Đây là lý do SKT chọn Kayle đường dưới ở CKTG 2019
Trận đấu thắng lợi trước Fnatic ngày hôm qua của SKT, ngoài dấu ấn rất lớn của Faker với con bài Tristana bất tử, thì việc để cho một người thuần đánh xạ thủ như Teddy sử dụng Kayle đường dưới cũng khiến nhiều người bất ngờ.
Vậy lý do cho sự lựa chọn này là gì?
Trận đấu giữa SKT và Fnatic trong ngày khai mạc của CKTG đã được bắt đầu với một sự bất ngờ lớn khi SKT quyết định khóa vào Kayle. Tuy nhiên, không những lựa chọn vị tướng này, SKT quyết định đưa vị tướng này xuống khu vực đường dưới nằm trong tay Teddy. Teddy – một con quái vật trong khả năng sử dụng các xạ thủ truyền thống như Ezreal hay Varus sẽ không thể sử dụng khả năng tấn công tầm xa của Kayle cho đến lúc vị tướng này đạt được cấp độ 6. Mặc dù vậy, cô nàng này vẫn là người chiếm được lợi thế.
Nhìn kỹ hơn về chiến thuật mà SKT sử dụng, ta có thể thấy đây không phải là một sự lựa chọn mà nhiều người muốn sử dụng trong chế độ xếp hạng đơn. Đó là bởi vì họ đã lựa chọn Kayle như một khắc chế cho cặp đôi đường dưới mà Fnatic ưa thích sử dụng là Garen – Yuumi.
Lựa chọn Garen này chả khác gì là vào thế đối với Kayle. Bởi chừng nào cô nàng này chưa bị câm lặng tới từ những tình huống xoay của Garen với kỹ năng E, cô vẫn có thể dễ dàng farm với ngọc Đạo Chích và rồi sau đó thực sự vượt ngoài tầm kiểm soát của đối thủ. Việc này đã dễ thực hiện so với trước khi những thay đổi được diễn ra ở phiên bản 9.17 khi Kayle trở thành một vị tướng đánh xa ngay từ cấp 6 thay vì phải đợi đến cấp 11 như trước kia, điều này sẽ giúp cô nàng sử dụng ngọc tái tổ hợp Đạo Chích một cách đa dạng hơn.
SKT cũng đã nhận ra điều mà nhiều đội ở LEC để thua trước cặp Garen – Yuumi này không nhận ra. Đó là sức mạnh trong giai đoạn đi đường không phụ thuộc vào Garen. Công việc của Garen đơn giản chỉ là một người đàn ông nuôi mèo. Vấn đề ở đây nằm ở Hylissang – người chơi xuất sắc nhất trong đội hình của Fnatic với khả năng tạo đột biến trong lúc Rekkles lao lên. Với sự lựa chọn Kayle, SKT đã cho thấy ý tưởng của họ không phải là để đánh chết Garen trong những tình huống 2 vs 2 ở đường dưới, điều này là để giúp Teddy trở thành một con bài không thể bị ngăn lại trong giai đoạn sau.
SKT cũng đã thi đấu hết sức thông minh khi luôn tìm cách làm thế nào để có thể tập trung xuống đường dưới với đủ cả 5 người. Họ chủ động xâm lăng rừng đối thủ ngay từ cấp 1, tạo lợi thế sớm cho Teddy. Để rồi sau đó, khi Fnatic đã sử dụng hết toàn bộ phép bổ trợ Dịch Chuyển, SKT ngay lập tức sử dụng đồng thời hai Dịch Chuyển xuống khu vực đường dưới để giúp cho Kayle lăn cầu tuyết.
Video đang HOT
Vậy phải chăng bạn cũng nên dùng vị tướng này trong những trận đấu xếp hạng? Nếu không phải là Garen đi cùng đường với bạn, có lẽ câu trả lời sẽ là không. Thậm chí, bạn sẽ không thể có được chiến thắng nếu đội bạn không hỗ trợ bạn đủ tốt như cách SKT đã làm. Vì vậy, tốt nhất là để sự lựa chọn này cho những người chơi có tay nghề cao.
Theo GameTV
LMHT: Dùng Kayle đường dưới, SKT hủy diệt Fnatic trong trận đấu đầu tiên tại Vòng Bảng CKTG 2019
Fnatic đã không có cơ hội tạo ra bất ngờ.
SK Telecom T1 đã vùi dập Fnatic trong trận đấu mở màn Vòng Bảng CKTG 2019 vừa kết thúc cách đây ít giờ.
Nguồn ảnh Facebook SKT
SKT bước vào CKTG 2019 với tâm lý phải chứng minh được điều gì đó. Đội tuyển duy nhất sở hữu ba lần vô địch CKTG đã quay trở lại đấu trường LMHT danh giá nhất hành tinh kể từ trận Chung kết năm 2017.
Họ cán đích hạng tư tại LCK Mùa Xuân, xếp hạng bảy tại giải đấu Mùa Hè và không đủ điều kiện giành vé tới CKTG trong cùng năm ngoái. Và giờ thì LCK đã lại thống trị LCK trong suốt mùa giải 2019 và trở thành niềm hy vọng số một của LMHT Hàn Quốc tại CKTG.
Ngay từ giai đoạn Cấm/Chọn, SKT đã cho thấy vị thế "cửa trên" so với Fnatic. Trong khi Fnatic khởi đầu với cặp đôi đường dưới Garen-Yuumi thì SKT lại đáp trả lại bằng hai vị tướng có thiên hướng đi đường an toàn Kayle-Nautilus.
Thêm vào đó, SKT chiếm lợi thế trong những sự lựa chọn "kèo" đấu đường đơn, ngăn cho Fnatic không thể vượt lên.
Trong suốt trận đấu, đi rừng Kim "Clid" Tae-min bên phía không ngừng gây áp lực lên đường giữa, tạo điều kiện cho Lee "Faker" Sang-hyeok thoải mái đảo đường.
Ngược lại, Fnatic đã lên kế hoạch thắng đường dưới với cặp Garen-Yuumi. Nhưng chiến thuật này đã nhanh chóng bị SKT "bắt bài" khi lấy được điểm Chiến Công Đầu ngay sau pha giao tranh ác liệt ở đường dưới.
SKT vượt lên dẫn trước ngay từ sớm và chủ động chơi xoay quanh hang Baron. Fnatic đã không có lựa chọn nào khác để đáp trả lại những tình huống ép Baron của SKT. Mặc dù vẫn ngang ngửa trong những pha giao tranh nhưng Fnatic chưa bao giờ giành lại được thế trận vốn đã nằm trong tay SKT.
Có được bùa lợi Baron và thắng giao tranh mấu chốt, SKT tràn thẳng vào căn cứ địch và đánh sập Nhà Chính Nexus.
Kể từ khi giành ngôi Á quân tại CKTG 2018, Fnatic vẫn luôn núp dưới cái bóng quá lớn của G2 Esports ở LEC 2019. Trong cả hai giải đấu LEC Mùa Xuân và Mùa Hè gần đây nhất, Fnatic luôn xếp sau G2.
Và bước vào chiến dịch CKTG năm nay, mục tiêu của Fnatic không chỉ là có mặt ở trận Chung kết. Nhưng rõ ràng họ cần phải thể hiện nhiều hơn sau thất bại trước SKT.
Vào ngày mai (13/10), SKT sẽ chạm trán Royal Never Give Up vào lúc 19g00. Ngay sau đó, Fnatic sẽ lên sàn đấu để đụng độ Clutch Gaming.
Theo game sao
CKTG 2019: SKT khởi đầu suôn sẻ với quân bài Tristana Trận đầu tiên của vòng Bảng CKTG 2019 chính là cuộc đối đầu của SKT và FNC - hạt giống số 2 của châu Âu. Faker và đồng đội đã có màn trình diễn vô cùng thuyết phục. Ngay từ giai đoạn cấm chọn, SKT ngoài những lượt cấm truyền thống như Pantheon, Syndra, cũng đã lựa chọn những con bài rất mới...