nhật Bản chuẩn đoán đủ điều kiện dự AFF Cup 2016. Thế nên, HLV Hữu Thắng đánh cược bằng cách điền tên Tuấn Anh vào danh sách cuối cùng. Hy hữu là quá trình điều trị ở ĐTQG gặp vấn đề nên Tuấn Anh phải phẫu thuật và chia tay AFF Cup.
Tuấn Anh là nạn nhân của cuộc chữa trị không đúng cách.
Hai năm liên tiếp, chuyện y tế ở ĐTQG có vấn đề làm ảnh hưởng đến tập thể. Một sự thật khó chấp nhận với bóng đá Việt Nam.
Vấn đề y học trong bóng đá là cực kỳ quan trọng, vì có thể làm hỏng sự nghiệp cầu thủ nếu các bác sỹ chuẩn đoán sai. Thậm chí, chuyện này góp phần quyết định sự thành bại của ĐTQG. Phải chăng đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận nghiêm túc về câu chuyện y học trong bóng đá nói riêng và thể thao nói chung? Vì không thay đổi thì bóng đá Việt Nam phải chứng kiến thêm chuyện các tài năng bị lận đận vì công tác y tế yếu, thậm chí "cướp" đi nhiều cầu thủ giỏi.
Nhìn xa hơn, với những cầu thủ chuyên nghiệp còn rơi hoàn cảnh trớ trêu trong chữa trị chấn thương thì người bình thường chơi thể thao sẽ đón nhận kết quả thế nào nếu không may cần đến bác sỹ.
Ai lo cho đôi chân các cầu thủ, hay chính mỗi chúng ta? Câu hỏi thật khó trả lời. Và vấn đề y tế không chỉ dành riêng trong bóng đá mà còn nhiều môn thể thao khác.
Theo SaoStar
Sự thật gây "sốc" phía sau việc Tuấn Anh được về nước sớm Tuấn Anh hiện đã trở về Việt Nam, nhưng là để làm... thủ tục hành chính chứ chưa bình phục chấn thương và chuẩn bị tái xuất sân cỏ. Theo thông tin của báo Dân Trí, phải đến cuối tháng Mười, Nguyễn Tuấn Anh mới hoàn tất quá trình trị liệu ở Hàn Quốc để về Việt Nam tập hồi phục tiếp. Tuy...