Đây là lý do tại sao Nike chọn một lãnh đạo công nghệ lên tiếp quản vị trí CEO
Vào ngày 13/1 năm sau, Mark Parker, CEO của Nike kể từ năm 2006, sẽ rời khỏi vị trí của mình.
Thay thế ông làm Chủ tịch và CEO của nhãn hiệu thời trang thể thao lớn nhất thế giới sẽ là John Donahoe, một lãnh đạo công nghệ lâu năm mà khi nhìn vào tiểu sử của ông, người ta sẽ thấy hình ảnh của một nhà quản lý chuyên nghiệp hơn là một người có tầm nhìn trên lĩnh vực giày dép.
Nhưng ban giám đốc Nike tin rằng đó là điều mà công ty này cần đến trong bối cảnh chuẩn bị sẵn sàng cho một tương lai nơi dữ liệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng, hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các cửa hàng công nghệ cao lên ngôi, và một hệ sinh thái trực tuyến đang ngày một phát triển mạnh mẽ.
Danahoe hiện là CEO của ServiceNow, một nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cho các doanh nghiệp trên toàn cầu. Trước đó, ông làm CEO của eBay từ 2008 đến 2015, đồng thời còn là CEO kiêm giám đốc quản trị của công ty tư vấn quản lý Bain & Co. Ông đã gia nhập ban giám đốc của Nike từ năm 2014.
Video đang HOT
Có thể Danahoe không giống như một lựa chọn hiển nhiên để thay thế Parker, vốn từng gia nhập Nike với vai trò một nhà thiết kế giày dép và có kiến thức cũng như kinh nghiệm dày dạn về sneaker. Thứ Danahoe hiểu là công nghệ, lĩnh vực Nike đã và đang đầu tư rất lớn. Năm ngoái, hãng đã thâu tóm công ty phân tích dữ liệu Zodiac. Năm nay, hãng mua Celect, một công ty chuyên về phân tích dự báo. Cả hai đều là một phần trong chiến lược của Nike nhằm sử dụng dữ liệu khách hàng để “cá nhân hóa hơn trên quy mô lớn” – theo lời Parker nói trước đây.
Những thương vụ đầu tư này là một phần của câu trả lời Nike đưa ra trước những thay đổi lớn trong cách người tiêu dùng mua sắm. Ngành công nghiệp bán lẻ đã và đang gặp nhiều khó khăn khi số lượng người đến mua hàng tại các cửa hàng có xu hướng giảm đáng kể và số lượng cửa hàng phải đóng cửa cũng đạt con số kỷ lục. Năm 2017, Nike công bố hãng sẽ tập trung việc bán sỉ cho một nhóm các nhà bán lẻ có quy mô nhỏ hơn nhiều. Đồng thời, hãng cũng tăng cường việc bán hàng trực tiếp tới khách hàng, đặc biệt là bán hàng trực tuyến, thông qua các website và ứng dụng thương mại điện tử như SNKRS và ứng dụng Nike. Ngay cả các cửa hàng flagship mới nhất của Nike cũng được thiết kế để hoạt động với ứng dụng của hãng.
CEO Nike hiện nay, Mark Parker
Nike gọi những nỗ lực đa dạng của hãng nhằm kết nối trực tiếp với người mua sắm là “tấn công trực tiếp người tiêu dùng”, và thuê Donahoe để lãnh đạo kế hoạch này. “ Tôi rất vui khi John sẽ tham gia nhóm của mình” – Parker từng nói. “ Kinh nghiệm của anh ấy về thương mại điện tử, công nghệ, chiến lược toàn cầu, và lãnh đạo, kết hợp với mối quan hệ chặt chẽ với nhãn hiệu Nike, biến anh ấy thành nhân tố phù hợp một cách lý tưởng để tăng tốc quá trình biến đổi số của chúng tôi và để giúp chiến lược ‘Tấn công trực tiếp người tiêu dùng’ đạt được tác động tích cực“.
Công bố này được đưa ra một thời gian ngắn sau khi Parker biết Alberto Salazar, một huấn luyện viên điền kinh được Nike hỗ trợ, đang thử nghiệm những loại thuốc giúp tăng cường hiệu suất hoạt động trên các vận động viên. Một thí nghiệm được cho là đã diễn ra ngay trong một phòng thí nghiệm trong trụ sở của Nike. Năm ngoái, một nhóm các cựu nhân viên Nike đã gửi đơn kiện chống lại công ty vì phân biệt giới tính, dẫn đến một vài lãnh đạo phải từ chứcm trong đó có Trevor Edwards, chủ tịch nhãn hiệu của Nike và là người từng được nhắm đến để thay thế Parker.
Trong cơ cấu quản lý mới, Parker vẫn sẽ là Chủ tịch điều hành của công ty. Nike cho biết ông sẽ làm việc chặt chẽ với Donahoe và nhóm quản lý lâu năm của Nike.
Thông tin Donahoe sắp sửa lên nắm quyền nhiều khả năng sẽ gây ngạc nhiên cho nhiều người, một phần bởi quyết định này được đưa ra chỉ một thời gian ngắn sau khi một trong các đối thủ của Nike cũng thực hiện một thay đổi lớn trong bộ máy lãnh đạo. Cụ thể, Under Armour vừa công bố Kevin Plank, nhà sáng lập và CEO lâu năm, sẽ rời bỏ vị trí CEO vào tháng 1 năm sau. Vị trí này sẽ được chuyển giao cho COO Patrik Frisk, còn Plank sẽ là giám đốc nhãn hiệu mới, tập trung quản lý sản phẩm và marketing của Under Armour.
Theo VN Review
Nếu dự luật này được thông qua ở Mỹ, lãnh đạo công nghệ có thể ngồi tù hàng chục năm khi vi phạm
Dự luật vừa được giới thiệu đề xuất phạt nặng các công ty và lãnh đạo không bảo vệ được dữ liệu người dùng, gia tăng áp lực cho ngành công nghệ.
CEO Facebook Mark Zuckerberg.
Dự luật được biết đến với tên Mind Your Own Business đe dọa bỏ tù các lãnh đạo công nghệ tối đa 20 năm nếu công ty của họ bị phát hiện gian dối trong lạm dụng thông tin cá nhân của người dùng Mỹ. Dự luật còn đề xuất tiền phạt đặc biệt gắn với lương của lãnh đạo.
Đây là dự luật được Thượng Nghị sỹ đảng Dân chủ Ron Wyden đưa ra. Mind Your Own Business Act mang đến cho Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ (FTC) quyền lực mới trong việc phạt các công ty vi phạm tối đa 4% doanh thu hàng năm.
Wyden là nhà phê bình Facebook nổi tiếng, người chỉ trích thỏa thuận 5 tỷ USD giữa mạng xã hội và FTC để dàn xếp vụ bê bối Cambridge Analytica. "Trừng phạt nhẹ nhàng từ FTC không hiệu quả, vì vậy theo dự luật của tôi, anh ta (Mark Zuckerberg) phải đối mặt với án tù vì lừa dối chính phủ".
Dự luật của ông Wyden được mở rộng dựa trên dự thảo mà các thượng nghị sỹ bàn bạc mùa thu 2018. Nó yêu cầu các hãng công nghệ cung cấp giải pháp "một thao tác" cho người dùng thoát khỏi việc bị theo dõi, chia sẻ hay bán thông tin cá nhân, đặc biệt đối với quảng cáo mục tiêu.
Theo ITC News
Đi sau Huawei, Mỹ muốn mua bản quyền công nghệ 5G? Một lãnh đạo của Huawei thông tin, các công ty Mỹ kỳ vọng mua bản quyền công nghệ 5G của Huawei. Các công ty công nghệ Mỹ được cho là thừa sức phát triển công nghệ 5G nhưng nay lại được Huawei tiết lộ rằng đang tìm cách mua bản quyền của Huawei. Phó Chủ tịch cấp cao của Huawei Vincent Pang Phó...